Bài thuyết trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhóm 8 - Quê hương gia đình và tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chân dung cụ Nguyễn Sinh Sắc

    Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định.

pptx 68 trang thamphan 30/12/2022 4840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài thuyết trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhóm 8 - Quê hương gia đình và tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_thuyet_trinh_mon_tu_tuong_ho_chi_minh_nhom_8_que_huong_g.pptx

Nội dung text: Bài thuyết trình môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - Nhóm 8 - Quê hương gia đình và tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh

  1. BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 8 MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH QUÊ HƯƠNG GIA ĐÌNH VÀ TiỂU SỬ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
  2. 1. Quê hương gia đình Bác Hồ Quê nội của Bác Hồ - Làng Kim Liên
  3. 1. Quê hương gia đình Bác Hồ Chân dung cụ Nguyễn Sinh Sắc Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy, người dân còn gọi là Cụ Phó bảng; 1862 – 1929) là cha của Hồ Chí Minh. Ông là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy, lớn lên trong một môi trường Nho học dưới sự nuôi dạy của nhà Nho và cha vợ của mình là cụ Hoàng Xuân Đường, ông đỗ cử nhân năm 1894 và Phó bảng năm 1901. Năm 1906, ông được triều đình bổ nhiệm chức Thừa biện bộ Lễ ; năm 1909, ông nhậm chức Tri huyện Bình Khê tỉnh Bình Định. Cụ được ghi nhận là người bền chí phấn đấu khổ học cả nửa đời người. Khi đã đỗ đạt, Cụ vẫn sống bình dị, gần gũi với quần chúng nhân dân. Cuộc đời Cụ là tấm gương sáng ngời của một nhà nho yêu nước, thương dân, giàu nghị lực và được nhân dân hết lòng yêu mến.
  4. 1. Quê hương gia đình Bác Hồ Chân dung bà Nguyễn Thị Thanh Bà là người chị cả kính yêu của Bác, là một cô gái có nhan sắc, thông minh, sớm hình thành tư tưởng yêu nước, căm thù giặc, hy sinh cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh chống Pháp; chống cường hào ác bá.
  5. 1. Quê hương gia đình Bác Hồ Nguyễn Sinh Nhuận Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Xin, là con trai út trong gia đình, sau khi sinh bé, bà Hoàng Thị Loan bệnh nặng và qua đời. Nguyễn Sinh Xin được gửi về quê ngoại Hoàng Trù để chăm sóc nhưng vì ốm yếu nên qua đời mấy tháng sau đó.
  6. 2. Thời kì trước năm 1911 Năm 1901, bà Hoàng Thị Loan và người em Nguyễn Sinh Xin qua đời. Đây là năm xảy ra nhiều biến cố lớn đối với cuộc đời Nguyễn Sinh Cung Tháng 5-1901, ông Nguyễn Sinh Huy(tên mới của Nguyễn Sinh Sắc) đậu Phó bảng khoa thi hội Tân Sửu. Khoảng tháng 9-1901, Nguyễn Sinh Cung cùng gia đình chuyển về sống ở quê nội. Lúc này Nguyễn Sinh Cung đổi tên thành Nguyễn Tất Thành. Tại quê nhà, Nguyễn Tất Thành được gửi đến học chữ Hán với các thầy giáo Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý và sau là thầy Trần Thân.
  7. 2. Thời kì trước năm 1911 Tháng 4-1908, anh tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân tỉnh Thừa Thiên, khởi đầu cho cuộc tranh đấu suốt đời Người vì quyền lợi của nhân dân lao động. Vì những hoạt động yêu nước, tham gia cuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành bị thực dân Pháp để ý theo dõi. Tuy nhiên, tháng 8-1908, Nguyễn Tất Thành, với tên gọi Nguyễn Sinh Côn, vẫn được ông Hiệu trưởng Quốc học Sukê (Chouquet) tiếp nhận vào học tại trường. Tháng 9- 1908, Nguyễn Tất Thành vào lớp trung đẳng (lớp nhì) (cours moyen) tại Trường Quốc học Huế.
  8. 2. Thời kì trước năm 1911 Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành rời Phan Thiết vào Sài Gòn. Ở Sài Gòn một thời gian ngắn, anh thường đi vào các xóm thợ nghèo, làm quen với những thanh niên cùng lứa tuổi. Ở đâu anh cũng thấy nhân dân lao động bị đọa đày, khổ nhục. Nguyễn Tất Thành cũng hay đến những cửa hàng ở gần cảng Sài Gòn, để tìm cách xin việc làm trên tàu, thực hiện ước mơ có những chuyến đi xa.
