Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Vũ Đình Chỉnh

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
2.1.1 Đồng Nai
Đồng Nai là một tỉnh vùng miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam. Tỉnh Đồng Nai cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách Hà Nội 1.684 km theo đường quốc lộ 1A. Tỉnh được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai

 

docx 67 trang thamphan 30/12/2022 580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Vũ Đình Chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_dia_chat_kien_truc_vu_dinh_chinh.docx

Nội dung text: Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Vũ Đình Chỉnh

  1. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 3.2.2 Phức hệ Thượng Kreta - Phức hệ Ankroet (K2ank) - Thành phần thạch học: Granit biotit có mutscovit, granit alaskit hạt vừa đến lớn đôi khi có dạng phorphyr. - Đặc điểm thạch hóa: hàm lượng silic cao, bão hòa nhôm, độ kiềm cao, kali trội hơn natri. - Về quan hệ địa chất, chúng xuyên cắt các đá của hệ tầng La Ngà, hệ tầng Đơn Dương (ở Đà Lạt), bị các mạch gabrodiabas phức hệ Cù Mông cắt qua (ở Trại Mát - Đà Lạt). - Hiện xếp vào phức hệ Cà Ná. - Khoáng sản liên quan với phức hệ là các đá xây dựng, khoáng hóa thiếc, volfram, molipđen, (vàng, bạc), - Tại điểm lộ suối vàng quan sát thấy phức hệ Ankroet có đặc điểm: + Quan sát thấy bề mặt đá phong hóa từ đá granit có màu đỏ nâu, vỏ phong hóa dày khoảng 9m (Hinh 3.17) + Xuất hiện các mạch thạch anh xuyên cắt có bề dày đa dạng từ 0,5-1cm đến khoảng 20cm (Hình 3.18) + Có hiện hiện kaolin hóa, tạo đất sét có màu vàng nâu là các mạch greziin xuyên cắt trong đá (Hình 3.19) + Đá biến chất trao đổi nhiệt dịch ở nhiệt độ trung bình tạo ra đá thạch anh, mica sáng màu. (Hình 3.20). HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 39
  2. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 Hình 3.17 Mạch thạch anh xuyên cắt trong đá granit phức hệ Ankroet tại Suối Vàng – Tỉnh Lâm Đồng. HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 41
  3. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 PHẦN IV: KIẾN TẠO 4.1 KHE NỨT 4.1.1 Hệ Trias Thống Trung – Hệ tầng Châu Thới (T2ct) - Tổ hợp thạch kiến trúc Trias trung bao gồm các thành tạo trầm tích phun trào hệ tầng Châu Thới. Đây là thành tạo lục nguyên, phun trào axit. Chúng có đường phương Đông Bắc - Tây Nam với góc dốc 20 - 300 về phía Đông Nam. Dày trên 400 m. - Tại điểm lộ Hồ Long Ẩn – Khu du lịch Bửu Long: + Trên bề mặt các lớp cát kết arkorc có các hệ thống khe nứt thẳng đứng và nằm ngang (Hình 4.1). Có khoảng 4-5 khe nứt trên 1m chiều dài. + Trên bề mặt lớp cát kết còn xuất hiện các mấu trượt và các vết xước là kết quả của các quá trình dịch chuyển (Hình 4.2). + Đo được khe nứt nằm ngang đường phương 3500 theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, góc dốc 120 (Hình 4.3). Hình 4.1 Các hệ thống khe nứt nằm ngang và khe nứt thẳng đứng trên cát kết arkorc tại thuộc hệ tầng Châu Thới tại Hồ Long Ẩn – Khu du lịch Bửu Long – Tỉnh Đồng Nai. HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 43
