Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc (Structural Geology) tại Đồng Nai

CHƯƠNG 1 – ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

  1. Đặc điểm tự nhiên
    1. Đồng Nai
      1. Vị trí địa lý

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.

docx 48 trang thamphan 30/12/2022 780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc (Structural Geology) tại Đồng Nai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_dia_chat_kien_truc_structural_geology_tai_d.docx

Nội dung text: Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc (Structural Geology) tại Đồng Nai

  1. 1.1.1.2. Địa hình Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau: - Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng: • Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại. • Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng. - Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng địa hình khác bao trùm hầu hết các khối Bazan, phù sa cổ. Đất phân bổ trên địa hình này gồm nhóm đất đỏ vàng và đất xám. - Dạng địa hình núi thấp: Bao gồm các núi sót rải rác và là phần cuối cùng của dãy Trường Sơn với độ cao thay đổi từ 200 - 800m. Địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Bắc của tỉnh thuộc ranh giới giữa huyện Tân Phú với tỉnh Lâm Đồng và một vài núi sót ở huyện Định Quán, Xuân Lộc. Tất cả các núi này đều có độ cao (20–300), đá mẹ lộ thiên thành cụm với các đá chủ yếu là granit, đá phiến sét. Nhìn chung đất của Đồng Nai đều có địa hình tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc 15o chiếm khoảng 8%. 1.1.1.3. Khí hậu - Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ Bazan), có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa). 7
  2. 1.1.2.2. Địa hình Địa hình thành phố Bảo Lộc có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lung. - Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI). Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thị xã. - Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m. Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu. - Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày. 1.1.2.3. Khí hậu Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau: - Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. - Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80 - 90%. 9
  3. - Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. - Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê Bắc 1.738 m) và hòn Bộ (Láp Bê Nam 1.709 m). Ở phía Bắc, ngự trị cao nguyên Lang Biang là dãy núi Bà (Lang Biang) hùng vĩ, cao 2.169 m, kéo dài theo trục Đông Bắc - Tây Nam từ suối Đa Sar (đổ vào Đa Nhim) đến Đa Me (đổ vào Đạ Đờng). Phía Đông án ngữ bởi dãy núi đỉnh Gió Hú (1.644 m). Về phía Tây Nam, các dãy núi hướng vào Tà Nung giữa dãy Yàng Sơreng mà các đỉnh cao tiêu biểu là Pin Hatt (1.691 m) và You Lou Rouet (1.632 m). - Bên ngoài cao nguyên là các dốc núi từ hơn 1.700 m đột ngột đổ xuống các cao nguyên bên dưới có độ cao từ 700 m đến 900 m. 1.1.3.3. Khí hậu Do ảnh hưởng của độ cao và rừng thông bao bọc, Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Nhiệt độ trung bình 18–21°C, nhiệt độ cao