Báo cáo thực tập địa chất cơ sở - Võ Thanh Long

2.1.1. Địa hình

Địa hình quận Thủ Đức cũng như huyện Dĩ An –  Bình Dương và thành phố Hồ

Chí Minh nằm trong đới địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi núi nâng cao phía Bắc và 

vùng đồng bằng tích tụ rộng lớn Đông Nam Bộ. Địa hình không quá phức tạp, nhưng 

khá đa dạng thuận lợi cho việc phát triển về mọi mặt. Địa hình có dạng bậc thềm thấp 

dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây.

docx 39 trang thamphan 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo thực tập địa chất cơ sở - Võ Thanh Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_dia_chat_co_so_vo_thanh_long.docx

Nội dung text: Báo cáo thực tập địa chất cơ sở - Võ Thanh Long

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA KĨ THUẬT ĐỊA CHẤT & DẦU KHÍ  BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ (30/06/2016 – 02/07/2016) GVHD: ThS. LÊ THANH PHONG ThS. VÕ THANH LONG Thành viên nhóm: HUỲNH THỊ TUYẾT HẠNH 1510951 PHẠM HỮU TÀI 1512897 NGUYỄN TRỌNG NHÂN 1512268 NGUYỄN THANH PHONG 1512447 TRƯƠNG THANH THÀNH 1513070 MOUSE2016 1
  2. TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 LỜI KẾT 38 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Thủ Đức 7 Hình 2.2 Thành phố Vũng Tàu 10 Hìnhh 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 11 Hình 2.4 Khai thác dầu khí và bãi tắm ở Vũng Tàu 12 Hình 3.1 calcite xuyên cắt trên đá Andezit 14 Hình 3.2 Đá Rhyolit có cấu tạo khối lớn với nhiều khe nứt nguyên sinh 16 Hình 3.3 Thế nằm của đá Ryolite ở Núi Nhỏ 2 16 Hình 3.4 Đá Diabaz xuyên cắt Ryolite ở Núi Nhỏ 2 17 Hình 3.5 Ổ khoáng vật olivine trên đá Basalt 18 Hình 3.6 Cấu tạo lỗ rỗng trong đá Basalt 19 Hình 3.7 Khe nứt nguyên sinh của đá Granodiorite 20 Hình 3.8 Granodiorite bắt tù diorite 21 Hình 3.9 Đá ở Hầm Đá Sao Mai 22 Hình 3.10 Đá diabaz bắt tù granite ở Hầm đá Sao Mai 23 Hình 3.11 Quan hệ tiếp xúc giữa đá diorite và granit ở Bạch Dinh 24 Hình 3.12 Đá Diorite bắt tù Ryolite ở Bạch Dinh 25 Hình 3.13 Cấu tạo dòng chảy của đá Ryhplite ở Tượng Chúa 26 Hình 3.14 Cát ở Cửa Lấp có cấu tạo gợn sóng 30 Hình 3.15 Cát ở Bãi Dâu 31 MOUSE2016 3
  3. Thực tập địa chất cơ sở có nội dung chủ yếu là khảo sát các hiện tượng, các sản phẩm liên quan đến các tác dụng địa chất nội sinh và ngoại sinh để làm rõ thêm phần lý thuyết. Qua đó huấn luyện các kỹ năng thực hành, phương pháp khảo sát thực địa tại hiện trường cũng như cách thức viết báo cáo tổng kết cho sinh viên Khoa Kỹ Thuật Địa Chất và Dầu Khí. Hành trình bắt đầu lúc 7h ngày 30/06/2016 tại Kí Túc Xá khu A ĐHQG với các điểm lộ cần khảo sát theo thứ tự: - Điểm lộ 1: Hồ Đá Lớn – Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. Quan sát đá Andesit hệ tầng Long Bình. - Điểm lộ 2: Chùa Hội Sơn. Quan sát đá Laterit và hiện tượng phong hóa hóa học do cơ chế thấm lọc. - Điểm lộ 3: Mỏ Đá Gia Quy. Quan sát đá Basalt hệ tầng Phước Tân - Điểm lộ 4: Chùa Thích Ca Phật Đài. Quan sát hiện tượng phong hóa sinh học và bóc vỏ hóa tròn Granite. - Điểm lộ 5: Hầm đá Sao Mai. Quan sát đá Granite phức hệ Đèo Cả, mạch diabase thuộc phức hệ Cù Mông - Điểm lộ 6: Cửa Lấp. Khảo sát cồn cát do gió – Tác động bồi lấn, xâm thực, vận chuyển vật liệu trầm tích cát, khoáng vật Ilmelite rừng ngập mặn. Đặc điểm nước dưới đất trong cồn cát ven biển. - Điểm lộ 7: Bãi dâu. Quan sát xâm thực vận chuyển vật liệu trầm tích cát do sóng biển, khoáng vật ilmenite. - Điểm lộ 8: Nhà thờ Đức Mẹ. Quan sát đá Granodiorite - Điểm lộ 9: Bạch Dinh. Quan sát đá Ryholite hệ tầng Nha Trang, Diorite phức hệ Đèo Cả và đá Granite phức hệ Đèo Cả - Điểm lộ 10: Bãi Sau. Quan sát tác động bồi lấp, lắng đọng của sóng biển - Điểm lộ 11: : Bãi Đá Núi Nhỏ. Quan sát thành tạo đá Rhyolite tại chân núi và mạch diabase. MOUSE2016 5
