Ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh

Vấn đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

  1. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
  • Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
  • Thực chất vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết ,thành lập nhà nước dân tộc độc lập
  • HCM đã viết nhiều tác phẩm như: Tâm địa thực dân, vực thẳm thuộc địa…tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng. 

Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa để quốc, thì HCM tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lenin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn HCM thì bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

docx 11 trang thamphan 3160
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_tu_tuong_ho_chi_minh.docx

Nội dung text: Ôn tập Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. Vấn đề 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa • Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc - Thực chất vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, xóa bỏ ách thống trị, áp bức, bóc lột của nước ngoài, giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc, thực hiện quyền dân tộc tự quyết ,thành lập nhà nước dân tộc độc lập - HCM đã viết nhiều tác phẩm như: Tâm địa thực dân, vực thẳm thuộc địa tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng. - Nếu như C.Mác bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn nhiều về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa để quốc, thì HCM tập trung bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. C.Mác và Lenin bàn nhiều về đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩa, còn HCM thì bàn nhiều về đấu tranh giải phóng dân tộc ở thuộc địa. • Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc Từ thực tiễn phong trào cứu nước của ông cha và lịch sử nhân loại. HCM khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh thời đại mới là CNXH. +Từ một nước thuộc địa đi lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam,HCM viết : “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thồ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. “Đi tới XHCS” là hướng phát triển lâu dài. Con đường đó là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở thuộc địa. b. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa • Phương thức tiếp cận – tiếp cận từ quyền con người Quyền con người: quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc (được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền 1791 của cách mạng Pháp). Từ quyền con người, HCM đã khái quát thành quyền dân tộc: “Tất cả dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. • Nội dung của độc lập dân tộc (nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa) Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. HCM nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ Quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Độc lập, tự do là quyền thiêng bất khả xâm phạm của các dân tộc, và là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Biểu hiện: - Tuyên ngôn độc lập: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập ” - Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” - Khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): HCM nêu rõ: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” c. Chủ nghĩa yêu nước chân chính – một động lực lớn của đất nước
  2. Hiếu với dân là thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, phục vụ nhân dân hết lòng. Phải gần dân, kính trọng và học tập nhân dân, phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc Yêu cầu cán bộ lãnh đạo phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: Là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức Hồ Chí Minh. • Cần: Siêng năng, chăm chỉ, lao động có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất với tinh thần tự lực cánh sinh • Kiệm: Tiết kiệm (tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của nước của dân); không xa xỉ, không hoang phí, phô trương, bừa bãi, liên hoan, chè chén lu bù. • Liêm: Tôn trọng của công, của dân. Phải trong sạch, không tham tiền của, địa vị, danh tiếng. • Chính: Không tà, thẳng thắn, đứng đắn. Không tự cao tự đại, không nịnh người trên, không khinh người dưới. Thể hiện qua 3 mối quan hệ: với mình, với người, với việc. Cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. • Chí công vô tư: là công bằng, công tâm, không thiên tư, thiên vị giữa quyền lợi và trách nhiệm của mình. Mối quan hệ giữa cần và kiệm: như 2 chân của 1 con người, cần mà không kiệm như gió vào nhà trống, nước đổ vào thùng không đáy. • Thương yêu con người, sống có tình, có nghĩa: là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất Tình yêu thương con người là một tình cảm rộng lớn, trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị áp bức bóc lột, những người cùng giai cấp, không phân biệt màu da, dân tộc. Ngoài ra còn thể hiện trong quan hệ hằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, những người lầm đường, lỡ lối, thương yêu nhân loại toàn thế giới • Có tinh thần quốc tế trong sáng: là đoàn kết quốc tế - Nội dung chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc: + Đó là sự tôn trọng và thương yêu tất cả các dân tộc, nhân dân các nước, đoàn kết với giai cấp vô sản toàn thế giới, với tất cả các dân tộc + Chống hằn thù, bất bình đẳng dân tộc, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, bành trướng bá quyền + Chủ trương giúp bạn là tự giúp mình - Đoàn kết quốc tế nhằm thực hiện những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị theo tinh thần: Bốn phương vô sản đều là anh em.
  3. 3. Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội 4. Xây dựng chính trị: dân quyền 5. Xây dựng kinh tế” c/ Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội - Một là, văn hóa là đời sống tinh thấn của xã hội, thuộc kiến trúc thượng tầng. Văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và các vấn đề này có quan hệ mật thiết với nhau, được coi trọng như nhau. - Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. + Văn hóa có tính tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế và chính trị: + Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị + Kinh tế và chính trị cũng phải có văn hóa Quan điểm về tính chất của nền văn hóa: 3 tính chất + Tính chất dân tộc: Cốt cách dân tộc, tinh tuý bên trong, đặc trưng của văn học + Tính khoa học: Thuận theo trào lưu tiến hoá của tư tưởng hiện đại: Hoà bình, độc lập, dân chủ, tiến bộ xã hội. Đấu tranh chống những gì trái với khoa học, phản tiến bộ, duy tâm, thần bí, mê tín dị đoan, biết gạn đục khơi trong, kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. + Tính chất đại chúng: phục vụ nhân dân, hợp với nguyện vọng, đậm đà tính nhân văn, là nền văn hóa do quần chúng xây dựng Hiện nay Đại hội Đảng toàn quốc lần 7 đã đổi 3 tính chất nền văn hóa trên thành nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Quan điểm về chức năng của văn hóa: văn hóa có ba chức năng chủ yếu sau - Một là, bồi dưỡng lý tưởng, tư tưởng đúng đắn, tình cảm cao đẹp: - Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí. - Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, phong cách lành mạnh, hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân *Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa: a) Văn hóa giáo dục
