Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ( 1945-1975 )

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CHƯƠNG III :

Nghiên cứu chương III cần nắm vững :

¨  Đường lối được Đảng Cộng sản Việt Nam vạch ra để lãnh đạo 2 cuộc kháng chiến chống thực dân  Pháp, chống đế quốc Mỹ giành độc lập, tự do cho dân tộc .

¨  Quá trình tổ chức thực hiện đường lối, ý nghĩa lịch sử và những bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đối với Đảng và cách mạng Việt Nam .

ppt 78 trang thamphan 30/12/2022 420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ( 1945-1975 )", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_duong_loi_cach_mang_cua_dang_cong_san_viet_nam.ppt

Nội dung text: Bài giảng môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam - Chương III: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược ( 1945-1975 )

  1. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 21 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến : Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thành từng bước qua thực tiễn đối phó với âm mưu, thủ đoạn của Pháp .  Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, chỉ thị Kháng chiến kiến quốc Đảng xác định kẻ thù chính là Pháp và tập trung mũi nhọn vào kẻ thù đó . Nhân dân Nam Bộ kháng chiến đã làm thất bại âm mưu của Pháp tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam .  Ngày 19/10/1946 trong chỉ thị Công việc khẩn cấp, Đảng cũng nêu lên những công việc cần thiết của cuộc kháng chiến và xác định niềm tin vào thắng lợi của kháng chiến .
  2. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 23 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Tính chất của kháng chiến :  Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài  Kháng chiến có tính chất dân tộc giải phóng và dân chủ .  Chính sách của Kháng chiến :  Đoàn kết chặt chẽ toàn dân tộc  Đoàn kết 3 nước Đông Dương  Đoàn kết với nhân dân Pháp và nhân dân thế giới .  Toàn dân tham gia kháng chiến
  3. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 25 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến : Chính trị :  Đoàn kết toàn dân  Xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền .  Đoàn kết với 3 nước Đông Dương và cách mạng thế giới . Quân sự : thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giành dân, giành đất . Kinh tế :  Tiêu thổ kháng chiến  Xây dựng kinh tế tự cấp, tự túc  Phát triển công, nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp quốc phòng .
  4. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 27 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến : Kháng chiến trường kỳ, dựa vào sức mình là chính :  Phải kháng chiến lâu dài để phát huy “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” của ta, để chuyển hóa tương quan so sánh lực lượng .  Phải dựa vào sức mình là chính vì ta bị bao vây, cô lập chưa có quan hệ với được với một nước nào, mặt khác để không ỷ lại vào bên ngoài phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính . Triển vọng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp : Đảng xác định mặc dù kháng chiến lâu dài, gian khổ, khó khăn nhưng nhất định thành công .
  5. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 29 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Chiến thắng Việt Bắc thu đông1947 đánh bại cuộc hành quân của 12.000 lính viễn chinh lên Việt Bắc, làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp .  Đẩy mạnh xây dựng hậu phương, phát triển chiến tranh du kích .  Chiến thắng Biên giới 1950, giải phóng toàn bộ biên giới phía Bắc, nối liền với phe xã hội chủ nghĩa, chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn phản công .
  6. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 31 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Nội dung Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương  Thảo luận và thông qua báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh  Đại hội ra Nghị quyết chia tách 3 Đảng . Ở Việt Nam đưa Đảng ra hoạt động công khai và đổi tên Đảng thành Đảng lao động Việt Nam .  Báo cáo “Hoàn thành giải phóng dân tộc phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới chủ nghĩa xã hội” của Trường Chinh tại Đại hội được thể hiện trong Chính cương Đảng lao động Việt Nam :