  4. PHẦN 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC ĐIỂM LỘ. 2.1. QUẬN THỦ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MOUSE2016 7
  5. Chiếm hầu hết diện tích là các thành tạo thuộc lớp trầm tích thuộc tầng phủ, chúng xếp thành các tập, các lớp thô và mịn xen kẽ nhau, đôi chỗ xen kẽ kẹp các thấu kính, diệ phân bố hẹp. Các lớp nằm ngang hoặc gần nằm ngang, bề dày thay đổi từ vài mét đến vài chục mét. Liên quan với chúng có các loại khoáng sản rắn, các tầng chứa nước. Tuy các yếu tố địa chất thành tạo về cơ bản đã ổn định nhưng các quá trình địa chất như xâm thực dòng, xói lở, bồi đấp vẫn xảy ra trên các vùng trũng thấp dọc bờ sông, giữa các sông, 2.1.4. Hoạt động kinh tế - xã hội Quận Thủ Đức nằm trọn trong sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh với hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không và hệ thống bưu chính viễn thông phát triển có điều kiện giao lưu trao đổi đi lên về mọi mặt. Hiện nay quận Thủ Đức và huyện Dĩ An có nhiều nhà máy công nghiệp, cơ sở chế biến, đầu mối mua bán sán xuất cùng các dịch vụ phong phú đa dạng, có sức hút mãnh liệt cho các nhà đâu tư và khách du lịch, đây chính là điều kiện và cơ hội để phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Công nghiệp và xây dựng có năng lực và trình độ phát triển cao. Ngoài cơ sở tồn tại từ trước được nâng cấp, cải tạo đã có 3 khu chế xuất, khu công nghiệp đi vào hoạt động (khu công nghiệp Tam Bình – Bình Chiểu, khu chế xuất Linh Trung, khu công nghiệp Sóng Thần ) Trong phạm vi khu vực tập trung nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng và các trường trung học cùng đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo rất đông đảo, tầng lớp doanh nhân nhạy bén thị trường MOUSE2016 9
  6. Thành Phố Biên Hòa 95km. Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến năm 2012 trên 380 ngàn người Hìnhh 2.3 Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguồn: 2.2.1. Địa hình Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo, vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài và hẹp diện tích 82,86 퐾 2, độ cao trung bình 3 – 4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh, Long Điền, Bà Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 퐾 2. 2.2.2. Khí hậu MOUSE2016 11
  7. Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp nặng, du lịch. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thùy Vân (Bãi Sau) nằm ở đường Thùy Vân. Các khu du lịch nổi tiếng có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh Phong, Các khách sân nổi tiếng có khách sạn Thùy Vân, khách sạn Sammy, khách sạn Intourco Resort, khách sạn DIC, PHẦN 3: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT 3.1. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NỘI SINH 3.1.1. Khái niệm Tác dụng nội sinh do nguồn năng lượng từ bên trong Trái Đất như nhiệt năng, trọng lực, động năng do sức quay của Trái Đất và sự thay đổi tốc độ quay. Kết quả của chúng là phá hủy gây nứt nẻ, gây chuyển động khối ngang hoặc chuyển động thẳng đứng, có thể dẫn tới các hiện tượng động đất, núi lửa, hoạt động kiến tạo, Đặc tính của các loại tác động nội lực: Phần lớn chủ yếu là xung lực (lực cơ học). Tuy nhiên cũng có những lực tác động của nhiệt hoặc của hóa năng trong trường hợp tác dụng của magma biến chất. Quy mô của nội lực thường xảy ra ở phạm vi rộng, có độ sâu lớn, có thể xuyên qua vỏ. Giữa các loại của nội lực thường có mối liên quan với nhau. Nội lực cũng là cơ sở dẫn đến tác dụng của ngoại lực lớn. Các quá trình địa chất nội sinh: Hoạt động của magma Hoạt động của núi lửa Hoạt động biến chất Động đất Vận động kiến tạo của vỏ Trái Đất Các quá trình nội sinh được vận hành bởi các hoạt động bên trong lòng đất, với MOUSE2016 13
  8. 3.1.2.2. Đá Rhyolit ở Bãi Đá Núi Nhỏ - Tp. Vũng Tàu. Điểm lộ TP-VT 11 - Tọa độ:10019′52′′ 10705’20’’Đ - Ngày: 1/07/2016. - Thời tiết: Buồi chiều, nắng nhẹ, nắng không gắt, gió nhẹ, có sóng, trời trong xanh. - Đặc điểm: + Đá Rhyolit (fefsite) màu gan gà hệ tầng Nha Trang 퐾2푛푡 bị mạch diabase phức hệ Cù Mông (Ecm) xuyên cắt qua. Đá Rhyolit có màu đỏ, có ít lỗ hổng, cấu tạo khối, dòng chảy, kiến trúc ẩn tinh . Đôi chỗ đá Rhyolit bị clorit hóa nên có màu đen. Về độ cứng đá rhyolit màu xanh đen cứng hơn đá rhyolit màu gan gà. + Đá bị nứt theo phương xác định, nứt theo khe nứt thứ sinh. + Thành phần khoáng vật: phong phú ban tinh của thạch anh, chứa fenpatkali và 1 số khoáng vật màu đỏ do chứa oxit sắt. MOUSE2016 15
  9. Hình 3.3 Thế nằm của đá Ryholite ở Núi Nhỏ 2 MOUSE2016 17
  10. + Có những khe nứt nguyên sinh dạng cột. + Các đa Basalt có dạng lớp phủ, nghiêng thoải trên địa hình là do khi phun trào magma có độ nhớt thấp, linh động, dễ di chuyển tạo thành lớp phủ rộng. + Đá có cấu tạo lỗ rỗng nhưng cứng chắc. + Mang lại lợi nhuận cao, dùng làm phụ gia xi-măng Hình 3.5 Ổ khoáng vật olivine trên đá Basalt MOUSE2016 19
  11. + Thành phần khoáng vật: plagioclase (andezin), thạch anh, felpas K, chứa nhiều khoáng vật màu biotite và amphibole. + Diorite ở đây tương tự ở Bạch Dinh, có màu xám xanh. + Trên đá Granodiorite và Diorite đều có các que khoáng vật màu Amphybole dài, đen nhưng trong Diorite dài hơn. + Các yếu tố thế nằm: gốc dốc 900; đường phương 1300; hướng dốc 400. Hình 3.7 Khe nứt nguyên sinh của đá Granodiorite MOUSE2016 21
  12. Hình 3.9 Đá ở Hầm đá Sao Mai - Đặc điểm: +Đá Diabaz dạng mạch sẫm màu, thành phần không giống đá mạch.Cấu tạo khối, định hướng yếu, màu xám trắng hoắc xám xanh,kiến trúc hạt nửa tự hình .Thành phần khoáng vật: Chứa nhiều khoáng vật sậm màu biotite và amphybole, plagioclase, pyroxen, xanh đậm hơn so với mạch diabaz ở bãi sau. Đây là đá xâm nhập nông thành phần mafic. + Xung quanh diabaz là đá granit, đá granit có trước, diabaz có sau. Đá Granite là đá magma xâm nhập axit. Kiến trúc hiển tinh, hạt vừa- lớn. Cấu tạo khối. Thành phần chủ yếu là plagioclase axit, thạch anh, felpas K. Đây là loại đá sáng màu, có vài chỗ có màu phớt hồng. + Vách đá cao, dựng đứng, lồi lõm không đều. + Các lớp đá xếp chồng, có vết nứt do nhiều yếu tố tác động. + Khối granite bị cắt bởi mạch điabazo rắn, chắc và xếp lớp chiều dọc. Rộng khoảng 20cm. MOUSE2016 23
