Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

Trước lúc đi xa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống những quan điểm đó, nổi bật lên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối. Đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù.

doc 4 trang thamphan 3120
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • doctu_tuong_ho_chi_minh_ve_dai_doan_ket.doc

Nội dung text: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết

  1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Trước lúc đi xa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống những quan điểm toàn diện, nhất quán và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống những quan điểm đó, nổi bật lên tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng. Cách mạng muốn thành công phải có lực lượng đủ mạnh để chiến thắng kẻ thù và xây dựng xã hội mới. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đoàn kết rộng rãi, chặt chẽ và lâu dài toàn dân tộc thành một khối. Đoàn kết dân tộc kết hợp với đoàn kết quốc tế sẽ tạo ra sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh có ý nghĩa chiến lược. Đó là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được nhằm tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh với kẻ thù. Người căn dặn, trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết toàn dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, được xây dựng trên cơ sở lấy lợi ích tối cao của đất nước và quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động làm nền tảng; kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, lợi ích gia đình với lợi ích xã hội, lợi ích giai cấp với lợi ích dân tộc. Lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập, thống nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ; vì mục tiêu:“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Đó là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Đó là nguyên tắc “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Lấy cái bất biến, cái thống nhất, cái chung, cái ổn định làm điểm tương đồng mà điều hoà, giải quyết cái “vạn biến”, tức cái khác biệt về lợi ích, về ý kiến, về thị hiếu, về thành phần xã hội vốn có trong nhân dân, trong xã hội. Những lợi ích cơ bản của nhân dân lao động được biểu hiện cụ thể trong từng giai đoạn cách mạng. Để giải quyết đúng đắn mối quan hệ đó, theo Hồ Chí Minh, trước hết phải xử lý đúng mối quan hệ cốt lõi giữa giai cấp và dân tộc. Đi đôi với việc nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa giai cấp với dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh sự kết hợp chặt chẽ giữa dân tộc với quốc tế. Vì vậy, để cách mạng thành công, tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tiếp tục quán triệt sâu sắc trong quá trình xây dựng và hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, như Nghị quyết Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”; “Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là các tổ chức đảng, được thực hiện bằng nhiều biện pháp, hình thức, trong đó các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu”.
  2. thương, trí thức Thời kỳ này chính những đồng chí của Hồ Chí Minh đã phê phán đường lối cải lương "liên minh với tư sản và địa chủ vừa và nhỏ" của Hồ Chí Minh, không đúng đường lối đấu tranh giai cấp của Đệ Tam Quốc tế. Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố thành lập, giai đoạn 1945 - 1946, tình thế đất nước ở vào hoàn cảnh vô cùng hiểm nghèo, được ví như ngàn cân treo sợi tóc. Chính trong hoàn cảnh này, Hồ Chí Minh đã thể hiện tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc của ông, giúp đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo, giữ vững được nền độc lập non trẻ. Hồ Chí Minh đã gạt bỏ các bất đồng chính trị giữa các phe phái sang một bên, tập hợp các đảng phái chính trị để thành lập Chính phủ với mục tiêu phụng sự quốc gia, dân tộc. Trong đó mục tiêu độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc bao gồm: • Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng. • Đại đoàn kết là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. • Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. • Đại đoàn kết phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc là mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong tác phẩm “Nên Học Sử Ta”, Hồ Chí Minh đã viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào nhân dân ta đoàn kết muôn người như một thì đất nước ta độc lập tự do. Trái lại, lúc nào nhân dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn. Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi ” Đoàn kết là sức mạnh vô địch của chúng ta. Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.2002, tập 12, tr.287. Sức mạnh của Đảng là ở sự đoàn kết nhất trí. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối và chính sách của Đảng, tôn trọng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng. Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Sách đã dẫn (Sđd), tập 11, tr.23. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Sđd, tập 12, tr.497.