  4. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 4.1.2 Hệ Jura Thống Hạ - Hệ Tầng ĐaKrong (J1dk) - Tổ hợp thạch kiến trúc Jura hạ - trung bao gồm các thành tạo lục nguyên chứa carbonat hệ tầng Draylinh (J1đl) và trầm tích lục nguyên hệ tầng La Ngà (J2ln). Ngoài các diện phân bố đã đc mô tả, chúng còn được thấy trong hầu hết các lỗ khoan sâu dưới lớp phủ bazan và trầm tích Neogen - Đệ tứ. Đặc điểm chung của các trầm tích Jura: phân lớp mỏng, bị uốn nếp mạnh. Trục uốn nếp có phương chung là á kinh tuyến. Thế nằm của đá ở 2 cánh dốc dần từ phía Tây sang phía Đông (40 - 50o đến 60 - 70o). - Tại điểm lộ hồ Trị An quan sát được phức hệ ĐaKrong với đặc trưng là nhiều nếp uốn, nếp lồi. Theo bề mặ khe nứt có nhiều hệ thống mạch canxit và thạch anh. - Đá tại khu vực đáy sông thủy điện Trị An – cầu Đồng Nai có thế nằm trải dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Hình 4.4). Một trong những hệ thống khe nứt trên đá có góc dốc 450, đường phương 1500 (Hình 4.5). Hình 4.4 Hệ thống khe nứt trải dài theo hướng Tây Bắc Đông Nam tại đáy sông thủy điện Trị An – Cầu Đồng Nai – Tỉnh Đồng Nai. HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 45
  5. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 - Tại điểm lộ thác Pongour đặc trưng của hệ tầng Đắk Rium ở khu vực này là phân lớp nằm ngang của đá đá (Hình 4.6). Độ dày lớp dày nhất là 55cm, lớp mỏng nhất là 5cm, bề dày trung bình nhiều nhất của phân lớp là 10cm. Hình 4.6 Phân lớp nằm ngang đặc trưng của đất đá thuộc hệ tầng Đắk Rium quan sát được tại Thác Pongour – Tỉnh Lâm Đồng. 1 4.1.5 Hệ Đệ Tứ Thống Hạ - Hệ Tầng Xuân Lộc ( Q1 xl) - Thành hệ bazan olivin kiềm là các phun trào tuổi Đệ Tứ thuộc bazan hệ tầng Xuân Lộc, trachyandesit hệ tầng Sóc Lu, bazan hệ tầng Phước Tân, các lớp phủ bazan có cấu trúc dạng vòm nón là kết quả của nhiều đợt phun dung nham chảy tràn xen với các đợt phun nổ, tạo địa hình cao 200 - 280 m ở trung tâm, cao 50 - 70 m ở vòm. Các họng núi lửa phân bố dọc theo trục cong phương kinh tuyến, đứng độc lập hoặc thành cụm. HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 47
  6. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 4.2.2 Phức hệ Jura Muộn – Kreta Sớm - Phức hệ Định Quán (J3-K1đq) -Đứt gãy Vũng Tàu - Định Quán: phát triển theo hướng kinh tuyến, dài khoảng 80 km, từ cực Bắc của tỉnh qua Định Quán, Cẩm Mỹ. Đứt gãy được xác định bằng các tài liệu địa vật lý, từ và trọng lực, ảnh hàng không và địa hình. Đây có thể là 1 đứt gãy toác hình thành trong trạng thái trường ứng suất kiến tạo siết ép theo phương kinh tuyến và tách giãn theo phương á vĩ tuyến. Pha hoạt động này xảy ra trong Pliocen - Đệ Tứ, và có lẽ còn kéo dài đến hiện nay. Các kết quả đo khí phóng xạ đều cho giá trị cao, từ 200 đến 400 xung/phút. Các điểm nứt đất Cẩm Mỹ, Xà Bang cũng nằm gần trùng với đường đứt gãy. 4.3 MẶT TRƯỢT – Phức hệ Thượng Kreta - Phức hệ Ankroet (K2ank). - Tại khu vực suối vàng quan sát được Phức hệ Ankroet có các đặc điểm: + Xuất hiện các mạch thạch anh xuyên cắt có bề dày đa dạng từ 0,5-1cm đến khoảng 20cm. + Mạch thạch anh trắng sữa trùng hướng đứt gãy. + Các khe hệ thống khe nứt song song nhau cũng là một đặc trưng của Phức hệ Ankroet tại Suối Vàng (Hình 4.8) + Kiến trúc bắt tù trên đá granit bị phong hóa (Hình 4.9) + Mặt trượt thuận trên bề mặt đá theo hướng Tây Bắc Đông Nam với đường phương 100, góc dốc 820 (Hình 4.10). + Ngoài ra còn quan sát được một số mặt trượt với các hướng khác nhau (Hình 4.11 và 4.11) HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 49