  7. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 33 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Đối tượng của cách mạng :  Là chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và can thiệp Mỹ .  Là phong kiến phản động tay sai đế quốc .  Nhiệm vụ của cách mạng : “Nhiệm vụ cơ bản là đánh đuổi bọn đế quốc xâm lược giành độc lập và thống nhất thật sự cho dân tộc, xóa di tính phong kiến và nửa phong kiến làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội” (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng.Nxb CTQG Hà Nội. 2001.t ập12. tr433) Ba nhiệm vụ trên khăng khít với nhau nhưng hoàn thành giải phóng dân tộc là nhiệm vụ chính .
  8. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 35 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Triển vọng của cách mạng : Đảng ta khẳng định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam nhất định sẽ đưa Việt Nam lên chủ nghĩa xã hội .  Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội : trải qua 3 giai đoạn  Hoàn thành giải phóng dân tộc  Xóa bỏ di tích phong kiến, nửa phong kiến  Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội . Ba giai đoạn trên không tách rời nhau mà mật thiết liên hệ với nhau .
  9. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 37 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Quan hệ quốc tế :  Đứng về phe hòa bình, dân chủ  Tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân thế giới  Đoàn kết với Liên Xô, Trung Quốc và ba nước Đông Dương  Sau Đại hội II, đường lối của đại hội được bổ sung, phát triển ở các hội nghị Trung ương .  Hội nghị Trung ương lần thứ I (3/1951) Đảng chủ trương đẩy mạnh đấu tranh quân sự, xây dựng và tăng cường lực lượng vũ trang 3 thứ quân .
  10. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và 39 xây dựng chế độ dân chủ nhân dân (1946 - 1954) : b. Quá trình hình thành và nội dung đường lối kháng chiến :  Hội nghị Trung ương lần thứ V (11/1953) quyết định thực hiện triệt để giảm tô, tiến hành cải cách ruộng đất trong kháng chiến . Đường lối hoàn thành giải phóng dân tộc phát triển chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên chế độ chủ nghĩa xã hội được Đảng lãnh đạo thực hiện giai đoạn 1951-1954 .
  11. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 41 3.Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm : a. Kết quả và bài học lịch sử : Về quân sự :  Lực lượng vũ trang chính qui được tăng cường  Cuối 1952 xây dựng được 7 sư đoàn chủ lực(đại đoàn) .  Cuối 1953 có 33 vạn quân chính qui .  Sáu chiến dịch lớn (Trung du, Đường 18, Hà-Nam-Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào) tiêu diệt nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng rộng lớn .  Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ .
  12. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 3.Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm : 43 a. Kết quả và bài học lịch sử : Ý nghĩa lịch sử : Đối với dân tộc :  Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng đã làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, kết thúc chiến tranh lập lại hòa bình ở Đông Dương .  Giải phóng miền Bắc, tạo điều kiện để miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội làm căn cứ địa, hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc .  Tăng thêm niềm tự hào dân tộc cho nhân dân ta, nâng cao uy tín nước ta trên trường quốc tế .
  13. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 3.Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm : 45 b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm : Nguyên nhân thắng lợi :  Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng với đường lối kháng chiến đứng đắn .  Có lực lượng vũ trang 3 thứ quân do Đảng trực tiếp lãnh đạo, ngày càng vững mạnh, chiến đấu anh hùng, dũng cảm .  Có chính quyền nhân dân, của dân, do dân, vì dân, được giữ vững, củng cố lớn mạnh để tổ chức kháng chiến và xây dựng chế độ mới .  Có sự đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương, sự ủng hộ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa và các dân tộc anh em, bè bạn trên thế giới .
  14. I. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 3.47 Kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm : b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm :  Thứ ba : Bài học vừa kháng chiến vừa xây dựng chế độ mới, xây dựng hậu phương vững mạnh để đáp ứng mọi mặt cho kháng chiến .  Thứ tư : Bài học quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ, lâu dài nhưng tích cực, chủ động đưa kháng chiến nhanh chóng đến thắng lợi .  Thứ năm : Bài học xây dựng Đảng .
  15. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 49 a. Bối cảnh lịch sử sau tháng 7/1954 : Sau Hiệp nghị Giơnevơ cách mạng Việt Nam đứng trước những thuận lợi mới cũng như nhiều khó khăn phức tạp . Thuận lợi :  Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh .  Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ .  Phong trào hòa bình dân, chủ lên cao ở các nước Tư bản chủ nghĩa .  Miền Bắc hoàn toàn giải phóng là căn cứ địa cách mạng của cả nước .  Ý chí độc lập thống nhất,quyết tâm giải phóng miền Nam của nhân dân cả nước .