  9. 3. Thời kì 1911 - 1920 Với bí danh Vǎn Ba, Nguyễn Tất Thành nhận làm phụ bếp cho tàu Amiran Latusơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville) của hãng Nǎm sao, rời Sài Gòn đi Marseille, Pháp, bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
  10. 3. Thời kì 1911 - 1920 Qua cuộc hành trình đến nhiều nước tư bản, đế quốc, thuộc địa, Người rất xúc động trước cảnh khổ cực, bị áp bức của người dân lao động. Ở Người đã nảy sinh ý thức về sự cần thiết, đoàn kết những người bị áp bức để đấu tranh cho nguyện vọng và quyền lợi chung. Nǎm 1918, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc. Nǎm 1919 các nước đế quốc thắng trận họp Hội nghị Véc-xây (Versailles). Nhân dịp này thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc (tên mới của Nguyễn Tất Thành) đã gửi tới Hội nghị bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam.
  11. 3. Thời kì 1911 - 1920 Nguyễn Ái Quốc đó là quyết định bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp (tháng 12-1920).
  12. 4. Thời kì 1921 - 1930 1921: Người sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc. 1922 : Ra báo “ Le Paria” (Người cùng khổ) vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng.
  13. 4. Thời kì 1921 - 1930 1923 : Sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó làm việc ở Quốc tế Cộng sản. tận mắt chứng kiến những thành tựu về mọi mặt của nhân dân Liên Xô, sau đó vào học lớp bồi dưỡng tại trường Đại học Phương Đông.
  14. 4. Thời kì 1921 - 1930 Thẻ đại biểu cấp cho Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Matxcơva, năm 1924
  15. 4. Thời kì 1921 - 1930 Tháng 6-1925 :Người thành lập “ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” (là tiền thân của Đảng CSVN sau này) và cho xuất bản tuần báo “ Thanh niên” làm cơ quan ngôn luận của Hội. Tuần báo Thanh niên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với chức năng tuyên truyền và vận động.
  16. 4. Thời kì 1921 - 1930 Những tác phẩm lý luận chủ yếu của Người thời kỳ này như Báo cáo Trung kỳ, Nam kỳ và Bắc kỳ; Bản án chế độ thực dân Pháp; Đường Kách mệnh (1927) ; Cương lĩnh đầu tiên của Đảng; cho thấy những luận điểm về cách mạng Việt Nam được hình thành cơ bản
  17. 5. Thời kì 1930 – 1945: Vượt thách thức, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng, nêu cao tư tưởng độc lập. Là thắng lợi của tư tưởng chủ tịch Hồ Chí Minh. • Ngày 6 tháng 6 nǎm 1931, Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) bị chính quyền Anh bắt giam trái phép tại Hồng Kông (Trung Quốc).
  18. • TờL'Humanité số ra ngày 9/8/1932 đưa tin Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trong trạm xá nhà tù tại Hồng Kông, đồng thời tố cáo đây là âm mưu của thực dân Pháp câu kết với thực dân Anh nhằm ám sát người lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. • 28/12/1932: Nhờ sự biện hộ và giúp đỡ tận tình của luật sư Frank Loseby, Tống Văn Sơ được thả. Nguyễn Ái Quốc đi Thượng Hải rồi bí mật quay trở lại Liên Xô.
  19. 5. Thời kì 1930 - 1945 • Đầu tháng 6/1940, Nguyễn Ái Quốc với bí danh đồng chí Vương đến Thuý Hồ gặp các đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp từ trong nước sang. • Cuối tháng 7/1940, Người trở lại Côn Minh. • Tháng 10/1940, Nguyễn Ái Quốc lại cùng một số đồng chí rời Côn Minh đi Quế Lâm (Quảng Tây) tìm đường trở về nước theo hướng mới. Tại đây, Người cho lập lại Việt Nam độc lập đồng minh - tổ chức chính trị chống đế quốc của người Việt Nam. • Hai tuần tháng 12-1940, Nguyễn Ái Quốc cùng một số cán bộ rời Quế Lâm đi xuống Tĩnh Tây. • Người cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Phùng Chí Kiên, Đặng Văn Cáp được đồng chí Hoàng Sâm dẫn đường, qua Nậm Bo xuống Nậm Quang (sát biên giới Việt – Trung). Tại Nậm Quang, Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện cho 43 cán bộ cách mạng Việt Nam.
  20. 5. Thời kì 1930 - 1945 • Ngày 13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc lên đường sang Trung Quốc. Người lấy tên mới là Hồ Chí Minh. • Ngày 27/8/1942, khi đến phố Túc Vinh (Thiên Bảo, Quảng Tây), Hồ Chí Minh bị bắt với lý do những giấy tờ tuỳ thân của Người đã quá hạn sử dụng.
  21. 5. Thời kì 1930 - 1945 • Ngày 10/9/1943, Người được trả tự do, nhưng vẫn bị quản chế. Sức khoẻ của Người sau khi ra tù rất yếu. • Cuối tháng 10/1943, theo yêu cầu của Trương Phát Khuê, Hồ Chí Minh tham gia một số hoạt động của Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội – tổ chức của người Việt Nam tại Trung Quốc. • Cuối tháng 11/1943, Hồ Chí Minh đã chuyển đến ở tại trụ sở Tổng bộ Việt Nam Cách mạng Đồng minh hội tại đường Ngư Phong, thành phố Liễu Châu.
  22. • Từ ngày 10-19/5/1941: Hội nghị Trung Ương lần 8 tại Pác Bó( Cao Bằng ), dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc, Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chuyển hướng chiến lược cách mạng VN. • Những quan điểm và đường lối đúng đắn, sang tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945.
  23. 6. Thời kì 1945 - 1969 Ngày 2 tháng 9 năm 1945 trên quảng trường Ba Đình tại Hà Nội, Bác tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
  24. 6. Thời kì 1945 - 1969 Cuối tháng 3 năm 1946, Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục”. “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục” do Bác Hồ tự tay viết với văn phong bình dị, rõ ràng, ai cũng có thể hiểu được. Người có viết: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần; mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe.”
  25. 6. Thời kì 1945 - 1969 Ngày 19 tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
  26. 6. Thời kì 1945 - 1969 Ngày 19-9-1954, Người về thăm Đền Hùng, gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
  27. 6. Thời kì 1945 - 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến công tác giáo dục, để giáo dục ngày càng phát triển và phát huy được vai trò to lớn Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người Trích Bài nói của Bác Hồ đăng báo Nhân Dân, số1645, ra ngày 14/9/1958
  28. 6. Thời kì 1945 - 1969 Người mất vào ngày 2 tháng 9 năm 1969, hưởng thọ 79 tuổi , để lại nỗi tiếc thương vô cùng to lớn đối với hàng triệu đồng bào cả nước
  29. 7. Trò chơi Có 10 câu hỏi trắc nghiệm, gồm 5 câu hỏi lý thuyết và 5 câu hỏi âm nhạc. Mỗi nhóm đều có quyền trả lời câu hỏi bằng cách giơ phiếu trả lời , đúng sẽ được 10đ, sai không bị trừ điểm 2 đội nào được nhiều điểm nhất sẽ nhận được phần quà khích lệ
  30. 7. Trò chơi 2. Nguyễn Tất Thành đã dạy ở trường Dục Thanh vào thời gian nào A. 9/1910 đến 1/1911 B. 9/1910 đến 2/1911 C. 9/1910 đến 3/1911 D. 9/1910 đến 4/1911
  31. 7. Trò chơi 4. Bác Hồ về nước sau 30 năm bôn ba hải ngoại vào thời gian nào? A. 28/1/1941 B. 27/3/1941 C. 19/5/1941 D. 23/7/1941
  32. 7. Trò chơi 6. Đây là bài hát nào? A. Từ làng Sen B. Hát về Bác Hồ vĩ đại C. Ca ngợi Hồ Chủ tịch D. Dấu chân phía trước
  33. 7. Trò chơi 8. Tên gọi chính xác của bài hát này là gì? A. Như có Bác Hồ trong B. Như có Bác trong ngày ngày vui đại thắng đại thắng C. Như có Bác Hồ trong D. Như có Bác trong ngày ngày đại thắng vui đại thắng
  34. 7. Trò chơi 10. Ai là tác giả bài hát này? A. Phong Nhã B. Phạm Tuyên C. Hoàng Vân D. Thuận Yến