  4. a) Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng: - Hồ Chí Minh cho rằng trong thời đại mới để thực hiện giải phóng cho dân tộc thì yêu nước chưa đủ, cách mạng muốn thành công phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững . Như vậy, theo Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam . - Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc : Phải nhận thức đó là vấn đề sống còn quyết định thành bại của cách mạng . Mục tiêu hàng đầu, quyết định nhiệm vụ cách mạng. Hồ Chí Minh đã khái quát nhiều luận điểm nói lên vai trò to lớn của đại đoàn kết dân tộc như : • Đoàn kết làm ra sức mạnh . • Đoàn kết là lực lượng vô định . • Đoàn kết là thắng lợi . • Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt . Hồ Chí Minh khẳng định : “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công” b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc : - Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc và phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực của cách mạng . - Hồ Chí Minh xác định mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là “đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc” . 2. Về lực lượng của đại đoàn kết dân tộc : Theo quan điểm Hồ Chí Minh lực lượng đại đoàn kết dân tộc gồm : a. Đại đoàn dân tộc là đại đoàn kết toàn dân : - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân vì đại đoàn kết dân tộc là tập hợp đông đảo nhân dân trong một khối thống nhất để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng . - Đại đoàn kết dân tộc là tâp hợp đông đảo nhân dân vào một khối bao gồm nhiều tầng, nhiều nấc, nhiều cấp độ và quan hệ liên kết lực lượng của dân tộc từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, từ nhỏ đến lớn
  5. nếu làm tốt hiệp thương, dân chủ sẽ củng cố được mối quan hệ bền chặt, đồng thuận nhằm thực hiện mục tiêu bốn “chữ đồng” của nhân dân ta là : đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm . Nguyên tắc 4 : Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Bởi lẽ Mặt trận là tập hợp của nhiều tầng lớp, tôn giáo, giai cấp, bên cạnh cái chung có cái riêng, bên cạnh cái tương đồng có cái khác biệt, cục bộ. Vì vậy hiệp thương dân chủ để nhân lên cái tich cực, thu hẹp cái khác biệt để đi đến thống nhất, đoàn kết . Vấn đề 2: Quan điểm của HCM về mục tiêu, động lực của CNXH ở VN • Mục tiêu: Mục tiêu tổng quát - Theo HCM, mục tiêu chung của CNXH đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân. - Xây dựng một nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp CMTG. - Những mục tiêu cụ thể Về chính trị: là chế độ do nhân dân lao động làm chủ, nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Về kinh tế: Nền kinh tế XHCN với công – nghiệp hiện đại, KHKT tiến tến, bóc lột bị xóa bỏ dần, cải thiện đời sống nhân dân, kết hợp chặt chẽ các loại lợi ích kinh tế. Về VH – XH: Là một mục tiêu cơ bản của cách mạng XNCN, đó là xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, phát triển văn hóa nghệ thuật, Phương châm xây dựng nền văn hóa mới là: dân tộc, khoa học và đại chúng. CNXH gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát triển cao hơn CNTB về mặt giải phóng con người. Xã hội mà chúng ta xây dựng là một XH công bằng, dân chủ, có quan hệ tốt đẹp giữa người với người, các chính sách XH được quan tâm thực hiện, đạo đức – lối sống XH phát triển lành mạnh. • Động lực Để đạt được những mục tiêu của CNXH, theo HCM cần phải có những động lực, nhất là động lực bên trong. Những động lực đó là: vật chất và tinh thần, nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định: động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nồng cốt là công – nông – trí thức. Người nhận thấy được ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân với xã hội. Truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc, sức mạnh lao động sáng tạo của nhân dân là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của CNXH. HCM rất coi trọng động lực KT, phát triển KT, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc, lợi dân, gắn KT với kỹ thuật, với XH. Ngoài ra VH, KH, GD là một động lực tinh thần không thể thiếu của CNXH. HCM nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của CNXH. Đây là hạt nhân trong hệ động lực của CNXH. Ngoài ra phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc
  6. c/ Bản chất của ĐCSVN: - Là Đảng của GCCN, là đội tiên phong của GCCN nên sẽ mang bản chất của GCCN. Đả ng cũng là đội tiên phong của dân tộc -Bản chất GC của Đảng không được quy định bởi số lượng Đảng viên xuất thân từ CN mà ở nền tảng tư tưởng lí luận của Đảng là CN Mác – Lê Nin, đường lối của Đảng vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . Đảng đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân lao động và cho cả dân tộc và gắn bó máu thịt với dân tộc . d/ Tính chất của Đảng cầm quyền: + Đảng CSVN lãnh đạo nhân dân giành chính quyền và trở thành Đảng cầm quyền. Theo HCM, Đả ng cầm quyền là Đảng tiếp tục lãnh đạo sự nghiệp cách mạng trong điều kiện Đảng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân giành được quyền lực nhà nước và trực tiếp lãnh đạo bộ máy nhà nước đó để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. + Biểu hiện của 1 đảng cầm quyền: •Về mục đích lý tưởng của Đảng CQ: Không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích tổ quốc và lợi ích của nhân dân • Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Để thực hiện đư ợc quan điểm trên thì trước hết Đảng phải có tư cách, phẩm chất, năng lực. “Là người lãnh đạo” thì phải làm cho dân tin, dân phục để dân theo. “Đầy tớ” không phải là tôi tớ, tôi đòi mà là tận tâm phụng sụ nhân dân đem lại các quyền và lợi ích cho nhân dân. • Đảng cầm quyền, dân là chủ: Theo HCM, quyền lực phải thuộc về nhân dân. Dân làm chủ, Đảng lãnh đạo, Đảng phải lấy “dân làm gốc”.