  7. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 Hình 4.10 Một mặt trượt thuận trên bề mặt đá theo hướng Tây Bắc Đông Nam với đường phương 100, góc dốc 820 Hình 4.11 Một mặt cắt tại Suối Vàng – Tỉnh Lâm Đồng có đường phương 1200, góc dốc 700 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 51
  8. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 PHẦN V: KHOÁNG SẢN 5.1 Mỏ đá andesite ( đỉnh đèo Bảo Lộc) (Hình 5.1) - Vị trí: cách thành phố Bảo Lộc 14km về phía tây nam. - Đá hình thành do quá trình phun trào magma trung tính lên trên mặt đất. - Tuổi J3K1bl - Đặc điểm của đá: + Màu xám xanh + Cấu tạo khối + Kiến trúc: ẩn tinh hoặc ban tinh + Thành phần khoáng vật: plagioclase trung tính,pyroxen, horblene. + Ngoài ra khoáng vật thứ sinh còn có pyrit và vàng nhiệt dịch nhưng hàm lượng chưa đủ để khai thác. -Khai thác nhằm mục đích sử dụng cho quá trình sản xuất vật liệu xây dựng. - Xử lí môi trường: Bùn thải sau khi khai thác sẽ theo một hệ thống kênh dẫn đến một bồn lắng. Sau khi lắng bùn xong,nước sẽ được bơm lại để tái sử dụng → tiết kiệm chi phí sử dụng nước. Đồng thời ở những điểm khai thác quặng thì thực hiện hoàn thổ, có thể kết hợp với việc cải tạo đất để tiến hành trồng trọt, trả môi trường sinh thái lại như ban đầu. Hình 5.1 Mỏ Andesite Bảo Lộc – Tỉnh Lâm Đồng 5.2 Nước khoáng - nóng, nước ngầm: HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 53
  9. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 +Tầng chứa nước Pliocen: phân bố trong các trầm tích hệ tầng Bà Miêu chủ yếu ở Vĩnh Cửu, Long Bình, Long Thành, Nhơn Trạch, diện tích ³ 780 km2. Bề dày tầng chứa nước thay đổi từ 10 - 15 m - 35 - 50 m. Đây là tầng chứa nước phong phú, có triển vọng khai thác rộng lớn. Trữ lượng đạt 788.800 m3/ngày, tổng trữ lượng là 1.090.000 m3/ngày. Nước chất lượng tốt, tổng lượng khoáng hóa 0,07 - 0,6 g/l, thuộc loại nước nhạt có bicacbonat natri, hàm lượng sắt 1 - 10 g/l. Riêng ở phía Nam Nhơn Trạch tầng này bị nhiễm mặn, tổng độ khoáng hóa 1 - 13 g/l. +Tầng chứa nước trong các thành tạo phun trào bazan: phân bố trong các đá bazan ở Tân Phú - Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc, Đông Bắc huyện Thống Nhất, diện tích phân bố 1960 km2. Tầng chứa thường gặp ở độ sâu từ 30 - 40 m với độ dày tầng 50 - 60 m và ở độ sâu 90 - 100 m với bề dày tầng chứa nước 30 - 40 m. Lưu lượng thay đổi từ 0,5 - 15 m3/h đến 78 m3/h, trung bình 10 - 35 m3/h. Trữ lượng tĩnh 588.000 m3/ngày. Tổng trữ lượng 1.265.000 m3/ngày. Tổng độ khoáng hóa 0,1 - 0,6 g/l thuộc dạng bicacbonat canxi siêu nhạt đến nhạt, pH = 5,5 - 6,5. +Phức hệ chứa nước trong các đá Mezozoi: phân bố trong các đá trầm tích, trầm tích - phun trào có tuổi Mezozoi ở khu vực Bắc, Đông Bắc của tỉnh. Nước tồn tại trong các khe nứt, lưu lượng 1 - 3l/s. Trữ lượng tĩnh 93.000 m3/ngày. Tổng trữ lượng 254.000 m3/ngày. Tầng chứa nước này không có triển vọng khai thác công nghiệp. 