Đề thi học kỳ III lần 2 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)

Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. (5 điểm)

  1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
  • Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình và quê hương yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cũng như những thất bại của các cuộc đấu tranh của các vị tiền bối và đương thời… Tất cả đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước.
doc 4 trang thamphan 3280
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ III lần 2 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_iii_lan_2_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kỳ III lần 2 môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG CĐKT THẮNG ĐỀ THI HỌC KỲ III (lần 2) KHOA GDĐC BỘ MÔN LL CT – TD - QS Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh o0o (Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009) Tp. HCM, ngày 28 tháng12 năm 2010 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. (5 điểm) Câu 2. Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. (5 điểm) Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu khi làm bài ___ TRƯỜNG CĐKT THẮNG ĐÁP ÁN HỌC KỲ III (lần 2) KHOA GDĐC BỘ MÔN LL CT – TD - QS Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh o0o (Đối tượng: Sinh viên CĐ khóa 2009) Tp. HCM, ngày 28 tháng12 năm 2010 Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian chép đề Câu 1. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. (5 điểm) 1. Thời kỳ trước năm 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước - Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình và quê hương yêu nước, giàu truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức bóc lột đến cùng cực của đồng bào mình cũng như những thất bại của các cuộc đấu tranh của các vị tiền bối và đương thời Tất cả đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường mới để cứu dân, cứu nước. - Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, quê hương và gia đình, với sự nhạy bén đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế của những người đi trước, đã tự định ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ Tự do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hòa Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình. 2. Thời kỳ từ năm 1911 – 1920: Tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc - Năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc sang phương Tây tìm đường cứu nước. Đó là việc làm mới mẻ, chưa có tiền lệ, khác với các vị tiền bối là đi sang các nước phương Đông. - Cuộc hành trình qua nhiều thuộc địa, phụ thuộc, tư bản, đế quốc, chứng kiến cuộc sống lầm than của nhân dân lao động những nơi đã đi qua và những bài học từ thời niên thiếu, Nguyễn Ái Quốc không chỉ đau với nổi đau của dân tộc mà còn xót xa trước nổi đau của các dân tộc
  2. - Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản, chống lại những biểu hiện tả “khuynh” và biệt phái trong Đảng. - Thực tiễn đã chứng minh quan điểm của Người là đúng đắn. Điều này được thể hiện qua nghị quyết của Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) và sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng ta trong thời kỳ 1936 – 1939. - Tại Hội nghị BCH TW lần thứ 8 (5 - 1941) dưới sự chủ trì của Người, BCH TW Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng và đường lối đúng đắn, sáng tạo theo quan điểm của Nguyễn Ái Quốc được đưa ra và thông qua tại Hội nghị này có ý nghĩa quyết định đến chiều hướng phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, đưa đến thắng lợi của Cách mạng Tháng tám năm 1945 – khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02 – 9 – 1945. - Thắng lợi của Cách mạng Tháng tám là sự khẳng định, kiểm chứng tính chân lý các quan điểm của Hồ Chí Minh thể hiện trong Cương lĩnh của Đảng; đó là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin được vận dụng, phát triển ngày càng sát, đúng với hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh. 5. Thời kỳ 1945 – 1969: Tư tưởng Hồ Chí Mimh tiếp tục phát triển, hoàn thiện - Vừa mới ra đời, chính quyền nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã đứng trước vô vàn khó khăn, thử thách, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh cách mạng Việt Nam đã vượt qua hiểm nguy, bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân pháp. - Với đường lối vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, thực hiện kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tư lực cánh sinh. Với vai trò là linh hồn của cuộc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng ta lãnh đạo nhân dân bảo vệ vững chắc thành quả của Cách mạng Tháng tám, đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp với sự giúp sức cao độ của đế quốc Mỹ (1945 - 1954). - Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh: vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, kết hợp chặt chẽ và đúng đắn giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến, vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, kế tục và phát triển kinh nghiệm chống xâm lược lâu đời của cha ông - Sau hệp định Giơnevơ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, nhưng đất nước bị chia cắt làm hai miền bởi âm mưu của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Đứng trước hoàn cảnh lịch sử đó, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã sớm xác định kẻ thù chính của cách mạng, đề ra nhiệm vụ chiến lược cách mạng cho mỗi miền đó là: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miềm Nam. Trong đó cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giữ vai trò quyết định đối với toàn bộ sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà; còn cách mạng ở miền Nam