Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

¨A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHƯƠNG II :

  Nghiên cứu chương II cần nắm vững :

¨  Đường lối, chủ trương và quá trình tổ chức thực hiện đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn lịch sử 1930-1945 qua ba phong trào đấu tranh lớn để đi đến giành chính quyền về tay nhân dân .

¨  Cách mạng tháng Tám 1945 được Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, nổ ra và giành thắng lợi với phương châm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” .

ppt 64 trang thamphan 3440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)

  1. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 7 Nội dung luận cương : Phân tích tình hình, đặc điểm của xã hội Đông Dương, Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã chỉ ra những nội dung cơ bản của cuộc cách mạng tư sản dân quyền ở Đông Dương gồm sáu luận điểm sau :  Mâu thuẫn xã hội: theo Luận cương mâu thuẩn đang diễn ra gay gắt trong xã hội Đông Dương giữa “thợ thuyền, dân cày, và các phần tử lao khổ với địa chủ phong kiến và tư bản đế quốc” Cụ thể đó là mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân, tầng lớp tiểu tư sản với địa chủ phong kiến và tư bản .
  2. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 9  Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: “đánh đế quốc làm cho Đông Dương độc lập, đánh phong kiến thực hành triệt để ruộng đất” Xác định quan hệ hai nhiệm vụ chiến lược khăng khít, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau nhưng Luận cương lại nhấn mạnh nhiệm vụ giai cấp (chống phong kiến) cao hơn nhiệm vụ dân tộc (chống đế quốc), coi “vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền, là cơ sở để Đảng giành quyền lãnh đạo dân cày” .  Lực lượng cách mạng :  Động lực là giai cấp công nhân và giai cấp nông dân do giai cấp công nhân lãnh đạo .  Lực lượng của cách mạng chỉ mở rộng đến tầng lớp tiểu tư sản mà “chủ yếu là các phần tử lao khổ ở đô thị như người bán hàng rong, thợ thủ công nhỏ, trí thức thất nghiệp” mới đi theo CM.
  3. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 11  Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đảng: khẳng định cách mạng Việt Nam phải do Đảng Cộng sản Việt Nam lảnh đạo. Để giữ vai trò lãnh đạo cách mạng phải :  Có đường lối chính trị đúng, kỷ luật tập trung, thường xuyên liên hệ mật thiết với quần chúng .  Dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác Lênin .  Đại biểu cho quyền lợi của giai cấp vô sản Đông Dương, thực hiện mục tiêu của Đảng là chủ nghĩa Cộng sản .
  4. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : a. Luận cương chính trị tháng 10/ 1930 : 13 Nguyên nhân đưa đến hạn chế của Luận cương :  Thứ nhất : chưa nắm vững những đặc điểm của xã hội Việt Nam thuộc địa nửa phong kiến .  Thứ hai : nhận thức giáo điều, máy móc mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp trong cách mạng thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng của khuynh hướng “tả”, nhấn mạnh đấu tranh giai cấp của Quốc tế Cộng sản và các Đảng anh em . Do mặt hạn chế trên, hội nghị Trung ương lần thứ I của Đảng đã không chấp nhận những quan điểm mới, sáng tạo độc lập, tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Đường cách mạng, chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt đã được thông qua trong hội nghị thành lập Đảng .
  5. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng 15 (thời kỳ 1932 – 1935)  Lúc phong trào cách mạng đang dâng cao, đế quốc Pháp đã thẳng tay khủng bố, đàn áp hòng dập tắt phong trào cách mạng, tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông Dương:  Hàng ngàn chiến sỹ Cộng sản, hàng vạn quần chúng yêu nước bị bắt, bị tù đày, bị đế quốc giết hại.  Cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương bị phá vỡ, toàn bộ Ban Chấp hành Trung ương bị bắt. Các phiên tòa đặc biệt của chính quyền thực dân được mở ra để xét xử những người cách mạng . Sự khủng bố của kẻ thù không làm những người cách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng, nhiều cuộc đấu tranh vẫn nổ ra, nhiều chi bộ Đảng trong nhà tù được thành lập. Hệ thống tổ chức của Đảng từng bước được hồi phục .
  6. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 1. Trong những năm 1930 – 1935 : b. Chủ trương khôi phục Đảng và phong trào cách mạng 17 (thời kỳ 1932 – 1935) Ngoài ra Chương trình hành của Đảng còn đề ra yêu cầu cho từng giai cấp và các tầng lớp nhân dân, chủ trương mở rộng ảnh hưởng của Đảng, củng cố, phát triển các đoàn thể quần chúng . → Những yêu cầu chính trị trước mắt cùng với biện pháp tổ chức đấu tranh được vạch ra trong Chương trình hành động năm 1932 của Đảng Cộng sản Đông Dương phù hợp với điều kiện lịch sử lúc bấy giờ. Nhờ vậy phong trào cách mạng và hệ thống tổ chức của Đảng nhanh chóng được khôi phục .
  7. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930-1939 : 2. Trong những năm 1936-1939 : a. Hoàn cảnh lịch sử : 19 Tình hình thế giới : nổi lên 3 vấn đề chính  Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa 1929-1933 làm cho mâu thuẫn nội tại trong lòng chủ nghĩa tư bản trở nên gay gắt, phong trào cách mạng của quần chúng dâng cao .  Chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh phát xít đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế .  Đại hội VII Quốc tế Cộng sản (7/1935) tại Liên Xô :  Quốc tế Cộng sản xác định kẻ thù trước mắt của cách mạng thế giới là chủ nghĩa phát xít .
  8. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : a. Hoàn cảnh lịch sử : 21  Tình hình trong nước : - Tác động của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa 1929- 1933 đến đời sống của tất cả các giai cấp và tầng lớp nhân dân, chính sách vơ vét, bóc lột bót nghẹt quyền tự do dân chủ, khủng bố, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta do bọn thực dân phản động ở Đông Dương gây ra. Tất cả các giai cấp và tầng lớp xã hội đều căm thù thực dân, đế quốc, đều có chung nguyện vọng trước mắt là đòi những quyền tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. - Hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng đã được khôi phục .
  9. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 23 - Chủ trương đấu tranh đòi quyền dân chủ, dân sinh được 4 hội nghị Trung ưong của Đảng vạch ra ở : Hội nghị Trung ương II ( tháng 6/ 1936) ở Thượng Hải (Trung Quốc) Hội nghị Trung ương III ( tháng 3/ 1937) Hội nghị Trung ương IV ( tháng 9/ 1937) Hội nghị Trung ưong V ( tháng 3/ 1938) . Xác định tính chất và nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương không thay đổi nhưng yêu cầu cấp thiết trước mắt của các tầng lớp nhân dân là tự do, dân chủ và cải thiện đời sống. Nhiệm vụ của Đảng là phải nắm lấy yêu cầu đó phát động quần chúng đấu tranh tạo tiền đề đưa cách mạng đi lên . . Kẻ thù nguy hại trước mắt của cách mạng là bọn phản động thuộc địa và tay sai của chúng . . Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình .
  10. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 25  Nhận thức mới về mối quan hệ 2 nhiệm vụ dân tộc và giai cấp : Từ thực tế lãnh đạo đấu tranh đòi Đảng đã nhận thức lại mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ của cách mạng Đông Dương thể hiện trong văn kiện “Chung quanh vấn đề chính sách mới của Đảng Cộng sản Đông Dương”(10/1936): “Cuộc dân tộc giải phóng không nhất định phải kết hợp chặt chẽ với cuộc cách mạng điền địa. Nghĩa là không thể nói rằng muốn đánh đổ đế quốc phải phát triển cách mạng điền địa, muốn giải quyết vấn đề điền địa thì phải đánh đổ đế quốc. Lý thuyết ấy có chỗ không xác đáng” “Nói tóm lại nếu phát triển cuộc đấu tranh chia đất mà ngăn trở cuộc đấu tranh phản đế thì phải lựa chọn vấn đề nào quan trọng hơn mà giải quyết trước. Nghĩa là chọn đích nhân chính nguy hiểm nhất để tập trung lực lượng của dân tộc mà đánh cho được toàn thắng” (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng.Nxb.CTQG.Hà Nội.2000.t6.tr152)
  11. I. Chủ trương đấu tranh từ 1930 – 1939 : 2. Trong những năm 1936 -1939 : b. Chủ trương và nhận thức mới của Đảng : 27 Ý nghĩa chủ trương thời kỳ này :  Các chủ trương vạch ra thời kỳ này đã giải quyết đúng đắn 4 mối quan hệ :  Quan hệ giữa mục tiêu chiến lược lâu dài với mục tiêu cụ thể trước mắt  Quan hệ giữa liên minh công nông và mặt trận dân tộc rộng rãi  Quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp  Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới, cách mạng Pháp .
  12. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : a.Tình hình thế giới và trong nước : 29 Thế giới: Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ : Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, hai ngày sau Anh, Pháp tuyên chiến với Đức, châu Âu lần lượt rơi vào tay phát xít Đức .  Ở Pháp : Bọn cầm quyền lao vào vòng chiến, đàn áp phong trào dân chủ ở trong nước và cách mạng ở thuộc địa .  Mặt trận nhân dân Pháp tan vỡ  Đảng Cộng sản Pháp bị đặt ra ngoài vòng pháp luật Tháng 4/1940 chính phủ Pháp đầu hàng Đức.  Ngày 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô, tính chất của chiến tranh thay đổi từ chiến tranh đế quốc với đế quốc sang chiến tranh giữa lực lượng dân chủ do Liên Xô làm trụ cột với phát xít do Đức cầm đầu .
  13. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : a.Tình hình thế giới và trong nước : 31  Lợi dụng Pháp thua Đức, ngày 22/9/1940 phát xít Nhật vào xâm lược Đông Dương, Pháp đầu hàng Nhật, nhân dân Đông Dương một cổ hai tròng, hai tên đế quốc, phát xít câu kết thống trị . → Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết .
  14. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 33 Một là : Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu Đưa giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Đảng ta căn cứ vào mâu thuẫn cơ bản chủ yếu phải giải quyết của xã hội Việt Nam giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp, Nhật . “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm không đòi lại được . (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.Nxb CTQG.Hà Nội.2000.tr113)
  15. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 35 Hai là Thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết, tập hợp rộng rãi lực lượng của toàn dân tộc . Hội nghị Trung ương lần thứ VI (1939) quyết định thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương thời kỳ 1936-1939, Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (1941) chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương . Đảng cũng quyết định đổi tên các Hội phản đế thành các Hội cứu quốc như Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Thanh niên cứu quốc cho phù hợp với tình hình thực tế .
  16. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : b. Nội dung chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 37  Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở nước ta được Đảng xác định là “phải chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm cơ hội thuận lợi để từ khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương mở đường tiến lên Tổng khởi nghĩa”.  Chú trọng công tác xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ và công tác vận động quần chúng.
  17. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 1.Hoàn cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược : 39  Sau hội nghị VIII (5/1941) Nguyễn Ái Quốc gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất đánh đuổi Pháp, Nhật, tiếp tục khẳng định nhiệm vụ trên hết của cách mạng Việt Nam là nhiệm vụ giải phóng dân tộc : “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy. Chúng ta phải đoàn kết lại đánh đổ bọn đế quốc và bọn Việt gian đặng cứu giống nòi ra khỏi nước sôi, lửa bỏng” (Hồ Chí Minh toàn tập.Nxb. CTQG.Hà Nội.2000.t3.tr 8)  Ngày 25/10/1941 Mặt trận Việt Minh thành lập với 10 chính sách ích nước, lợi dân. Sự phát triển và lan tỏa của Mặt trận đã lôi kéo các tổ chức chính trị ra đời và tham gia vào Mặt trận. Tháng 6/ 1944 Đảng dân chủ Việt Nam ra đời .  Việt Minh tập hợp đông đảo quần chúng, rèn luyện họ để chuẩn bị cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc, giành chính quyền .
