Đề tài Những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ? Theo bạn, trong những chuẩn mực đó thì cái nào là quan trọng nhất ?

I. NHỮNG CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

I.1 Khái niệm, vai trò và sức mạnh của đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

I.1.1 Khái niệm đạo đức. 

I.1.2 Vai trò và sức mạnh của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

I.2 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại mới.

I.2.1 Trung với nước, hiếu với dân.

I.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

I.2.3 Yêu thương con người.

I.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung.

docx 19 trang thamphan 3200
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ? Theo bạn, trong những chuẩn mực đó thì cái nào là quan trọng nhất ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxtu_tuong_ho_chi_minh_cau_truc_de_tai.docx

Nội dung text: Đề tài Những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ? Theo bạn, trong những chuẩn mực đó thì cái nào là quan trọng nhất ?

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh LỚP : NHÓM: 14 TÊN THÀNH VIÊN MSSV PHẠM THANH PHONG 1512455 NGUYỄN LÊ SANG 1512788 HUỲNH THÁI TRUNG 1513713 NGUYỄN TÙNG DƯƠNG 1510605 TRẦN VĂN KIỆM 1511649 NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG DUYÊN 1510528 PHẠM VĂN ĐẠI 1510649 NGUYỄN THU THỦY 1513370 MAI THỊ NGỌC TRÂM 1513596 NGUYỄN THÁI HỌC 1511175 1
  2. Tư tưởng Hồ Chí Minh LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh rất sâu sắc, phong phú cả về lý luận lẫn thực tiễn, đã trở thành một bộ phận vô giá của văn hóa dân tộc và nhân loại, một sức mạnh to lớn làm nên mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đạo đức cách mạng do Hồ Chí Minh đề xướng về lý luận là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động kết hợp nhuần nhuyễn và sinh động với những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta và những tinh hoa đạo đức của loài người. Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người. Đạo đức cách mạng thể hiện ở chỗ biết đặt lợi ích của Đảng và lợi ích của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào, người Đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Đạo đức cách mạng là hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng lắng nghe ý kiến của quần chúng. Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân. Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò to lớn của đạo đức cách mạng trong xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng. Với đề tài: “Những chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh ? Theo bạn, trong những chuẩn mực đó thì cái nào là quan trọng nhất?”. Nhóm chúng em mong muốn góp phần làm sáng tỏ thêm hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, tự giác rèn luyện bản thân theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh và vận dụng vào đời sống thực tiễn hiện nay. 3
  3. Tư tưởng Hồ Chí Minh bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đức và tài, hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Tài thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả hành động. I.2 Những chuẩn mực đạo đức cách mạng của con người Việt Nam trong thời đại mới. Nghiên cứu di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Người có những lời dạy với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tượng. Người nêu cái đúng, cái tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm chất của nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam bao gồm: • Trung với nước, hiếu với dân • Cân, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư • Thương yêu con người • Tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung I.2.1 Trung với nước, hiếu với dân. Trung với nước, hiếu với dân trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không phải là những điều mới được đặt ra, mà đó là những phẩm chất đạo đức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thống phương Ðông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng. Theo Người, trung là trung với nước, là trung thành với lợi ích của quốc gia, dân tộc, với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Ðảng, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Nước ở đây với ý nghĩa "Dân là con nước, nước là mẹ chung", là nước của dân, của toàn dân tộc chứ không phải của riêng ai, và chính mỗi người dân là những "chủ nhân ông" của đất nước. Mối quan hệ nước-dân, dân- 5
