Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương mở đầu + Chương 1

¨I. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu :
  1. Đối tượng nghiên cứu :
  a. Khái niệm Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam :

Trong tiến trình của cách mạng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong đó hoạt động lãnh đạo của Đảng là công việc quan trọng bậc nhất mà vấn đề cơ bản trước hết là đề ra đường lối và hoạch định đường lối.

  à Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam.

ppt 86 trang thamphan 30/12/2022 2660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương mở đầu + Chương 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương mở đầu + Chương 1

  1. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 1. Hoàn cảnh quốc tế : b. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin : 29  Do yêu cầu bức thiết của giai cấp công nhân phải có lý luận dẫn đường để đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, cuối TKXIX Các Mác và Ănghen đã sáng lập ra CN Mác sau đó Lênin đã phát triển thành chủ nghĩa Mác Lênin. Chủ nghĩa Mác Lênin chỉ cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động những nhiệm vụ cơ bản:  Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tổ chức ra Đảng Cộng sản. Lênin chỉ rõ: “giai cấp nào muốn thống trị xã hội, giai cấp đó phải tổ chức ra đội tiên phong của mình” .
  2. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 1. Hoàn cảnh quốc tế : b.Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Mác Lênin : 31  Đầu thế kỷ XX chủ nghĩa Mác Lênin truyền bá vào Việt Nam đã làm cho phong trào yêu nước, phong trào công nhân chuyển sang khuynh hướng của cách mạng vô sản và phát triển mạnh mẽ. Sự ra đời lần lượt của các tổ chức cộng sản và đỉnh cao là sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 2/1930.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam, coi chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nói về vai trò chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa Mác Lênin đã lay chuyển, lôi cuốn quần chúng nhân dân và cả những phần tử ưu tú, tích cực ở các nước thuộc địa vào phong trào cộng sản” (Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb CTQG Hà Nội 2002. t 2, tr 137)
  3. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 1. Hoàn cảnh quốc tế : 33 c.Tác động của cách mạng tháng Mười Nga 1917 và Quốc tế Cộng sản : Đối với các dân tộc thuộc địa, cách mạng tháng Mười Nga đã nêu tấm gương trong việc giải phóng các dân tộc bị áp bức Đánh giá ý nghĩa của cách mạng tháng Mười, Nguyễn Ái Quốc viết : “Cách mạng tháng Mười như tiếng sét thức tỉnh nhân dân châu Á tỉnh giấc mơ hàng thế kỷ nay”, “cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnnh thành công thì phải dân chúng (chỉ công, nông) làm gốc, phải có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất , nói tóm lại phải làm theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” (Đảng CS Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb CTQG . Hà Nội 1998. t1, tr 39)
  4. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : Hoàn cảnh đất nước nổi lên 3 điểm chính : 35 - Chính sách cai trị của thực dân Pháp . - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX . - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản . a. Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp : Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau khi dập tắt các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, Pháp từng bước thiết lập bộ máy thống trị.  Về chính trị : Pháp áp đặt chế độ cai trị thực dân ; ◼ Tước bỏ mọi quyền lực đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn ◼ Chia nước ta thành 3 xứ, thực hiện ở mỗi xứ một chế độ cai trị (Bắc Kỳ,Trung Kỳ là thuộc địa, còn Nam Kỳ là tự trị) ◼ Câu kết phong kiến để bóc lột kinh tế và áp bức chính trị.
  5. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : a Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân 37Pháp :  Về văn hóa: thực dân Pháp thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa, chính sách văn hóa thực dân như duy trì các thủ tục lạc hậu, làm cho ngu dân để dễ bề thống trị Lên án chế độ thuộc địa về văn hóa của đế quốc Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết : “Chúng tôi không những bị áp bức bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm bằng thuốc phiện, bằng rượu cồn” (Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb.CTQG.Hà Nội.2002.t1.tr22.23)
  6. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : a Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp : 39  Giai cấp công nhân Việt Nam : ra đời từ khai thác thuộc địa lần thứ I (1897-1914), tập trung phần lớn ở các thành phố và vùng mở như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Quảng Ninh Ngoài đặc điểm chung, công nhân VN còn có đặc điểm riêng là : ◼ Đa số xuất thân từ nông dân vì vậy công nhân có quan hệ trực tiếp và chặt chẽ với nông dân . ◼ Bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề . ◼ Sớm tiếp thu lý luận cách mạng, sớm tổ chức ra chính Đảng độc lập và trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng. Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam đồng chí Lê Duẩn viết : “Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, vừa lớn lên đã sớm tiếp thu ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác Lênin, nhanh chóng trở thành lực lượng chính trị tự giác, thống nhất khắp Bắc,Trung, Nam” (Lê Duẩn .Tuyển tập. Nxb CTQG Hà Nội.2008.t2.tr551)
  7. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : 41 a Xã hội Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp : Đánh giá vai trò của tầng lớp tiểu tư sản đồng chí Lê Duẩn viết : “Họ tỏ ra thức thời và vô cùng nhạy cảm với thời cuộc. Được phong trào cách mạng rầm rộ của công nông thức tỉnh và cổ vũ, họ bước vào hàng ngũ cách mạng ngày càng đông và đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh của nhân dân, nhất là ở thành thị” (Lê Duẩn toàn tập. Nxb CTQG Hà Nội. 2008. tr 557) Tóm lại: Chính sách thống trị của thực dân Pháp tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội .
  8. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư 43 sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX  Phong trào Cần Vương (1885-1896) :  Mở đầu phong trào Cần Vương là lời hịch “phò vua cứu nước” của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết từ kinh thành Huế ngày 13/7/ 1885 .  Phong trào Cần Vương kéo dài 11 năm ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và kết thúc vào năm 1896 khi cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng ở Nghệ Tĩnh thất bại .  Phong trào nông dân Yên Thế ở Bắc Giang nổ ra từ 1881 kéo dài 32 năm. Nghĩa quân do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo đã đánh thắng nhiều trận, gây cho Pháp nhiều khó khăn nhưng cuối cùng bị thất bại vào năm 1913 .  Trong chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) cũng nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta nhưng không giành được thắng lợi .
  9. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và 45 tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX  Xu hướng dùng phương pháp bạo động để giành độc lập cho dân tộc mà đại biểu là Phan Bội Châu Phan Bội Châu đi từ lập trường quân chủ lập hiến sang lập trường dân chủ tư sản (từ phong trào Đông Du 1905 đến Việt Nam quang phục hội 1911) nhưng tất cả đều đi đến thất bại . Cuối đời Phan Bội Châu cũng chịu ảnh hưởng của cách mạng Tháng Mười Nga, của chủ nghĩa Mác Lê nin . Đánh giá vai trò Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc viết : “Phan Bội Châu là tiêu biểu cho chủ nghĩa quốc gia” (Hồ Chí Minh toàn tập.Nxb.CTQG Hà Nội.2002.t3.tr35)
  10. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 47  Ngoài ra thời kỳ này còn có các phong trào : ◼ Đông kinh nghĩa thục (1907) ◼ Phong trào tẩy chay “khánh trú” (1919) ◼ Phong trào chống độc quyền xuất khẩu ở Sài Gòn năm 1923 và các phong trào đấu tranh đòi cải cách dân chủ  Từ trong các phong trào đấu tranh trên lần lượt ra đời các tổ chức, đảng phái :  Đảng Lập Hiến (1923)  Đảng Thanh niên (3/1926)  Đảng Thanh niên Cao Vọng (1926)  Việt Nam Nghĩa Đoàn (1925) đến tháng 7/1928 tổ chức này đổi thành Tân Việt cách mạng Đảng .  Việt Nam quốc dân Đảng (12/1927) → Các đảng phái chính trị tư sản và tiểu tư sản trên đã thúc đẩy phong trào yêu nước chống Pháp trong đó vai trò của “Tân Việt cách mạng Đảng” và “Việt Nam quốc dân Đảng” .
  11. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và 49 tư sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX  Việt Nam quốc dân Đảng : Là đảng chính trị của tầng lớp tiểu tư sản và tư sản Việt Nam theo xu hướng dân chủ tư sản, mục tiêu đánh Pháp, lật đổ phong kiến, thiết lập nền dân quyền. Hoạt động nặng về bạo động, ám sát cá nhân nên sau vụ ám sát trùm mộ phu Ba Danh của Pháp ( tháng 12/1929) đảng bị đế quốc Pháp khủng bố dữ dội, ở nhiều nơi tổ chức bị tan vỡ. Trước tình thế nguy cấp, lãnh đạo của đảng đã phát động cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2/ 1930) nhưng bị thực dân Pháp dập tắt . Vai trò lịch sử của Việt Nam quốc dân Đảng kết thúc sau khởi nghĩa Yên Bái .
  12. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : b. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và tư 51 sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có ý nghĩa quan trọng là :  Nó là sự nối tiếp truyền thống dân tộc .  Tạo ra cơ sở xã hội cho việc tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, quan điểm cách mạng của Hồ Chí Minh . Phong trào yêu nước trở thành một trong ba thành tố dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam .  Sự thất bại của các phong trào yêu nước chống thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chứng tỏ con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản đã bế tắc. Cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo . Nhiệm vụ lịch sử đặt ra là phải tìm một con đường cách mạng mới, một giai cấp có đủ uy tín và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi .
  13. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : 53 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc (1911- 1920) ◼ Người đã tìm hiểu kỹ các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới ◼ Đánh giá cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Mỹ (1776) , cách mạng Pháp (1789) . ◼ Nhận rõ những hạn chế của cách mạng tư sản và đi đến khẳng định “cách mạng tư sản là chưa đến nơi”, cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc cho nhân dân các nước và dân tộc Việt Nam được . ◼ Sau khi tìm hiểu cách mạng tháng Mười Nga1917: Nguyễn Ái Quốc rút ra từ cách mạng tháng Mười Nga : “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng hạnh phúc, tự do, bình đẳng thật sự”(ĐCSVN.Văn kiện Đảng Nxb CTQG Hà Nội1998.t 1.tr39)
  14. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : 55 c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : Tổng kết lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận : “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” . (Hồ Chí Minh toàn tập.Nxb.CTQG.Hà Nội.2002.t9.tr 314)  Từ năm 1921 trở đi, cùng với việc thực hiện nhiệm vụ đối với phong trào Cộng sản quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, vạch ra phương hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam và chuẩn bị các điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam .
  15. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : 57  Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Nguyễn Ái Quốc đã :  Mở lớp huấn luyện chính trị cho cán bộ cách mạng tại số13A đường Văn Minh thành phố Quảng Châu Trung Quốc) .  Hội đã xây dựng nhiều cơ sở cách mạng trong nước .  Thực hiện chủ trương “vô sản hóa” để rèn luyện hội viên (1928) .  Thông qua lớp huấn luyện của Hội, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn những người ưu tú đi đào tạo tại Liên Xô và trường quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc) .  Nguyễn Ái Quốc ra các tờ báo Thanh Niên, Công nông, Lính cách mệnh, Tiền phong để truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam. Tác phẩm Đường cách mệnh xuất bản năm 1927 .
  16. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : 59 Đường cách mệnh của Nguyễn Ái Quốc nêu lên những vấn đề cơ bản của một Cương lĩnh chính trị, chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam . Đường cách mạng có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với cách mạng Việt Nam .  Sự phát triển của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản :  Đầu thế kỷ XX cùng với sự phát triển của phong trào yêu nước theo lập trường tư sản, phong trào công nhân đấu tranh chống lại tư sản thực dân cũng diễn ra từ rất sớm và phát triển mạnh mẽ : ◼ Trong 6 năm (từ 1919-1925) đấu tranh của công nhân chống tư sản thực dân chủ yếu là bãi công, đình công đã diễn ra trên qui mô lớn ở nhiều nơi, kéo dài nhiều ngày trong cả nước .
  17. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : 61  Nét tiêu biểu phong trào đấu tranhh của công nhân và nông dân thời kỳ này là có sự hỗ trợ, đoàn kết lẫn nhau : “Điều đặc biệt và quan trọng nhất trong phong trào cách mạng ở Đông Dương là sự tranh đấu của quần chúng công nông có tính chất độc lập rõ rệt chứ không phải là chịu ảnh hưởng của quốc gia chủ nghĩa như trước nữa” (Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb CTQG.Hà Nội 2008.tr 42.43) → Phong trào công nhân, phong trào yêu nước là tiền đề khách quan làm xuất hiện đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam .
  18. I. Hoàn cảnh lịch sử ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam : 2. Hoàn cảnh trong nước : c. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản : 63  Bị tác động mạnh mẽ bởi sự ra đời của Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt đã đứng ra thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn vào tháng 9/1929 . Trong một thời gian ngắn nước ta lần lượt xuất hiện 3 tổ chức cộng sản, các tổ chức cộng sản đều giương cao ngọn cờ chống đế quốc, phong kiến đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng, nhưng hoạt động của các tổ chức lại phân tán, chia rẽ dễ bị đế quốc lợi dụng làm suy yếu phong trào . → Yêu cầu bức xúc của cách mạng nước ta là phải thống nhất các tổ chức cộng sản để khắc phục sự chia rẽ, phân tán .
  19. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam : 65  Sự cần thiết và cấp bách phải chấm dứt sự chia rẽ trong phong trào cộng sản ở Việt Nam để thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất là đòi hỏi và nhu cầu bên trong của những người cách mạng Việt Nam. Trước nhu cầu đó :  Quốc tế Cộng sản đã gởi thư yêu cầu những người cộng sản Đông Dương phải thành lập một chính Đảng của giai cấp vô sản, Quốc tế Cộng sản cũngchỉ rõ phương pháp để thành lập Đảng .  Nguyễn Ái Quốc gửi thư đến các tổ chức cộng sản đề nghị phải thống nhất các tổ chức đó lại.Từ Thái Lan Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản . Ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời . (theo Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ III tháng 9/1960)
  20. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 67 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam : Trong5 ngày làm việc (từ ngày3đến7 tháng2/1930) hội nghị đã thảo luận và thông qua 5 điểm lớn do Nguyễn Ái Quốc đề nghị là :  Xóa bỏ mọi thành kiến, hợp tác để thống nhất các tổ chức Cộng sản .  Định tên Đảng là Đảng Cộng sản Việt Nam .  Thảo chương trình, điều lệ sơ lược của Đảng .  Định kế hoạch việc thống nhất các tổ chức Cộng sản ở trong nước.  Cử cơ quan lảnh đạo lâm thời của Đảng .