  13. + Đá Ryolite có tuổi Kreta hệ tầng Nha Trang có cấu tạo khối. Kiến trúc vi tinh. Thành phần khoáng vật plagioclase axit thạch anh, orthoclase, thúy tinh núi lửa . Khoáng vật thứ yếu là biotite và amphypol, . + Đá Diorite có cấu tạo khối, kiến trúc hiển tinh que dài là amphypol. Thành phần chủ yếu là plagioclase trung tính, amphibole. Khoáng vật thứ yếu là pyroxen, biotite, thạch anh và octhoclase. Có tuổi Kreta phức hệ Đèo Cả. + Quan sát mối quan hệ bắt tù đá Diorite bắt tù đá Ryholite. + Mối quan hệ tiếp xúc( cấu tạo dị li ) giữa ba đá trên, ranh giới tiếp xúc giữa đá Diorite và đá Granit thì khoáng vật màu tập trung nhiều ở đó nhưng không vượt khỏi ranh giới, càng ra xa ranh giới khoáng vật màu càng ít. Hình 3.11 Quan hệ tiếp xúc của đá Granit và Diorite MOUSE2016 25
  14. -Vật liệu núi lửa nhiều hơn gọi là tuff. - Vật liệu núi lửa và vật liệu trầm tích bằng nhau thì gọi là tuffit. - Vật liệu trầm tích nhiều hơn gọi là tuffogen. + Trong đá Ryholite ở đây ta còn quan sát thấy khoáng vật pyroluxite dạng cành cây màu đen. + Càng đi xa vật liệu núi lửa càng ít, vật liệu trầm tích càng nhiều. Hình 3.13 Cấu tạo dòng chảy của đá Ryholite MOUSE2016 27
  15. tác dụng trượt, tác dụng của dòng bùn đá. - Tác dụng cứng hóa tạo đá gồm tác dụng keo đất, tác dụng ép nén cứng, tác dụng tái kết tinh. 3.2.2. Quan sát trong quá trình thực tập 3.2.2. Trầm tích do gió và sóng biển 3.2.2.1.1. Trầm tích Bãi Sau – Tp. Vũng Tàu. Điểm lộ TP-VT 10 - Tọa độ: 10019’55,1’’B 10705’29,5’’Đ - Ngày: 1/07/2016. - Thời tiết: Buổi chiều nắng nhẹ, không gắt, có sóng, gió nhẹ, trời trong xanh. - Đặc điểm: + Thành phần: cát hạt cỡ trung bình, ngoài ra còn có vỏ của 1 số loài (cua, ốc, sò ) và thành phần hữu cơ do xác sinh vật phân hủy. + Càng gần bờ thì độ hạt giảm dần. + Hoạt động tích tụ của biển tạo nên các bãi bờ tích tụ. + Bãi cát phát triển dài, rộng khoảng 100m. + Đường bờ thẳng, cong đều, dịu. + Tích tụ biển là cát thạch anh, bền do không cát khai, tồn tại lâu dài. + Nhóm khoáng vật không bền vững thì bị phá hủy hết. + Khả năng chọn lọc tốt, màu vàng xám, kích thước hạt là 0,06mm. + Càng xuống sâu, hạt cát to hơn và có màu nâu đen. 2 + Thềm biển bậc I: m푄1 + Chiều dài phân bố từ Bãi Sau chạy dọc đến gần Cửa Lấp. + Ởđây chủ yếu là hoạt động bồi đắp. + Cát có xuất hiện những dấu vết gợn sóng, nhưng không rõ nét như cát ở MOUSE2016 29
  16. vật chất tích tụ ở vùng trũng dần dần hình thành thấu kính sét. Sét màu đen, dẻo, dính, không thấm nước. + Giếng nước ngọt: Hình thành do nước nưa tích tụ trên cồn cát, bị ngăn lại bởi tầng không thấm nước. Lượng nước này rất hạn chế. Ngườ dận ven biển dùng nước này để sinh hoạt. Muốn uống phải đun sôi. Tuy nhiên do giếng có cấu trúc hở nên dễ bị sập va sinh vật (chuột, côn trùng, ) dễ dàng rơi vào giếng làm ô nhiễm nguồn nước. + Nước giếng có màu hơi ngả vàng, không mùi, uống được, pH bằng 9-9.5. Hình 3.14 Cát ở Cửa Lấp có cấu tạo gợn sóng 3.2.2.1.3. Bãi Dâu, TP Vũng Tàu Điểm lộ TP_VT07 Tọa độ : 10023’23,8’’B 10709’16,35’’Đ Ngày 1/07/2016 Thời tiết: buổi sáng, nắng nhẹ, có gió, có sóng biển. MOUSE2016 31