  4. Tư tưởng Hồ Chí Minh Khi Ðảng ta được thành lập, Người luôn nhắc nhở : Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Ðảng để làm đày tớ cho nhân dân. Bác nhấn mạnh: Làm đày tớ nhân dân chứ không phải là "quan" nhân dân. Khi Ðảng ta trở thành Ðảng cầm quyền, lãnh đạo toàn dân vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dù ở đâu, làm gì, Người cũng chỉ tâm niệm một điều rằng: "Ðảng ta là Ðảng cách mạng. Ngoài lợi ích của nhân dân, Ðảng ta không có lợi ích gì khác", "Chính sách của Ðảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân". Vì vậy, Người luôn chỉ rõ cho mọi người thấy và hiểu rõ vấn đề cốt lõi của đạo đức cách mạng là: Việc gì lợi cho dân phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân phải hết sức tránh. Chính trong quá trình ấy, Người đã nêu tấm gương sáng về lòng "tận trung với nước, tận hiếu với dân". Lòng trung, hiếu ở Người là nhất quán, trước sau như một. Ngay từ những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước, hướng tới mục tiêu độc lập cho Tổ quốc, cơm no áo ấm cho đồng bào, Người đã vượt qua bao khó khăn, thử thách. Trong lao tù của bọn thực dân, đế quốc, lòng kiên trung bất khuất, quyết tâm giải phóng dân tộc, cơm no áo ấm cho đồng bào càng được bồi đắp thêm. Khi đất nước giành được độc lập, Người "tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào", không muốn "dính líu gì với vòng danh lợi" mà "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". I.2.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng của mọi người, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Những đức tính cần có ấy của con người giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; nếu thiếu một trong những đức tính đó con người không thể trở thành người theo nghĩa tốt đẹp của từ này. Trên cơ sở đó Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: Một dân tộc biết cần, kiệm, biết liêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.  Cần: tức là lao động cần cù, siêng năng, chăm chỉ; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Tất thảy mọi người ai cũng “cần” thì bản thân mới tiến bộ, gia 7
  5. Tư tưởng Hồ Chí Minh Do đó đối với cán bộ, công chức, Hồ Chí Minh khuyên “để giúp công việc chính phủ một cách đắc lực, để nâng cao tinh thần kháng chiến, anh em viên chức bây giờ phải có 4 đức tính là: cần, kiệm, liêm, chính”.  Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị, là làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lợi ích của cách mạng, của dân tộc, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc), nêu cao chủ nghĩa tập thể, loại trừ chủ nghĩa cá nhân. Tuy nhiên, cần có nhận thức đúng đắn, chống chủ nghĩa cá nhân nhưng không quên lợi ích cá nhân. Theo Hồ Chí Minh, cần phải tạo điều kiện để cải thiện đời sống riêng, phát huy tính cách và sở trường riêng của từng người. Trong các bài nói chuyện của Bác với nhân dân, bộ đội, thanh niên, công an hay các đảng viên, Hồ Chí Minh đều nêu cao tinh thần cần, kiệm, liêm, chính. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (10/1947) Bác nói: “Mỗi Đảng viên, trước hết là mỗi cán bộ, phải thật thà tự phê bình, tự sửa chữa những khuyết điểm của mình. Đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên hết. Kiên quyết chống bệnh tự mãn tự túc, tự tư tự lợi, kiêu ngạo, ba hoa. Phải thực hành khẩu hiệu: “Chí công vô tư, cần, kiệm, liêm, chính!”. I.2.3 Yêu thương con người. Trong hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng yêu thương con người chiếm giữ một vị trí rất quan trọng trong mối quan hệ với đạo đức. Bởi vì Hồ Chí Minh quan niệm tư tưởng và đạo đức là một; suy nghĩ và hành động là thống nhất. Toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ là lo cho dân, cho nước, đó là tư tưởng xuyên suốt, là đạo đức của Bác Hồ. Nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta thấy rõ sự thể hiện nhất quán giữa tư tưởng trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, dìu dắt con người, lo cho mọi người, phục vụ tận tụy vì Đảng, vì dân. Đó là cốt lõi trong tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng đoàn kết nhân dân, trong xã hội không có gì vẻ vang tốt đẹp bằng phục vụ nhân dân. Tư tưởng yêu thương con người của Bác rất rộng lớn, 9
  6. Tư tưởng Hồ Chí Minh I.2.4 Tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã giành trọn cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng và của dân tộc. Đi theo con đường Người đã chọn, nhân dân ta từ thân phận nô lệ, lầm than đã trở thành những người làm chủ. Đất nước ta từ một đất nước chịu ách đô hộ của thực dân, phong kiến không chỉ trở thành một quốc gia độc lập mà ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Con đường ấy gắn liền với hệ thống tư tưởng toàn diện và sâu sắc của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong đó, tư tưởng về đoàn kết quốc tế trong sáng luôn được đề cao, và sau này trở thành cơ sở để Nhà nước Việt Nam kế thừa và phát triển, xây dựng thành đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Ba mươi năm bôn ba khắp năm châu tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thấy, các phong trào cộng sản công nhân quốc tế, phong trào vì hòa bình của nhân dân thế giới cần đoàn kết lại. Tinh thần đoàn kết này vì mục tiêu chung là giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, hướng tới sự phát triển hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.Ngay từ sớm Người đã nhận thức được, mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng giải phóng giai cấp ở các nước chính quốc, vì vậy Hồ Chí Minh đã đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo cách mạng vô sản trên toàn thế giới. Và chèo lái con thuyền của cách mạng Việt Nam đi từ bến bờ thắng lợi này đến bến bờ thắng lợi khác. Và người tổng kết thành quả của cuộc cách mạng đã chỉ ra là chính vì đã biết kết hợp phong trào cách mạng nước ta với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, và của các dân tộc bị áp bức, cho nên Đảng ta đã vượt qua khó khăn, đưa giai cấp công nhân của chúng ta đến thắng lợi vẻ vang như ngày hôm nay. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết quốc tế còn phải gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc hẹp hòi, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền nước lớn, kỳ thị dân tộc. Những khuynh hướng sai lệch ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đối đầu, thù địch. 11
  7. Tư tưởng Hồ Chí Minh cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ta học tập và rèn luyện. Đó là tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc; là bổn phận, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi người dân đối với cộng đồng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, với sự tồn vong dân tộc và sự phát triển của đất nước; là ý chí và nghị lực không ngừng phấn đấu vươn lên, nỗ lực vượt mọi khó khăn, thử thách, sẵn sàng cống hiến và hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng cách mạng; là sự tin yêu, kính trọng nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân, của dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, v.v Nói cách khác, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trung với nước, hiếu với dân là yêu cầu chung nhất, phẩm chất cơ bản và cần thiết nhất của mỗi người dân Việt Nam. Song, với từng đối tượng cụ thể, nhất định, Người lại đưa ra những tiêu chí, nội dung khác nhau về phẩm chất “Trung với nước, Hiếu với dân”. Đối với người quân nhân cách mạng, do tính chất và yêu cầu đặc thù của hoạt động quân sự, nên phẩm chất “Trung với nước, Hiếu với dân” của họ có những nét riêng so với các đối tượng khác trong xã hội. Nếu là người cán bộ dân sự, trung với nước được thể hiện ở lòng yêu nước, ý thức coi trọng quốc thể, không vì những lợi ích cá nhân mà phản bội Tổ quốc, phấn đấu cống hiến cho sự giàu mạnh và hưng thịnh của đất nước Đối với người quân nhân cách mạng, trung với nước được thể hiện ở lòng “Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng”5, thể hiện ở tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, tinh thần sẵn sàng xả thân quên mình vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì chủ nghĩa xã hội, “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, góp phần thúc đẩy sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, theo Hồ Chí Minh, “Trung với nước” của người quân nhân cách mạng còn là“Trung với Đảng”, cụ thể hơn là “Trung thành tuyệt đối với Đảng” 6. Vì, nước và Đảng tuy là hai phạm trù khác nhau, nhưng lại rất gần nhau, liên quan mật thiết với nhau. Thực tiễn cho thấy, từ khi ra đời cho đến nay, Đảng là một tổ chức lãnh đạo chính trị tối cao của đất nước, đại biểu trung thành cho lợi ích hiện tại và tương lai của quốc gia, dân tộc. Đảng đã và đang là người chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này 13
  8. Tư tưởng Hồ Chí Minh trọng nhân dân”10. Có thực sự tôn trọng nhân dân thì dân mới gắn bó chặt chẽ với quân đội và quân đội mới làm tròn được chức năng là lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và nhân dân. Trong thư gửi cán bộ, chiến sĩ tham gia Chiến dịch Tây Bắc, ngày 1-10-1952, Người nhắc nhở: “Tất cả các chú, cán bộ cũng như chiến sĩ phải thương dân, trọng dân và tốt với dân”11. Những biểu hiện trên đây về phẩm chất “Hiếu với dân” của người quân nhân cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cũng chính là những nội dung cơ bản quyết định tính nhân dân trong bản chất giai cấp công nhân của quân đội ta - một quân đội của dân, do dân, vì dân. Đó còn là cơ sở sâu xa, nguồn gốc quan trọng góp phần vào sự trưởng thành, lớn mạnh và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, ở người quân nhân cách mạng, “Trung với nước”, “Hiếu với dân” luôn có mối quan hệ hữu cơ, không thể tách rời, tuy hai nhưng lại hòa làm một, xoắn xuýt với nhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi quân nhân đối với cộng đồng, quốc gia, dân tộc. Trung với nước cũng có nghĩa là hiếu với dân, mà muốn thực hiện tốt chuẩn mực hiếu với dân thì trước hết phải trung thành với sự nghiệp cách mạng, phấn đấu vì sự nghiệp chung là độc lập cho đất