nhất chưa bao giờ quá 30°C và thấp nhất không dưới 5°C. Chính thông Đà Lạt giúp cho Đà Lạt thêm phần mát mẻ. Đà Lạt có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11 đến tháng 4. Mùa hè thường có mưa vào buổi chiều, đôi khi có mưa đá. Lượng mưa trung bình năm là 1562 mm và độ ẩm 82%. Đà Lạt không bao giờ có bão, chỉ có gió lớn do ảnh hưởng bão từ biển thổi vào vì sườn đông không có núi che chắn. 1.2. Kinh tế xã hội 1.2.1. Đồng Nai - Dân cư: Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 là 2.559.673 người, trong đó: • Phân theo khu vực thành thị - nông thôn thì:  Thành thị là: 855.703 người  Nông thôn 1.703.970 người. 11
  4. 1940 để trồng chè, cà phê, Về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả. - Công nghiệp của thị xã Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc Các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào. Bảo Lộc là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu Bảo Lộc có tiềm năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Tại đây có trữ lượng lớn bô xít và cao lanh, trong đó bô xít có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1 (có hàm lượng Al2O3=44,69%; SiO2=6,7%) là 209 triệu tấn. - Ngoài ra Du lịch cũng là một thế mạnh của Bảo Lộc. 1.2.3. Đà Lạt - Dân cư: Dân số 188.467 người (2004), mật độ 469 người/km² - Nông nghiệp: Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối. - Lâm nghiệp: Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. - Đà Lạt là thành phố du lịch trọng điểm của cả nước. 1.3. Lịch sử nghiên cứu địa chất 1.3.1. Tỉnh Đồng Nai - Từ đầu thập niên của thế kỷ 20, địa chất tỉnh Đồng Nai đã được biết đến qua khảo sát phát hiện trầm tích Jura tướng biển ở Trị An, Cây Gáo của M.Lantenoi. Năm 1929, F.Blodel đã chú trọng nghiên cứu Basalt và quá trình phong hóa của chúng. Năm 1937, E.Saurin đã phân chia cát kết chứa hóa thạch 13
  5. - Từ sau năm 1975 đến nay, cùng với các lĩnh vực cơ bản khác, việc điều tra địa chất - khoáng sản tỉnh Lâm Đồng đã được đầu tư và phát triển đáng kể từ hai phía: Trung ương và địa phương. Đến nay, trên diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng, Nhà nước đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ điều tra địa chất - khoáng sản (ĐCKS) và các nghiên cứu kết hợp tỷ lệ nhỏ (sơ lược) 1:500.000 và 1:200.000. - Từ năm 1990 đến nay, nhiệm vụ điều tra ĐCKS phạm vi tỉnh Lâm Đồng cũng như miền Nam Việt Nam đã chuyển tiếp sang giai đoạn hai giai đoạn điều tra tỷ lệ trung bình (1:50.000) chuẩn quốc gia. Riêng ở Lâm Đồng đã đo vẽ bản đồ địa chất - điều tra khoáng sản (1:50.000) xong được khoảng 4.000 km2 (xấp xỉ 1/2 diện tích), bao gồm phạm vi Đà Lạt và phụ cận, phạm vi huyện Đức Trọng - Lâm Hà giáp Dak Lak, một phần của huyện Di Linh. Phạm vi thuộc huyện Bảo Lộc, bắc Di Linh tuy chưa đo vẽ bản đồ địa chất chuẩn quốc gia nhưng công việc điều tra ĐCKS trong giai đoạn một đã được tiến hành khá chi tiết trong công trình tìm kiếm chi tiết và thăm dò các khu mỏ bauxit, than nâu, sét bentonit, sét diatomit. 15
