Báo cáo Thực tập địa chất cơ sở - Lê Việt Văn

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN NHÂN VĂN

  • Vị trí địa lý: Điạ điểm thực tập chủ yếu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc miền Nam Việt Nam, nơi giáp biển và có đầy đủ địa hình từ đồng bằng, đồi núi, bãi biển, mỏ đá… 
  • Ranh giới hành chính: Các điểm lộ thuộc địa phận quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Bình Dương; tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
docx 13 trang thamphan 30/12/2022 2420
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Thực tập địa chất cơ sở - Lê Việt Văn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_dia_chat_co_so_le_viet_van.docx

Nội dung text: Báo cáo Thực tập địa chất cơ sở - Lê Việt Văn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ GVHD: Lê Việt Văn Nhóm 8: Hoàng Văn Long 1511804 Nguyễn Văn Thành 1513055 Nguyễn Văn Trọng 1513704 Nguyễn Xuân Trực 1513804 Nguyễn Thái Quang 1413098 TP. Hồ Chí Minh, 05- 07- 2016
  2. CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN NHÂN VĂN ❖ Vị trí địa lý: Điạ điểm thực tập chủ yếu thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu thuộc miền Nam Việt Nam, nơi giáp biển và có đầy đủ địa hình từ đồng bằng, đồi núi, bãi biển, mỏ đá ❖ Ranh giới hành chính: Các điểm lộ thuộc địa phận quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; tỉnh Bình Dương; tỉnh Đồng Nai; thành phố Vũng Tàu, huyện Đất Đỏ, thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. ❖ Đặc điểm địa hình: • Đồng bằng: hồ nhân tạo, bãi bồi, thềm sông, cửa sông, sông uốn khúc mang đặc trưng về tác dụng trầm tích, xâm thực, phong hóa. • Đồi núi: hầm đá, vách đá, núi đất mang đặc trưng về tác dụng địa chất nội lực như phun trào magma, đứt gãy. • Bãi biển: bãi cát, hang sóng vỗ, cồn cát mang đặc trưng về tác dụng phá hủy cũng như tích tụ của gió và sóng biển. ❖ Đặc điểm mạng lưới sông suối: dày đặc nhiều sông nhỏ, chia cắt địa hình tạo nhiều bãi bồi, thềm sông chủ yếu theo hướng Bắc Nam đổ ra biển Đông. ❖ Đặc điểm khí hậu của vùng: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa • Nhiệt độ trung bình năm: 27oC • Chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 có gió mùa Tây Nam, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa Đông Bắc. • Lượng mưa trung bình năm 1500mm. ❖ Đặc điểm động thực vật: • Động vật: chủ yếu là gia súc, gia cầm của vùng nhiệt đới như heo, gà, vịt, bò ngoài ra còn có thủy hải sản của vùng biển như tôm, cua, cá các động vật đặc trưng cho vùng bãi bồi như cá thồi lồi, bãi biển như ốc, còng, sò
  3. CHƯƠNG III: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT 1. Các hiện tượng địa chất nội lực: a) Đá Andesit • Tìm thấy tại điểm lộ VT01. • Hình thành trong kỉ Jura muộn, thuộc hệ tầng Long Bình kí hiệu J3lb. • Là đá magma phun trào thành phần trung tính hình thành do magma phun trào lên mặt đất rồi đông nguội tạo thành đá có cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh hoặc ban tinh với thành phần bao gồm amphibol (màu đen) và plagioclase (màu trắng đục) nên đá có màu xám xanh với các ban tinh màu trắng đục. • Đá còn có các ổ khoáng vật thạch anh và canxit. • Đá có các khe nứt lớn do ảnh hưởng của điều kiện môi trường lúc magma đông nguội. • Đá có các mặt đứt gãy chủ yếu là các mặt trượt thuận với góc dốc trung bình 45o. • Mạch canxit dạng dòng chảy trong đá Andesit
  4. c) Đá Granit • Tìm thấy tại điểm lộ VT08 và VT09. • Hình thành vào kỉ Kreta giữa, thuộc hệ tầng Đèo Cả kí hiệu GK2đc. • Là đá magma xâm nhập thành phần axit có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa , nhỏ . • Thành phần khoáng vật gồm thạch anh (màu trắng trong), plagioclase (màu trắng đục), orthoclase (màu phớt hồng), amphibol (màu đen) làm cho đá có màu trắng phớt hồng chấm nhỏ màu đen. • Đá có nhiều khe nứt lớn • Khe nứt và bề mặt bị phong hóa của đá Granite