  18. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : a. Phát động cao trào khángNhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa từng phần : 41 Cao trào kháng Nhật cứu nước  Hoàn cảnh lịch sử :  Đầu 1945 chiến tranh thứ 2 đi vào giai đoạn kết thúc, Hồng quân Liên Xô đang tiến vào sào huyệt của chủ nghĩa phát xít ở Béc lin.  Mâu thuẫn Nhật, Pháp ở Đông Dương. đảo chính đêm ngày 9/3/1945, Nhật lật Pháp nắm chính quyền . Thường vụ Trung uơng Đảng họp Hội nghị ở Đình Bảng (Bắc Ninh) nội dung được ghi trong bản chỉ thị lịch sử “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/ 3/1945.
  19. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : a . Phát động cao trào khángNhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa 43từng phần :  Phát động cao trào chống Nhật cứu nước làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, thay hình thức tuyên truyền, hình thức đấu tranh cho phù hợp như : ◼ Bãi công chính trị, biểu tình tuần hành, phá kho thóc v.v ◼ Xây dựng các đơn vị tự vệ, cứu quốc  Phương châm đấu tranh là phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, mở rộng căn cứ địa cách mạng .  Dự kiến điều kiện thuận lợi để phát động Tổng khởi nghĩa (thời cơ) : ◼ Khi quân Đồng minh vào Đông Dương đánh Nhật, quân Nhật ra ngăn cản quân đồng minh để phía sau sơ hở . ◼ Cách mạng Nhật bùng nổ, Nhật mất nước (như Pháp năm 1940), quân đội Nhật mất tinh thần (bại trận) .
  20. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : a . Phát động cao trào khángNhật cứu nước và đẩy mạnh khởi nghĩa 45từng phần :  15/ 4/ 1945 Hội nghị quân sự Bắc kỳ do Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập . ◼ Xác định nhiệm vụ quân sự trên hết ◼ Thống nhất lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân ◼ Quyết định xây dựng 7 chiến khu trong cả nước và phát triển lực lượng vũ trang, bán vũ trang .  Ngày 4/6/1945 khu giải phóng Việt Bắc gồm 7 tỉnh được thành lập  Lúc phong trào đang phát triển thì nạn đói hoành hành dữ đội ở miền Bắc nguyên nhân do Nhật, Pháp gây ra đưa đến hơn 2 triệu đồng bào chết đói. Khẩu hiệu “phá kho thóc giải quyết nạn đói” đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nhân dân, “động viên được hàng triệu quần chúng bước lên trận tuyến cách mạng” .
  21. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa : 47  Nêu nguyên tắc để chỉ đạo khởi nghĩa là tập trung, thống nhất, kịp thời  Quyết định những chính sách quan trọng về đối nội, đối ngoại : Đối nội : lấy 10 chính sách của Mặt trận Việt Minh làm chính sách cơ bản của chính quyền cách mạng . Đối ngoại : thực hiện thêm bạn, bớt thù, lợi dụng mâu thuẫn giữa Pháp, Anh, Mỹ, Tưởng .  Cử ra Ủy ban khởi nghĩa do Trường Chinh làm chủ tịch  Đêm 13/8/1945 Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra lệnh khởi nghĩa .  Ngày 16/ 8/ 1945 tại Tân Trào (Tuyên Quang) Đại hội quốc dân tán thành chủ trương khởi nghĩa của Đảng và 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch .
  22. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : b. Chủ trương phát động Tổng khởi nghĩa : 49  Ngày 23/8 Huế giành chính quyền .  Ngày 25/8 Sài Gòn giành chính quyền .  Ngày 28/8 nơi chậm nhất là các hải đảo xa xôi, vùng rẻo cao dân tộc ít người chính quyền đã về tay nhân dân .  Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tuyên bố trước quốc dân và toàn thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời .
  23. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 51 của cách mạng tháng Tám :  Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa đấu tranh giành độc lập tự do . Đánh giá ý nghĩa của cách mạng tháng Tám, Hồ Chí Minh viết : “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào mà giai cấp lao động và nhân dân bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền” (Hồ Chí Minh toàn tập.Nxb.CTQG.Hà Nội.t6.tr159)
  24. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 53 của cách mạng tháng Tám : Bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Tám : Một : Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến . Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc không tách rời chống phong kiến nhưng qua ba cao trào cách mạng Đảng nhận thức chống đế quốc là nhiệm vụ chủ yếu, chống phong kiến phải phục tùng chống đế quốc và phải thực hiện từng bước. Khi thời cơ xuất hiện Đảng chủ trương tập trung mũi nhọn vào giải phóng dân tộc giành chính quyền Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của sự kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến .
  25. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 55 của cách mạng tháng Tám : Ba : Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù : Những mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù được Đảng lợi dụng trong thời kỳ này :  Mâu thuẫn giữa đế quốc và phát xít .  Mâu thuẫn giữa đế quốc với một bộ phận địa chủ, phong kiến .  Mâu thuẫn trong nội bộ ngụy quyền tay sai Pháp, Nhật . Nhờ lợi dụng được các mâu thuẫn đó mà cách mạng nhanh chóng giành được thắng lợi và ít đổ máu .
  26. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 57 của cách mạng tháng Tám : Năm : Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, nghệ thuật chọn thời cơ . Coi khởi nghĩa là nghệ thuật vì vậy Đảng chủ trương phải vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, kinh nghiệm của cách mạng thế giới và tổng kết kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam để dự kiến đúng thời cơ cho khởi nghĩa. Đảng, Bác Hồ đã chỉ rõ những điều kiện, thời cơ cho Tổng khởi nghĩa nổ ra và thắng lợi .
  27. II. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939-1945 : 2. Chủ trương phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền : c. Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm 59 của cách mạng tháng Tám : Sáu : Xây dựng Đảng :  Về chính trị: thường xuyên bổ sung phát triển đường lối cho phù hợp với thực tế cách mạng .  Chăm lo công tác tổ chức, công tác cán bộ .  Chăm lo công tác Mặt trận, xây dựng Mặt trận .
  28. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương II: 61 Đề tài thảo luận chương II :  Đề tài 1 : Quá trình hình thành, phát triển, nội dung cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc trong thời kỳ 1930-1945 của Đảng Cộng sản Việt Nam .  Đề tài 2 : Những bài học kinh nghiệm của Đảng trong cách mạng tháng Tám Gợi ý trả lời câu hỏi ôn tập chương II : Câu 1 : Làm rõ 2 nội dung sau :  Nêu và phân tích 6 nội dung cơ bản của Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng .  Nêu lên 2 hạn chế của Luận cương và nguyên nhân dẫn đến hạn chế .
  29. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương II: 63 Gợi ý đề tài thảo luận chương II : Đề tài 1 : Quá trình hình thành, phát triển và những nội dung cơ bản của đường lối giải phóng dân tộc trong thời kỳ 1930 1945 .  Khái quát hoàn cảnh ra đời, quá trình bổ sung, phát triển, nội dung cơ bản của đường lối cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1939 :  Luận cương chính trị tháng 10/1930  Đường lối giai đoạn 1932-1935 ◼ Bản chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương . ◼ Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ I (1935)