  6. đồng nhất. Độ dày khoảng 80 m. Xi măng gắn kết có thành phần: cát kết, cát sạn kết, đôi khi có chứa vôi. Hình 2.1.4 – Cuội kết hỗn tạp tầng Châu thới tại Bửu Long • Tập 2: Cát kết Arkose màu xám xanh, chứa các mảnh dăm đá phun trào, độ dày khoảng 160 m. Và hệ thống 3 khe nứt (Hệ thống khe nứt đo tại mặt có chữ vạn: đường phương: 2850,góc dốc: 850) Hình 2.1.5 - Cát kết Arkose tập 2 hệ tầng Châu Thới tại Bửu Long 17
  7. • Tập 3: Sét kết, bột kết chứa vôi và có chứa hóa thạch tuổi T2 2.1.2. Hệ tầng Dakkong (J1dk) - Cầu Trị An - Gần như là phần thấp nhất đới Đà Lạt. - Toạ độ: 11O6′5" B - 107O1'29" Đ - Cao độ: 35m - Thành phần thạch học: Đá trầm tích sét kết, bột kết. Đá có màu đen, bị nứt nẻ, vò nhỏ uốn nếp. Trầm tích chứa vôi (dấu hiệu của trầm tích biển ven bờ) Hình 2.1.8 – Bột kết bị nứt nẻ tại cầu Trị An Hình 2.1.9 – Đá bột kết có cấu tạo vi dài (các dãy cát kết nừm trong đá bột kết) 19
  8. 2.1.4. Hệ tầng đèo Bảo Lộc (J3K1đbl_thượng Jura) - Hệ tầng được đặt tên theo địa danh đèo Bảo Lộc, nơi phổ biến các loại đá của hệ tầng. - Tọa độ 11o37′124" B - 108O13'681"Đ - Cao độ 850m - Thành phần thạch học: • Đá phiến sét-silic, đá phiến sét xen anđesitođacit, 300m. • Anđesitođacit, anđesit, lớp kẹp tuf anđesit, 205 m; cát kết tuf, bột kết tuf, anđesit, 220m đacit, ryođacit, tuf, 150m. • Nguồn gốc lục địa, nguồn núi lửa. - Điểm quan sát: Mỏ đá xây dựng Andesit trên đường QL20 (km 108) - Đỉnh đèo Bảo Lộc. (chủ yếu: Andesit, andesit porphyrit màu đen, đá có kiến trúc porphyrit, cấu tạo khối.) Hình 2.1.12 - Đá phun trào Andesite hệ tầng Đèo Bảo Lộc tại mỏ đá xây dựng Andesite 21
  9. Hình 2.1.14 – Đá bazan dạng cột 2.1.6. Hệ tầng Dakrium (K2đr_thượng Kreta) - Phân bố: Nam Trung Bộ và Đông Nam,các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai, dọc suối Đắc Rium, vùng gần đường QL20 - Tọa độ:11039’42’’B – 108015’59’’Đ - Cao độ: 840m - Thành phần thạch học: • Cuội kết hỗn tạp, sạn kết, cát kết nâu tím, 100 - 150m • Bột kết nâu,cát kết và sạn kết sáng màu hơn, 150 - 350m - Điểm quan sát: Thác Pongour với đá cát kết, bột kết và sét kết, trong đó sét bột kết là chủ yếu, có cấu tạo chủ yếu là nằm ngang, phân dải song song 23
  10. 2.1.7. Hệ tầng Đơn Dương - Thành phần thạch học: • Cuội kết, sỏi kết, sạn kết arkos, tufit, bột kết nâu đỏ, thấu kính ryolit • Đacit porphyr, lớp kẹp cát kết và bột kết tuf, thấu kính anđesit, tulf anđesite • Cát kết và bột kết tulf, sét kết nâu đỏ • Đặc xít porphyr, tuf đacit, ryođacit porphyr, ryolit - Điểm quan sát: Tại thác Prenn quan sát ở đỉnh núi có đá phun trào có thể là andesite hoặc rhyolite - Hình 2.1.17 - Khe nứt (1) trong hệ thống khe nứt trên lớp đá phun trào hệ tầng Đơn Dươn (đường phương: 1500, góc dốc: 750) Hình 2.1.18 - Khe nứt (2) trong hệ thống khe nứt trên lớp đá phun trào hệ tầng Đơn Dương (đường phương: 1400, góc dốc: 900) 25
  11. Hình 2.2.3 – Mạch xuyên cắt Diapa tại mỏ đá Cam Ly 27
  12. 2.2.3. Phức hệ Cù Mông xuyên cắt Ecm - Phức hệ gồm: • Các đá: gabrodiabaz, diabaz, grabro porphyrit, gabrodiabas porphyrit, • Các đai mạch kích thước từ vài chục cm đến vài chục m • Các đá màu xám xanh xẫm kiến trúc porphyr với ban tinh plagiocla, horblend (pyroxen) - Quan sát tại thác Pongour: Mạch đá gabro diabaz: hạt mịn, kiến trúc diabaz, vi tinh, khoáng vật dạng que plagiocla trên nền pyroxen nguồn gốc từ manti trên Hình 2.2.5 - Mạch diabaz phức hệ Cù Mông tại thác Pongour. (ngang 3m-dài 80m) đường phương 3400B 29