  16. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 51 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối : Quá trình hình thành, nội dung đường lối :  Tháng 9/1954 Nghị quyết Bộ chính trị về “Tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng” chỉ ra những đặc điểm của cách mạng trong giai đoạn mới là :  Từ chiến tranh chuyển sang hòa bình  Đất nước bị chia cắt thành 2 miền  Từ nông thôn chuyển vào thành thị, từ phân tán chuyển đến tập trung  Hội nghị Trung ương lần thứ VII (khóa II) tháng 3/1955 và lần thứ VIII tháng 8/1955 Đảng chủ trương để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước phải ra sức củng cố và xây dựng miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền Nam .
  17. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 53 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối : Nghị quyết XV về Đường lối cách mạng miền Nam :  Xác định 2 nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, tuy khác nhau về tính chất nhưng quan hệ hữu cơ với nhau nhằm phương hướng chung là giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội .  Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trên cả nước .
  18. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 55 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối : Ý nghĩa Nghị quyết XV :  Thể hiện bản lĩnh tự chủ, độc lập sáng tạo của Đảng  Mở đường cho cách mạng miền Nam tiến, đưa đến thắng lợi của phong trào Đồng Khởi 1960, chuyển cách mạng miền Nam sang thế tiến công chiến lược lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, ngụy .
  19. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 57 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối :  Nhiệm vụ chiến lược : có 2 nhiệm vụ : Một là : cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc Hai là : giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước .  Mục tiêu chiến lược : mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và tay sai.  Mối quan hệ cách mạng hai miền : “Hai nhiệm vụ chiến lược quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẩn nhau cùng phát triển”. (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập. Nxb.CTQG.Hà Nội.2002.t21.tr917)
  20. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 1. Giai đoạn 1954 - 1964 : 59 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối :  Con đường thống nhất đất nước :  Kiên trì hiệp định Giơnevơ nếu đối phương thi hành hiệp định .  Đi con đường cách mạng bạo lực để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc .  Triển vọng của cách mạng Việt Nam : Đảng xác định cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà là một quá trình lâu dài, gian khổ nhưng đất nước nhất định sẽ thống nhất, Bắc Nam sẽ sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội .
  21. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 2. Giai đoạn 1965-1975 : 61 a. Bối cảnh lịch sử : Do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Mỹ chuyển sang chiến tranh cục bộ, trực tiếp thực hiện mục tiêu xâm lược và thôn tính nước ta. Cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ trên cả nước . Thuận lợi :  Cách mạng thế giới đang ở thế tiến công, các nước xã hội chủ nghĩa đang thu nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội .  Miền Bắc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I(1961-1965) đạt và vượt một chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa .  Cách mạng miền Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn, đã chuyển sang thế tiến công cách mạng từ phong trào Đồng Khởi, đã đánh bại về cơ bản “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy .
  22. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 2. Giai đoạn 1965-1975 : 63 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối : Quá trình hình thành :  Chủ trương giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược của Đồng Khởi những năm 1961-1962 được các hội nghị của Bộ Chính trị nêu lên trong những năm 1961 và đầu năm 1962 . Trong các chủ trương đó Đảng đã kết hợp khởi nghĩa của quần chúng với chiến tranh cách mạng, kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị, kết hợp 3 mũi giáp công (quân sự, chính trị, binh vận) trên 3 vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng, đô thị) .  Hội nghị Trung ương lần thứ IX (11/1963) Đảng xác định đường lối quốc tế, hoạt động đối ngoại nhằm kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại
  23. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 2. Giai đoạn 1965-1975 : 65 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối :  Xác định quyết tâm và mục tiêu chiến lược của cách mạng, nêu cao khẩu hiệu “quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ trong bất kỳ tình huống nào”. Phương châm chỉ đạo của Đảng :  Đẩy mạnh chiến tranh nhân dân để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ trên cả 2 miền Nam Bắc .  Thực hiện kháng chiến lâu dài, dưa vào sức mình là chính nhưng cố gắng tập trung lực lượng, vươn lên giành thắng lợi quyết định trong thời gian ngắn .  Ở miền Nam tư tưởng chỉ đạo là giữ vững và phát triển thế tiến công chiến lược, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công .
  24. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 2. Giai đoạn 1965-1975 : 67 b. Quá trình hình thành, nội dung, ý nghĩa của đường lối :  Nhiệm vụ và quan hệ hai miền Nam Bắc : Miền Nam là tiền tuyến, miền Bắc là hậu phương. Bảo vệ miền Bắc là nhiệm vụ chung của cả nước, đánh bại chiến tranh phá hoại ra miền Bắc và chi viện đắc lực cho miền Nam . Khẩu hiệu chung của cả nước “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” Ý nghĩa đường lối :  Thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo của Đảng .  Là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo của đế quốc Mỹ .
  25. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và 69 bài học kinh nghiệm : a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử :  Miền Nam dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng đã vượt qua khó khăn, gian khổ lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ :  1954-1960 đánh bại “chiến tranh đơn phương” đưa cách mạng từ thế giữ gìn, che dấu lực lượng sang thế tiến công cách mạng .  1961-1965 đánh bại “chiến tranh đặc biệt”.  1965-1968 đánh bại “chiến tranh cục bộ”, buộc Mỹ xuống thang chiến tranh ngồi vào đàm phán với ta tại Pari .  1969-1975 đánh bại “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ và tay sai đỉnh cao là đại thắng mùa xuân 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước .
  26. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 71 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm : a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử :  Để lại niềm tự hào dân tộc sâu sắc và kinh nghiệm quí báu cho sự nghiệp giữ nước và dụng nước .  Nâng cao uy tín của Đảng, và dân tộc trên trường quốc tế . Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ đối với cách mạng thế giới : Đập tan cuộc phản kích lớn nhất của chủ nghĩa đế quốc vào chủ nghĩa xã hội từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai :  Bảo vệ vững chắc tiền đồn phía Đông của chủ nghĩa xã hội  Làm phá sản các chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, gây tổn thất to lớn và góp phần làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc .
  27. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 73 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm : a. Kết quả và ý nghĩa lịch sử : “Năm tháng sẽ trôi qua nhưng thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc như một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc” . (Đảng Cộng sản Việt Nam.Văn kiện Đảng toàn tập.t37.tr471)
  28. II. Đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước thống nhất Tổ quốc (1954 -1975) : 75 3. Kết quả, ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm : b. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm : Bài học kinh nghiệm : có 5 bài học lớn :  Một : bài học đề ra và thực hiện đường lối giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh tổng hợp để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược .  Hai : bài học tin vào sức mạnh của nhân dân, kiên định tư tưởng chiến lược tiến công quyết đánh và quyết thắng giặc Mỹ xâm lược .  Ba : bài học thực hiện chiến tranh nhân dân, tìm ra biện pháp chiến đấu đúng đắn sáng tạo .
  29. II. Tài liệu tham khảo, câu hỏi ôn tập, đề tài thảo luận chương III: 77 Tài liệu tham khảo :  Giáo trình lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Bộ giáo dục đào tạo.Nxb CTQG.Hà Nội. 2007  Đại thắng mùa xuân 1975. Nxb. CTQG Hà Nội. 2002. Câu hỏi ôn tập : 1. Khái quát quá trình hình thành và nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp (1945-1954)? 2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết XV về đường lối cách mạng miền Nam (1/1959), đường lối chiến lược chung của Đại hội Đảng lần thứ III (9/1960) và Nghị quyết XI, XII(1965) về đường lối kháng chiến chống Mỹ cứu nước trên cả nước?