  17. + Cấu tạo: là một chuỗi đá chứa nhiều lỗ trống đan xen, mắc xích với nhau tạo thành một khung vững chắc, bên trong lỗ trống chứa nhiều cát, sét + Đá có màu đỏ đặc trưng vì chứa nhiều oxit sắt. Tại điểm lộ tầng đá Laterit cao khoảng 3-4m kéo dài khoảng 10m. + Giải thích: Vào mùa mưa, nước thấm và hòa tan các vật chất, khoáng vật dễ hòa tanđể lại các khoáng vật dạng keo không tan trong nước. Mùa khô nước rút và để lại các lỗ trống và được lấp bởi cát, sét. + Trầm tích hệ tầng Thủ Đức. + Phần chưa bị phong hóa mềm, khi bóc ra có cát vụn màu đỏ. Hình 3.16 Đá Laterit có cấu tạo lỗ hổng tại Chùa Hội Sơn MOUSE2016 33
  18. Hình 3.17 Hiện tượng bóc vỏ hóa tròn của đá Granite Đá granit sáng màu, đá granit hạt to thuộc to thuộc phức hệ Đèo Cả (K2đc). Cấu tạo khối, kiến trúc hiển tinh. + Thành phần khoáng vật: biotit, thạch anh, plagiolase, hạt to hơn đá granit ở hầm đá Phương Mai. +Đặc điểm phong hóa sinh học trên đá granit ở Thích Ca Phật Đài – Tp.Vũng Tàu: Phân bố dạng khối lớn, bị phong hóa sinh học do rễ cây làm khối đá bị vỡ ra, MOUSE2016 35
  19. - Ngày: 30/06/2016. - Thời tiết: Buổi trưa, nắng gắt, trời lặng gió. - Đặc điểm: +Đá phun trào basaltQ_1^3 pt đây là đá phun trào bazo +Đá basalt màu xám xanh đen, cấu tạo khối còn tìm thấy cấu tạo hạnh nhân, kiến trúc hiển tinh đôi khi có ban tinh. Thành phần khoáng vật: Olivin (màu xanh lục), Pyroxen, tridimit, canxit. + Đá có cấu tạo lỗ rỗng nhưng cứng chắc. + Mang lại lợi nhuận cao, dùng làm phụ gia xi-măng + Hiện tượng bóc vỏ hóa tròn của đá Basalt, bên ngoài tách thành từng lớp, bên trong còn lại phần lỗi cứng chắc. + Đá Basalt có cấu tạo khối dùng làm vật liệu xây dựng Hình 3. 19 Hiện tượng bóc vỏ hóa tròn ở đá Basalt MOUSE2016 37
  20. LỜI KẾT Đợt thực tập địa chất cơ sở tuy chỉ kéo dài 3 ngày nhưng đã mang lại cho chúng em nhiều kiến thức quý báu cũng như những trải nghiệm khó quên. Qua đó chúng em được cung cấp rất nhiều kiến thức về thành phần và cấu trúc của Trái Đất nói chung và vỏ Trái Đất nói riêng, về các quá trình làm thay đổi bề mặt (các quá trình ngoại sinh) và trong lòng đất (các quá trình nội sinh). Bên cạnh đó chúng em còn có cơ hội được qua sát ngoài thực tế các loại khoáng vật, các loại đá, các dạng địa hình hang sóng vỗ, các quá trình bồi tích, vận chuyển, hiện tượng phong hóa hóa học, bóc vỏ hóa tròn Ngoài ra chuyến thực tập còn là dịp để chúng em được huấn luyện các kỹ năng làm việc ngoài thực tế của kỹ sư địa chất tại hiện trường (xác định vị trí điểm lộ, lấy mẫu, phân tích, ghi nhật ký địa chất, ) tổ chức khảo sát địa chất, xác định các đối tượng địa chất. Chuyến đi thực tập cỏn giúp sinh viên hiểu thêm về tình hình kinh tế - chính trị - xã hội ở các địa phương mà đoàn thực tập đi qua, giúp sinh viên tích lũy thêm nhiều kiến thức trong cuộc sống. Nhìn chung, chuyến đi quả thật rất bổ ích với chúng em khi lần đầu được mắt thấy tai nghe và được thu thập những lọai mẫu, khóang vật ngoài thực địa cùng những lời giảng, thuyết minh của thầy cô qua đó đã giúp chúng em củng cố được những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho những môn học chuyên sâu sau này. Không những thế, chuyến đi đã để lại trong chúng em những kỉ niệm thật khó quên, qua đó thắt chặt thêm tình đòan kết giữa các thành viên trong nhóm nói riêng và giữa các nhóm nói chung. Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Lê Thanh Phong và Cô Đặng Thương Huyền đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua. Xin cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa Kỹ thuật Địa chất và Dầu khí đã tạo điều kiện cho chúng em có được chuyến đi thật bổ ích này. MOUSE2016 39