  21. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 69 1. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam : → Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời thể hiện quá trình vận động, bước phát triển của cách mạng Việt Nam từ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến 3 tổ chức Cộng sản, đến Đảng Cộng sản Việt Nam dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm của Hồ Chí Minh .
  22. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 71 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : * Văn kiện cấu tạo nên cương lĩnh : Là 3 văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và được thông qua trong Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản là :  Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam .  Sách lược vắn tắt của Đảng .  Chương trình tóm tắt, điều lệ vắn tắt của Đảng.
  23. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 73 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng :  Nhiệm vụ của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân :  Về chính trị : ◼ Đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến để làm cho đất nước được độc lập . ◼ Thành lập chính phủ công, nông, binh, quân đội công, nông, binh . Cụ thể về chính trị nhiệm vụ của Đảng là phải đánh đổ đế quốc và phong kiến để giành độc lập cho dân tộc, xây dựng Nhà nước của nhân dân lao động .
  24. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 75  Lực lượng của cách mạng : - Phải đoàn kết đông đảo thợ thuyền, dân cày trong đó dựa chủ yếu vào công nhân và dân cày nghèo . - Tập hợp, lôi kéo các tổ chức quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia (tư tưởng cải lương) .  Liên lạc với tiểu tư sản, trí thức và các tầng lớp xã hội khác .  Lợi dụng, hoặc làm trung lập bộ phận phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản dân tộc, không để bộ phận này đi về phía đế quốc, phong kiến .  Đánh đổ bọn Việt gian, phản động đi với đế quốc chống lại dân tộc Năm nội dung trên là sự sắp xếp lực lượng cách mạng của Đảng một cách khoa học, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của cách mạng. Nó huy động được tất cả các tầng lớp nhân dân trong xã hội dựa trên nền tảng của khối liên minh công, nông .
  25. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 77 2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng :  Quan hệ cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới :  Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới .  Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp . → Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm qua đã chứng minh tính khoa học, tính cách mạng, đúng đắn, tiến bộ của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng .
  26. II. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng : 3.Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và 79 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng :  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của quá trình kết hợp chủ nghĩa Mác Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước . Khái quát quá trình ra đời của Đảng Hồ Chí Minh viết : “Chủ nghĩa Mác Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu nước đã dẫn tới việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương vào năm 1930” (Hồ Chí Minh toàn tập.Nxb. CTQG. Hà Nội.2002. t 10, tr 8)  Đảng ra đời là kết quả của quá trình chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng và tổ chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Đó cũng là sự vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của chủ nghĩa Mác Lênin về Đảng Cộng sản vào hoàn cảnh cụ thể nước ta của Hồ Chí Minh .
  27. D. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương I : 81 Tài liệu tham khảo chương I :  Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội đồng TW chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các môn khoa học Mác Lênin tư tưởng Hồ Chí Minh.Nxb.CTQG.Hà Nội.2002 .  Hồ Chí Minh toàn tập. Nxb. CTQG.Hà Nội. tập 7- 8 .  Thời dựng Đảng. Thép Mới. Nxb Sự thật. Hà Nội 1978 .
  28. Gợi ý câu hỏi ôn tập chương I : 83 Câu 1: Khái quát hoàn cảnh ra đời của Đảng :  Hoàn canh quốc tế tác động như thế nào ?  Hoàn cảnh trong nước : Phân tích các yếu tố sau :  Chính sách khai thác thuộc địa và tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với xã hội Việt Nam .  Phong trào cứu nước theo con đường phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản : ưu điểm, hạn chế của các phong trào đó .  Phong trào yêu nước theo con đường cách mạng vô sản : làm rõ hai ý : ◼ Vai trò của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh . ◼ Sự phát triển của phong trào công nhân và phong trào yêu nước khi được tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin .
  29. Đề tài thảo luận chương I : 85 Đề tài 1 : Cơ sở để khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là tất yếu lịch sử . Đề tài 2 : Tính cách mạng, khoa học, đúng đắn, tiến bộ của Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng .