Bài giảng Thủy văn môi trường - Chương 8: Thủy văn đầm lầy - Nguyễn Thị Bảy


 

 6.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM LẦY.
Thủy văn đầm lầy là một trong những chương quan trọng của thuỷ văn đất
liền, nghiên cứu về sự trao đổi độ ẩm, về quy luật vật lý của quá trình
chuyển động của nước trong vùng có độ ẩm rất cao, và được bao phủ bởi
lớp sình lầy lắng đọng.
Đầm lầy là một dạng tạo ra từ thiên nhiên, trong đó bề mặt được bao phủ
bởi những khoáng sản thiên nhiên ngậm nước- sình lầy , mà bề dày của
lớp sình lầy này không được nhỏ hơn 30cm, và trên đó có sự sinh tồn của
những thực vật đặc trưng cho vùng đầm lầy. Còn khu vực đất có lớp sình
lầy nhỏ hơn 30cm thì được gọi là vùng đất bị sình lầy 

pdf 4 trang thamphan 26/12/2022 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thủy văn môi trường - Chương 8: Thủy văn đầm lầy - Nguyễn Thị Bảy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuy_van_moi_truong_chuong_8_thuy_van_dam_lay_nguy.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thủy văn môi trường - Chương 8: Thủy văn đầm lầy - Nguyễn Thị Bảy

  1. CHƯƠNG 8 THỦY VĂN ĐẦM LẦY 6.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ĐẦM LẦY. Thủy văn đầm lầy là một trong những chương quan trọng của thuỷ văn đất liền, nghiên cứu về sự trao đổi độ ẩm, về quy luật vật lý của quá trình chuyển động của nước trong vùng có độä ẩm rất cao, và được bao phủ bởi lớp sình lầy lắng đọng. Đầm lầy là một dạng tạo ra từ thiên nhiên, trong đó bề mặt được bao phủ bởi những khoáng sản thiên nhiên ngậm nước- sình lầy , mà bề dày của lớp sình lầy này không được nhỏ hơn 30cm, và trên đó có sự sinh tồn của những thực vật đặc trưng cho vùng đầm lầy. Còn khu vực đất có lớp sình lầy nhỏ hơn 30cm thì được gọi là vùng đất bị sình lầy. Sình lầy được hình thành từ một số điều kiện nhất định , là kết quả của sự chết từ từ hàng năm của thực vật một cách không hoàn toàn , tạo ra những đặc tính lý hoá riêng biệt đặc trưng cho vùng đầm lầy. Quá trình hình thành đầm lầy có thể xảy ra trong điều kiện khí hậu lạnh hoặc ấm , trên vùng cao hoặc đồng bằng ; tuy nhiên tốc độ hình thành trong những điều kiện khác nhau về khí hậu phụ thuộc vào hai điều kiện cơ bản sau: độ ẩm lớn trong khu vực và dòng nhiệt lượng vào khu vực. Nguyên nhân chính cho việc tích lũy dần của các vật chất trên bề mặt đất là sự luôn luôn dư thừa hơi ẩm trong đất và trên bề mặt đất trong điều kiện dòng chảy qua khu vực này rất yếu, và sự trao đổi nước xảy ra chậm. Sự dư thừa hơi ẩm trong đất và trên bề mặt đất làm cho trao đổi oxy không đủ, khiến cho không khí khó khăn vào đến các chỗ rỗng của các hạt vật chất, làm cho các thực vật bị chết không được phân huỷ hoàn toàn, dần dần tạo nên sình lầy, có khả năng ngậm nước rất cao.
  2. Trong trường hợp trên A-A có một số nơi có cao độ thấp hơn đường bão hoà, tại các nơi này, mực nước ngầm xuất lộ, đồng thời đất ở đây bị ẩm ướt quanh năm, cộng với sự chênh lệch giữa mưa và bốc hơi trong khu vực, sẽ tạo ra sự dư thừa về hơi ẩm trong khu vực rất nhiều. Đây là cơ hội thuận lợi cho sự phát triển đầm lầy. Đầm lầy có thể hình thành ngay cả ở những vùng đất thấm nhiều, vùng có địa hình lồi lên (nước mặt dễ chảy về hai phía ngược lại), nếu tại nơi này, cao độ thấp hơn cao độ của đường bão hoà. Còn thậm chí những nơi thấm ít, nhưng đường bão hoà thấp hơn địa hình khu vực thì cũng không thể hình thành được đầm lầy. 6.3 ĐỊA THẾ CỦA ĐẦM LẦY: Địa thế của đầm lầy và sự hình thành các sinh vật trên bề mặt được thể hiện qua sự thay đổi các điều kiện nhiệt độ và địa hình trong không gian. Vì yếu tố tạo nên đầm lầy là quá trình tích tụ các vật chất hữu cơ từ các thực vật chết hàng năm và sự phát triển các vi sinh vật sống, nên đầm lầy được đặc trưng bởi 4 dấu hiệu quan trọng sau đây: 1. Dấu hiệu địa hình 2. Thể loại thực vật, vi sinh vật trong vùng đầm lầy. 3. Sình lầy. 4. Mức độ bao phủ sình lầy hay mức độ đầm lầy hoá của khu vực. 6.1.3. Các hoạt động con người và nền kinh tế quốc dân ảnh hưởng đến quá trình hình thành đầm lầy: Sự hình thành và phát triển đầm lầy có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người và kinh tế quốc dân dưới nhiều dạng khác nhau: 1. Việc xây dựng các đập tràn trên các sông để làm tăng mực nước, xây các hồ chứa nước ở các nhà máy thủy điện làm tăng mực nước ngầm ở các vùng lân cận, làm tăng độ ẩm trong đất. 2. Việc chặt phá rừng bừa bãi quy mô lớn, trên các khu vực có địa hình tương đối phẳng làm giảm khả năng chuyển tải và bốc hơi của