  13. • Tập 2: Cát kết Arkose Hình 2.3.2 – Cát kết Arkose (Phương vị đường phương 1300 ; Gốc dốc 900) Hình 2.3.3 – Khe nứt ngang trên đá cuội kết Arkose hệ tầng Châu Thới tại Bửu Long (Phương vị đường phương 1700 ; Gốc dốc 300) 31
  14. 2.3.3. Phức hệ Định Quán (K1dq) - Sau khi hoạt động magma phun trào andezit kết thúc thì bắt đầu có hoạt động magma xâm nhập cũng cùng nguồn cùng lò magma từ dưới sâu đưa lên thì kết tinh ở dưới ngầm khoảng 3-5 km thì nó nguội lạnh cũng từ magma đó và tạo thành đá diorite và grano diorite. Hình 2.3.6 – Phong hóa bóc vỏ tròn tại Định Quán Hình 2.3.7 – Khe nứt tại Định Quán 33
  15. 2 2.3.5. Hệ tầng Xuân Lộc 푄1xl - Được hình thành trong giai đoạn tân kiến tạo Neogen đệ tứ. - Tại đây bazan phun lên theo cơ chế khe nứt lưỡi dung nham đi lên theo khe nứt và trào ra - Trong quá trình đi lên từ dưới sâu có thành phần được kết tinh trước đó là siêu mafic ( đá xâm nhập sâu ) và được bắt tù bởi đá bazan do đó đá bazan được xuất phát từ một nơi rất sâu. - Đá bazan có cấu tạo lỗ hổng dạng elipse do khi magma phun lên chạy theo hướng dòng chảy - Đá bazan có tính linh động rất lớn ( chạy rất xa ) và độ nhớt thấp nên rất phổ biến phủ hết Đông Nam Bộ - Còn khi ở Thác pren lúc bazan phun trào lên khi gặp địa hình thấp, tích tụ dày nên khi kết tinh có dạng trụ. - Khi độ dày dòng dung nham lớn khi chảy càng xa càng nguội dần và tạo dàng một chòm rất lớn tạo thành hàm ếch. Hình 2.3.9 – Đá trầm tích kỷ Jura (Phương vị đường phương 2200 ; Gốc dốc 400) 35
  16. 2.3.7. Phức hệ Angkroet (K2ak) - Granite đi lên gặp đá có trước K1 (Hệ tầng Dakrong) gây sừng hóa - Khi kết tinh xong thì còn lượng dung dịch nhiệt dịch lên gặp phần kết tinh trước (cùng lò) biến chất tiếp xúc gây phản ứng trao đổi mang đến mang đi ra sản phẩm greisen - Có nhiều hệ thống khe nứt: • Hệ thống khe nứt nằm ngang. • Hệ thống khe nứt có mạch thạch anh cỗ bị gián đoạn bởi khe nứt trẻ. Hình 2.3.11 – Đai mạch Diabaz ở mỏ đá Cam Ly  Phương vị đường phương 1350.  Gốc dóc 600.  Bề ngang ngắn nhất 60cm  Bề ngang dài nhất 1m 37
  17. 100% diện tích. Bazan bị phong hóa nứt vỡ hoặc mềm bở, phong hóa theo khe nứt, dày 1 - 5 m. Trên bề mặt địa hình thường gặp là các tảng bazan đặc xít hoặc lỗ rỗng nằm ngổn ngang xen lẫn với bột sét màu xám, xám đen đôi nơi nâu đỏ và các kết vón laterit dạng hạt đậu. - Bên cạnh đó còn thấy được các địa hình bị bóc mòn. Sản phẩm của quá trình bóc mòn là các bề mặt san bằng, sườn các khối núi, dãy núi, sườn các thung lũng. Những bề mặt san bằng có diện tích rộng tạo nên các đồng bằng bóc mòn. Nằm trong khu vực nâng yếu tân kiến tạo, quá trình pediment hóa phát triển mạnh mẽ, hình thành trên hầu hết diện tích là các bề mặt san bằng có tuổi từ Miocen giữa đến Pleistocen sớm. Các địa hình tích tụ tạo nên các thềm sông, bãi bồi, đầm lầy, hồ, 2.5. Khoáng sản 2.5.1. Đá Magma - Chủ yếu là ba loại: andesite, granite và basalt. - Khai thác: các xí nghiệp thường khai thác đá từ mỏ bằng cách nổ mìn, vận chuyển về nhà máy, tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể đập, nghiền để làm nhỏ hạt hoặc cắt thành khối. - Công dụng: - Đá Andesite: làm vật liệu trộn bê tông, gia cố đất làm đường xá, nhà ở. - Đá Granite: làm vật liệu trang trí, ốp lát. - Đá Basalt: làm phụ gia Pozulan xi măng. 2.5.2. Đá và vật liệu trầm tích - Chủ yếu sét cao lanh và quặng boxit. - Khai thác: xúc quặng lên xe vận chuyển về nhà máy, tiến hành các quá trình tuyển tinh, làm giàu quặng. - Công dụng: • Sét cao lanh: làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, vật liệu mài, sản xuất nhôm, phèn nhôm, đúc, chất độn sơn, cao su, giấy, xi măng trắng v.v. 39
  18. Hình 2.6.3 – Quan cảnh đá granodiorite ở Định Quán  Pha 1: garo diorite (sẫm màu), diorite.  Pha 2: granodiorite tuổi Kreta sớm, gặp chủ yếu.  Pha 3: granite hiếm gặp. Hình 2.6.4 – Thể dị ly Hình 2.6.5 – Thể tù 41
  19. • Đá diorite bị bắt tù bởi đá granodiorite do diorite rất ít khi tạo thể xâm nhập độc lập, mà thường đi với granite và granodiorite và có mối tương quan chuyển tiếp với nhau. - Giải thích các loại phong hóa và ảnh hưởng của chúng: • Phong hóa cơ học: còn gọi là phong hóa vật lý. Đây là quá trình làm đất đá bị vỡ vụn thành mảnh nhỏ dưới tác dụng của năng lượng phát sinh từ hoạt động tự nhiên. Các yếu tố tạo nên phong hóa cơ học:  Sự giản nở, co rút: sự thay đổi nhiệt độ của đá nếu xảy ra nhanh, nhiều tạo nên sự giãn nở và co rút đá thì có thể gây nên phong hóa cơ học.  Tác dụng của băng giá.  Sự bóc vỏ hóa tròn: là quá trình phong hóa qua đó các khối đá bị bóc đi từng lớp. Cơ chế của quá trình này được tóm lược như sau: Trên khối đá, các khe nứt mặt phân lớp gọi chung là các thớ chẻ xuất hiện; chúng bị uốn cong và phát triển song song với bề mặt khối đá. Khoảng cách giữa các thớ chẻ biến động từ vài cm ở vị trí phần mặt đến vài mét ở sâu bên trong khối đá. Tùy theo điều kiện, các lớp vỏ mỏng giữa hai thớ chẻ sẽ vỡ ra hay bong ra khỏi khối đá. • Phong hóa sinh học: Thực vật đóng vai trò đáng kể trong phong hóa sinh học. Chúng tạo ra môi trường vi phân hóa quanh rễ, tạo ra acide humic. Rễ cây và các dây leo đôi khi cũng tạo ra các áp lực gây nên quá trình tách các mảnh đá có lien kết yếu. • Phong hóa hóa học: Là quá trình phong hóa làm biến điển thành phần của đá, tạo nguồn vật liệu mới có thành phần khác so với ban đầu. Các yếu tố tạo nên phong hóa hóa học:  Hòa tan.  Carbonat hóa.  Hydrat hóa.  Oxy hóa. - Nhận xét và kết luận: 43
  20. CHƯƠNG 3 – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 3.1. Tỉnh Lâm Đồng Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi Trước Jura: Tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực cho biết đại thể vùng này cũng như đới Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm dự đoán ở đây có thể đã trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt hoá magma - kiến tạo. Jura sớm giữa: Vùng này cũng như đới Đà Lạt bị sụt lún hình thành bồn nội lục và bị lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết thúc trầm tích sau kỳ Bajoci. Jura muộn - Creta: Vùng này cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị uốn nếp khối tảng, kèm theo hoạt động magma mạnh mẽ với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vôi liên quan với quá trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đông nam của mảng châu Á. Cuối Creta xuất hiện trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập axit cao nhôm do nóng chảy từng phần vỏ lục địa, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đông Á. Paleogen - Miocen: Vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ, tạo bề mặt san bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với sự tách giãn biển Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các trầm tích và phun trào bazan kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, kèm theo các đứt gãy thuận ngang phải. Pliocen - Đệ Tứ: Vùng này được tiếp tục nâng lên mạnh mẽ kiểu vòm khối tảng và chịu lực căng đông tây, xuất hiện bazan olivin kiềm, dọc sông suối phát triển các trầm tích lục nguyên bở rời. Các quá trình phong hoá, xâm thực chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại sinh. 45
  21. Pliocen muộn. Biên độ nâng trong thời kỳ này ở Mã Đà, Nam Cát Tiên là 20 - 40 m, ở Phú Bình - Định Quán, Chứa Chan - Mây Tào 100 - 200 m. Ở Biên Hòa - Long Thành thay cho quá trình nâng bóc mòn là quá trình hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Bà Miêu, dày 10 - 30 m. Các dãy núi ở Phú Sơn (Tân Phú) - Định Quán, khối núi Chứa Chan, Mây Tào trở thành các khối núi sót cao 200 - 650 m trên một miền rộng lớn là các đồng bằng bóc mòn và bóc mòn - tích tụ. Vào cuối Pliocen - đầu Pleistocen, hoạt động núi lửa đã xảy ra ở Nam Cát Tiên và Túc Trưng. Ở Nam Cát Tiên, bazan phủ trên bề mặt san bằng Miocen muộn, Pliocen muộn với bề dày trung bình 50 - 60 m, tạo nên cao nguyên núi lửa, diện tích trên 240 km2. Ở Túc Trưng, bazan phủ trên bề mặt san bằng Pliocen muộn, có độ cao thấp hơn, hình thành đồng bằng núi lửa, diện tích 80 km2. Trong Pleistocen sớm, từ 1,6 triệu năm đến 0,7 triệu năm cách ngày nay, phần phía Đông, Đông Bắc của lãnh thổ được nâng lên yếu (biên độ 20 - 40 m) chia cắt xâm thực và pedimen hóa, hình thành bề mặt san bằng Pleistocen sớm; phần phía Tây, Tây Nam tiếp tục hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Trảng Bom. Bề mặt san bằng Pleistocen sớm chiếm 240 km2 ở Mã Đà, 90 km2 ở khu vực suối Nước Trong và hàng trăm km2 ở vùng Gia Kiệm - Xuân Lộc - Cẩm Tiên. Trong Pleistocen giữa, từ 0,7 - 0,43 triệu năm cách ngày nay, phun trào hoạt động mạnh mẽ (với lớp phủ dày 20 - 50 - 300 m), tạo nên các đồng bằng núi lửa cao 100 - 150 m ở Xuân Lộc - Cẩm Tiêm, Gia Ray, Định Quán, và các nón, cụm nón núi lửa nhô cao 100 - 300 m trên chúng. Các đồng bằng này có dạng vòm thoải, bán kính đến 10 - 18 km. Phần cao nhất của đỉnh vòm là nơi bazan có bề dày lớn và tập trung các nón miệng núi lửa. Trong Holocen, lãnh thổ Đồng Nai, nhìn chung, được tiếp tục nâng lên. Dọc theo các dòng chảy, sông suối ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh, trên các đồng bằng núi lửa tiếp tục các quá trình xâm thực. Chiều sâu các thung lũng xâm thực tính từ Pleistocen giữa - muộn đến nay ở các vùng này đạt tới 20 - 80 m. Tuy vậy, dọc theo các thung lũng vẫn thành tạo các thềm xâm thực tích tụ địa phương và các bãi bồi hẹp. 47