5.2 Nguyên liệu phụ gia ximăng: gồm có puzơlan và laterit: - Puzơlan liên quan với phun trào bazan phân bố rộng rãi trên địa bàn của tỉnh. Đến nay đã phát hiện được 23 mỏ, trong đó có 4 mỏ lớn, 9 mỏ vừa và 10 mỏ nhỏ, tập trung ở các huyện Định Quán, Long Khánh, Tân Phú, Cây Gáo (Thống Nhất), Vĩnh Tân (Vĩnh Cửu). - Bazan được sử dụng làm phụ gia ximăng (puzơlan) là bazan olivin cấu tạo bọt hoặc lỗ rỗng có độ hút vôi cao. Các oxit hoạt tính SiO2 = 8 - 10%, Al2O3 = 8 - 11%. Độ hút vôi thay đổi từ 50 - 103 mg CaO/g, phổ biến 70 - 80 mg CaO/g. Chúng thường liên quan với các miệng núi lửa dương và thành tạo bazan hệ tầng Phước Tân, điều kiện khai thác dễ dàng. Bề dày thay đổi từ 1 vài mét đến 50 m. Trữ lượng dự báo cấp P2 của 19 mỏ là 411.299.894 tấn; cấp A + B + 3 C1 của các mỏ Bến Tắm (Vĩnh Cửu) là 55.123.106 m . HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 55
  10. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 PHẦN 6: ĐỊA MẠO 6.1.VÙNG LÂM ĐỒNG Tỉnh Lâm Đồng là tỉnh miền núi và cao nguyên thuộc miền nâng kiến tạo .Những nét lớn của địa hình được phản ánh qua đặc điểm các kiến trúc hình thái: Khối núi- dãy núi; Bình sơn nguyên – Cao nguyên và thung lủng.Địa hình hiện tại của khu vực nghiên cứu là kết quả tác động tương hỗ và quá trình nội sinh và ngoại sinh nâng hạ tân kiến tạo, bóc mòn và tích tụ, động lực.Trên địa hình tỉnh Lâm Đồng được chia ra các đơn vị kiến trúc bậc III và bậc IV và các kiến trúc nhỏ khác,cụ thể là: +Núi và dãy núi khối tảng hình thành trên các đá xâm nhập và phun trào Mesozoi:phân bố chủ yếu ở khu vực xung quanh sơn nguyên Đà Lạt,phía tây và đông-đông nam huyện Đam Rông,phía tây bắc huyện Lâm Hà,phía nam huyện Di Linh và tây-tây nam ở huyện Bảo Lâm.Các khối núi,dãy núi của cấu trúc hình thái này cao 750-2100m.Các khối núi và dãy núi này được cấu tạo từ đá xâm nhập và phun trào Mesozoi muộn bị phân cắt dịch chuyển và được nâng lên do hoạt động nâng tân kiến tạo.Hầu hết các đá này bóc lộ nhiều và bị phong hóa vỡ vụn hoặc tạo vỏ Sialit và Sialferit gồm sét bột,sét cát,bột cát nâu đỏ nâu vàng có bề dày khá lớn (từ vài mét đến 10 mét) +Dải đồi và núi uốn nếp khối tảng hình thành trên các cấu trúc uốn nếp Mesozoi:phân bố ở phía nam huyện Di Linh,phía bắc huyện Bảo Lâm,phía bắc- đông bắc huyện Cát Tiên (có độ cao thay đổi từ 200-500m đến 1200-2100).Cấu tạo nên dạng địa hình này là các trầm tích lục nguyên tuổi Jura giữa,gồm cát kết,bột kết,sét kết.Đường phương của cấu trúc địa chất trùng với đường phương của các dãy,dải núi là Đông Bắc,á kinh tuyến và á vĩ tuyến.Các dãy núi và đồi núi ở đây có bề ngang hẹp (1-2km),đường phân hủy thường có dạng răng cưa +Bình sơn nguyên nâng vòm khối tảng rửa trôi bóc mòn:Phát triển chủ yếu trên các thành tạo magma xâm nhập và phun trào Mesozoi,đó là bình sơn nguyên Đà Lạt,có độ cao trung bình 1500-1600m,có bề mặt khá bằng phẳng và hơi lượn sóng thoải,cường độ phân cắt đạt 0-3,5km/km2,phân cắt sâu 30-70m HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 57