nước, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Không có sự thống nhất của hai phẩm chất đó sẽ không thể trở thành những giá trị văn hóa trong nhân cách, thành chuẩn mực đạo đức hàng đầu của người quân nhân cách mạng. Nói cách khác, trung với nước làm cơ sở cho hiếu với dân và quan hệ mật thiết với dân càng làm cho trung với nước thêm bền chặt, gắn bó khăng khít ở người quân nhân cách mạng. Vì thế, trong quá trình giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội, Hồ Chí Minh đồng thời coi trọng cả hai phẩm chất cơ bản đó, không xem nhẹ, tuyệt đối hóa hoặc tách rời chúng với nhau. Nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh về phẩm chất “Trung với nước, Hiếu với dân” của người quân nhân cách mạng còn được thể hiện ở chỗ, Người không chỉ quan tâm giáo dục, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ quân đội phẩm chất trung với nước, hiếu với dân, mà bản thân Hồ Chí Minh còn là một tấm gương sáng ngời và mẫu mực về lòng “tận trung với nước, tận hiếu với dân”. Lòng trung, hiếu ở Người nhất quán, trước sau như một. Bất kỳ ở đâu, lúc nào và làm gì, Hồ Chí Minh cũng ứng xử mang tính chuẩn mực và có tính nguyên tắc đối với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. Người đã suốt đời đấu tranh, dâng 15
  9. Tư tưởng Hồ Chí Minh trường, sự tấn công chống phá ác liệt của kẻ thù bằng chiến lược “diễn biến hoà bình”, với mục tiêu thâm độc “phi chính trị hóa quân đội”, “vô hiệu hóa quân đội”, tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, chia rẽ quân đội với nhân dân, phá hoại khối đoàn kết quân - dân, khai thác những mâu thuẫn nhất thời giữa một vài đơn vị quân đội với một bộ phận quần chúng, v.v ở những địa bàn cụ thể, từ đó cô lập quân đội. Do đó, việc giữ gìn và phát huy, củng cố và tăng cường phẩm chất “Trung với nước, Hiếu với dân” của người quân nhân cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Tất nhiên, hình thái và những đặc điểm của phẩm chất này ở họ hiện nay có những biểu hiện khác và cả những đòi hỏi mới so với trước đây. Song, những yêu cầu, nội dung và tiêu chí cơ bản về “Trung với nước, Hiếu với dân” mà Hồ Chí Minh đã xác định đối với người quân nhân cách mạng vẫn còn nguyên giá trị, vẫn là “cẩm nang” để cán bộ, chiến sĩ quân đội ta học tập, tu dưỡng. Thực tiễn thời gian qua cho thấy, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, đất nước đứng trước những thời cơ, vận hội và cả những thách thức khôn lường, sự chống phá quyết liệt bằng nhiều âm mưu và thủ đoạn nguy hiểm của kẻ thù. Trong khi đó, điều kiện công tác và sinh hoạt vật chất, tinh thần của bản thân mỗi người quân nhân cách mạng và hậu phương gia đình họ còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng, họ vẫn luôn giữ vững bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định trong mọi tình huống, trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng của Đảng, tin tưởng sắc son thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, vào tương lai tương sáng của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vẫn chắc tay súng bảo vệ vững chắc quê hương, đất nước và thành quả của cách mạng, đồng thời không ngừng củng cố, vun đắp mối quan hệ máu thịt quân - dân ngày càng thêm bền chặt. Hình ảnh những người lính bộ đội Cụ Hồ cõng chữ lên vùng cao, ba cùng, bốn biết với đồng bào các dân tộc thiểu số, giúp đồng bào xây dựng cuộc sống ấm no, xóa mù chữ, từng bước nâng cao dân trí; hoặc hình ảnh những cán bộ, chiến sĩ quân đội băng mình trong mưa bão, lũ lụt, cháy nổ để giúp đồng bào phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, v.v Tuy rất đỗi bình dị, thân thương, nhưng lại vô cùng cao đẹp về tình quân dân cá nước, thể hiện sinh động chất lượng mới của phẩm chất “Trung với nước, Hiếu với dân”theo tư tưởng Hồ Chí Minh của người quân nhân cách mạng hiện nay 17
  10. Tư tưởng Hồ Chí Minh tư. Phải giữ gìn “Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân” . Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, soi sáng cho Đảng và nhân dân ta hoàn thành sự nghiệp vẻ vang, xây dựng nền đạo đức Việt Nam ngang tầm với những yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. Dù Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không thể có mặt trong ngày Đất nước hoàn toàn thống nhất, nhưng tư tưởng của Người luôn là giá trị dẫn đường bền vững cho Đảng và đất nước ta hôm nay và mai sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2013), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB: Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 2/ Võ Nguyên Giáp, (2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3/ Trần Dân Tiến, (2004), Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh, NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. 4/ Chương trình môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh của Bộ Giáo dịc và Đào tạo ban hành (QĐ 52/2008). 19