Báo cáo Thí nghiệm vật liệu học và xử lý - Bài 2: Xem cấu trúc tế vi - Nguyễn Viết Hải

BÀI 2. XEM CẤU TRÚC TẾ VI
1. MỤC TIÊU THÍ NGHIỆM
- Phương pháp làm mẫu để nghiên cứu tổ chức tế vi gồm các khâu: chọn mẫu,
cắt mẫu, mài, đánh bóng và tẩm thực.
- Tầm quan trọng của công tác chuẩn bị mẫu và ảnh hưởng của nó đến kết quả
nghiên cứu.
- Làm quen với những vật liệu và thiết bị cần thiết cho công việc làm mẫu.
- Chọn dung dịch tẩm thực cho thích hợp. 
pdf 5 trang thamphan 30/12/2022 1520
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Thí nghiệm vật liệu học và xử lý - Bài 2: Xem cấu trúc tế vi - Nguyễn Viết Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_thi_nghiem_vat_lieu_hoc_va_xu_ly_bai_2_xem_cau_truc.pdf

Nội dung text: Báo cáo Thí nghiệm vật liệu học và xử lý - Bài 2: Xem cấu trúc tế vi - Nguyễn Viết Hải

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN THIẾT BỊ & CNVL CƠ KHÍ BÀI BÁO CÁO XEM CẤU TRÚC TẾ VI SVTH : NGUYỄN VIẾT HẢI MSSV : 1510925 GV LÝ THUYẾT : TRƯƠNG VĂN TRƯỜNG NHÓM HỌC LÝ THUYẾT : L04-A NGÀY THỰC HÀNH : Chiều-22/4/2017 NHÓM THỰC HÀNH : Nhóm L07 TP. HCM, THÁNG 04 NĂM 2017
  2. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ Đánh bóng kéo dài cho dến khi bề mặt không còn vết xước nào. Không nên đánh bóng quá lâu, dễ làm tróc các pha quá cứng hoặc quá mềm. Nếu thấy trên kính hiển vi vẫn còn nhiều vết xước thì nên đánh bóng lại. d) Đánh bóng bằng dung dịch Nguyên tắc của đánh bóng điện phân là dùng phương pháp hòa tan anod trong dung dịch điện phân dưới tác dụng của dòng điện một chiều. Tùy theo chế độ điện, mà ta có thể đánh bóng và tẩm thực mẫu ngay trên máy. Đánh bóng điện phân có ưu điểm là rất bóng và không tạo ra lớp biến dạng trên bề mặt mẫu, thời gian tương đối nhanh. e) Tẩm thực Mẫu sau khi đánh bóng, đem rửa sạch, thấm và sấy khô rồi quan sát trên kính hiển vi. Ta có thể thấy trên mẫu có cá vết xước nhỏ do đánh bóng chưa tốt, các vết nứt tế vi, rỗ khí, xỉ tạp chất, một số pha và tổ chức như cacbit, graphit, chì Tẩm thực là quá trình ăn mòn bề mặt mẫu bằng các dung dịch háo học thích hợp, gọi là dung dịch tẩm thực. Khi tẩm thực, biên giới các pha, các vùng tổ chức sẽ bị ăn mòn, nhưng với những tốc độ khác nhau. Sau khi tẩm thực bề mặt mẫu sẽ lồi, lõm tương ứng với các pha và tổ chức. Do đó, có thể nhận biết được hình dáng, kích thước và sự phân bố của các pha. 3. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM - Đầu tiên nhận được mẫu và các loại giấy nhám 220, 400, 600 và 1000. Ta lần lượt mài mẫu theo thứ tự giấy nhám từ thấp lên cao. -Đầu tiên vơi giấy mài 220, ta giữ phôi sao cho bề mặt mẫu áp sát vào giấy nhám và mài từ trên xuống theo 1 chiều. Liên tục mài như thế từ 3-4 phút cho mẫu có các vết xước dọc song song nhau. -Tiếp đến là giấy 400, ta xoay mẫu 900 và tiến hành các bước trên. Mài đến khi nào các vết xước cũ bị xóa đi và tạo thành các vết xước mới song song với nhau. -Tiếp theo là giấy nhám 600, cũng thực hiện các bước như với giấy nhám 400. -Khi hoàn thành mài với 3 loại giấy nhám trên, ta tiến hành đánh bóng mẫu bằng giấy nhám 1000. Ta gắn giấy nhám 1000 lên bàn quay, mở máy và mở nước. Giữ chặt mẫu, áp mẫu xuống mặt giấy nhám, giữ ở đó khoảng 20 giây, sau đó lại xoay mặt mẫu 900 và giữ khoảng 20s. Tiếp tục như thế 4 lần. Khi hoàn thành, ta lấy bông khô lau khô và sạch bề mặt. SV: NGUYỄN VIẾT HẢI 3
  3. BÁO CÁO THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU HỌC VÀ XỬ LÝ SAU KHI TẨM THỰC 5. NHẬN XÉT – RÚT RA KẾT LUẬN Dựa trên tổ chức tế vi của mẫu được nhận(ảnh mẫu sau khi tẩm thực), ta có thể đưa ra kết kết quả như sau: Mẫu là thép trước cùng tích với tỉ lệ cacbon vào khoảng 0.6% Theo tính toán từ qui tắc đòn bẩy, khi lượng cacbon tang lên thì tỷ lệ phần Peclit (màu tối) trong tổ chức tang lên, còn ferric (phần sang) giảm đi. Nếu không chứa cacbon hay quá ít cacbon (0.02-0.05) tức là màu sang hoàn toàn. Với 0.1% C thì tỷ lệ phần tối là 1/8, với 0.4% C thì tỷ lệ phần sáng là 1/2 và với 0.6% C là 3/4, cuối cùng với 0.8% là tối hoàn toàn. SV: NGUYỄN VIẾT HẢI 5