  5. 2. Các hiện tượng địa chất ngoại lực: a) Phong hóa vật lý • Do nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm làm cho đá bị bóc vỏ hóa tròn tìm thấy ở các điểm lộ VT03 và VT04. • Do tác dụng phá hủy của sóng biển làm cho khối đá Ryolit bị tách ra thành đảo Hòn Bà giữa biển, trước đây nó là một phần của khối đá lớn tìm thấy tại điểm lộ VT11. • Do môi trường tác động gây ra các khe nứt từ rất nhỏ đến rất lớn trên đá magma như đá Andesit, Ryolit, Granit và Basalt làm cho đá vỡ vụn, tách khối, liên kết yếu với đá xung quanh với các tác nhân như nhiệt độ, lượng mưa, áp suất nơi thành tạo đá tìm thấy tại các điểm lộ VT01, VT03, VT04 và VT11. • Ngoài ra còn tìm thấy các khe nứt dạng cột trên núi đất Basalt tại điểm lộ VT03 do sự tác động của nước từ mưa, khí hậu b) Phong hóa hóa học: • Nước hòa tan các nguyên tố kiềm và kiềm thổ trong đá Laterit để lại các oxit sắt và oxit nhôm làm cho đá có màu nâu đỏ, loang lổ các lỗ hỏng. • Tùy vào trình độ phong hóa hoàn toàn hay chưa sẽ quyết định độ cứng của đá, nếu phong hóa hoàn toàn tức các nguyên tố kiềm, kiềm thổ đã được hòa tan hết thì đá sẽ rất cứng ngược lại thì đá sẽ bị bở rời và tiếp tục bị phong hóa do nước. • Điều kiện để xảy ra phong hóa hóa học trên đá Laterit là sự kết hợp của các yếu tố như khí hậu nóng ẩm nhiệt đới, địa hình thoải 15-20o , có thành phần hòa tan trong đá, thành tạo trong thời gian lâu dài và các vật liệu phải được vận chuyển và tích tụ do nước tìm thấy tại điểm lộ VT02. • Ngoài ra điều kiện môi trường còn làm thay đổi màu sắc của đá như đá Ryolit chuyển từ xám xanh sang xanh đen hoặc tím gan gà ở điểm lộ VT11.
  6. d) Tác dụng địa chất của gió: • Tác dụng phá hoại: gió làm bóc vỏ các đá thành từng lớp cũng như thổi mòn làm các đá hóa tròn như ở điểm lộ VT03 đá Basalt bị bóc vỏ hóa tròn; gió còn có tác dụng phá hoại cồn cát bằng cách mang đi các vật liệu bở rời như cát, cuội, sỏi khi gió đổi hướng như ở điểm lộ VT06. • Tác dụng tích tụ: bên cạnh việc phá hoại thì gió còn có tác dụng trầm tích, gió mang các vật liệu bở rời đến nơi nào đó động năng không còn đủ để mang chúng nữa thì sẽ thả rơi xuống tạo nên các cồn cát với sườn thoải nằm bên phía đón gió, sườn dốc bên phía khuất gió thấy được ở điểm lộ VT06. • Quá trình phá hoại cũng như tích tụ của gió đồng thời xảy ra và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: quá trình phá hoại cung cấp vật liệu cho quá trình tích tụ, sản phẩm của quá trình tích tụ lại bị gió phá hoại. e) Tác dụng địa chất của nước trên bề mặt: Dòng chảy tạm thời trên địa hình thoải đã gây nên tác dụng hòa tan các nguyên tố kiềm, kiềm thổ trong đá Laterit và rửa trôi các oxit sắt và oxit nhôm còn lại đến địa hình bằng phẳng hơn và tích tụ lại ở đó hình thành nên trầm tích hóa học Laterit tìm thấy tại điểm lộ VT02. f) Tác dụng địa chất của biển: • Tác dụng phá hoại: sóng biển có đóng vai trò chủ yếu trong tác dụng phá hoại, với tính nhịp điệu cùng động năng lớn sóng biển đã phá hủy các khối đá lớn sát biển tạo nên các đảo nhỏ hay cột đá giữa biển như ở điểm lộ VT11 sóng biển tạo nên đảo Hòn Bà hay tạo nên các hang sóng vỗ do ảnh hưởng liên tục của sóng biển. • Tác dụng tích tụ: sóng biển mang các vật liệu như cát, xác sinh vật từ thềm lục địa vào đất liền tạo nên các bãi cát ven bờ như ở điểm lộ VT12 cát chứa thành phần thạch anh, ilmenit và xác sinh vật (vỏ sò, vỏ ốc ); thủy triều với tính chu kì của mình tạo ra đồng thời hai quá trình mang đi và tích tụ sau mỗi lần triều lên xuống, thủy triều lên mang theo các vật liệu từ biển vào, các vật liệu nào nặng sẽ được giữ lại như cuội, sỏi, cát, xác sinh vật khi triều xuống nó cuốn theo các vật liệu nhẹ hơn trở về biển tác dụng này thấy rất rõ tại điểm lộ VT07 bãi triều ở đây không đồng nhất có chỗ là bãi cát, chỗ lại là bãi cuội là do hình dạng đường bờ uốn lượn khác nhau nên khả năng tích tụ trầm tích cũng khác nhau, ngoài ra ở đây còn có 1 dạng đặc biệt của tác dụng tích tụ trầm tích của biển là trầm tích gợn sóng uốn lượn.
  7. CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN ❖ Kết quả thu được: • Hiểu rõ hơn lý thuyết, biết cách quan sát, phân tích để nhận biết các loại đá như Andesit, Basalt, laterit, Ryolit, • Mối quan hệ giữa các loại đá như: quan hệ xuyên cắt giữa Diabaz và granit, hoặc Diabaz và Ryolit. • Học cách xác định vị trí đứng ngoài thực đia, đo đường phương, hướng dốc, gốc dốc để xác định được thế nằm của đá. • Thu thập mẫu vật, từ đó rút ra các kết luận liên quan đến các hiện tượng địa chất, các tác dụng địa chất của gió, sông, đầm lầy, biển ❖ Hạn chế: Do lần đầu thực tập thực địa nên còn khá nhiều bỡ ngỡ, chưa thành thạo trong thao tác thực hành, công tác chuẩn bị chưa kĩ càng