  11. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 +Vùng Tà Lài-Định Quán:Đồng bằng bóc mòn-núi lửa,đồi núi sót,nâng yếu,rửa trôi và tích tụ song,đầm hồ.Về mặt kiến trúc thì đồng bằng đồi-núi sót khối tảng vòm của vùng này được lấp đầy ở nhũng phần thấp,trũng bởi trầm tích Pliocen-đệ tứ và phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc.Đồng bằng và các núi sót được thành tạo chủ yếu trong quá trình Pediment hóa Pliocen và Pleistocen sớm +Vùng Chứa Chan:Đồng bằng bóc mòn,đồng bằng núi lửa,núi sót rửa trôi,tích tụ có lớp phủ bazan hệ tầng Xuân Lộc.Các đồng bằng bóc mòn,tích tụ tuổi Pliocen muộn cao 100-150m.Phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc phát triển từ các miệng núi lửa tạo nên các lớp phủ bazan nghiêng thoải về phía Bắc,Nam núi Chứa Chan và dạng vòm ở núi Hok.Bazan bị phong hóa tạo lớp đất đỏ dày +Vùng Xuân Lộc:thuộc đồng bằng bóc mòn-núi lửa dạng vòm,nâng yếu tân kiến tạo.Địa hình bóc mòn chủ yếu trên các đá trầm tích Jura.Bề mặt san bằng Pleistocen sớm bao trùm hầu hết diện tích của vùng,độ cao thay đổi từ 50- 75m.Phun tào bazan dạng dòng chảy hoặc dạng vòm phủ hoàn toàn các bề mặt.Do ảnh hưởng của trọng lực,bề mặt lớp dưới của lớp phủ bazan ở vùng trung tâm và gần trung tâm vòm có dạng lõm xuống,cao 50-65m +Vùng Biên Hòa-Long Thành:Đồng bằng đồi thềm, hạ tích tụ và nâng yếu, rửa trôi - xâm thực.đồng bằng đồi thềm hạ tích tụ trong Pliocen - Pleistocen thượng, nâng yếu tạo thềm bậc IV, III, II và I từ Pleistocen giữa đến Holocen. Quá trình hạ lún được thấy rõ từ Pliocen muộn, được tiếp tục trong Pleistocen sớm. Bề mặt san bằng Miocen muộn cao 15 - 30 m, bị các trầm tích hệ tầng Bà Miêu (N22bm) phủ dày 20 - 30 m ở phía trên. Các trầm tích hệ tầng Trảng Bom phủ dày 5 - 28 m trên trầm tích hệ tầng Bà Miêu. Quá trình nâng bắt đầu từ Pleistocen giữa. Trên vùng phát triển thềm một phía, thềm trẻ hơn, thấp hơn (thềm III, II và I) dịch dần về phía Tây, Tây Nam. Chúng chuyển bậc với nhau qua các đoạn sườn thoải 3 - 50, chênh cao 5 - 10 m. Hạ lún có xu hướng mạnh dần từ Tây Bắc đến Đông Nam: ở khu vực Biên Hòa bề mặt móng đá gốc thay đổi từ 15 - 36 m, đến (-6) - (-20 m), trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày 10 - 24 m; ở Long Thành bề mặt móng đá gốc chìm sâu đến (-2) - (-34 m), trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày 35 - 45 m; ở Nhơn Trạch thành bề mặt móng đá gốc chìm sâu đến (- 50m) và sâu hơn, trầm tích Pliocen - Đệ tứ dày ³ 55 m. Cắt ngang dải đồng bằng đồi thềm Biên Hòa - Long Thành còn có các dải bazan dạng dòng chảy phát triển dọc theo thung lũng sông Lá Buông và suối Đá tuổi Pleistocen muộn. HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 59
  12. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 PHẦN 7: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 7.1 VÙNG ĐỒNG NAI -Vùng Đồng Nai là một bộ phận của vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mezoizoi sớm, vùng cũng chịu tác động của sự sụt lún và hoạt hóa magma kiến tạo. Dấu vết của thời kỳ này là các thành tạo lục nguyên phun trào axit tuổi Trias giữa hệ tầng Châu Thới. -Trong Jura sớm - giữa, lãnh thổ Đồng Nai là 1 bộ phận của bồn nội lục Đà Lạt bị sụt lún, lắng đọng các trầm tích lục nguyên ven bờ. Từ giữa Jura, biển nông và khép dần. - Vào Jura muộn - Creta, vùng này cũng như đới Đà Lạt trải qua các pha tạo núi với các hoạt động xâm nhập - núi lửa rầm rộ loạt kiềm vôi do quá trình chui mảng Thái Bình Dương cổ về phía Tây dưới mảng lục địa châu Á. Trong vùng xuất hiện các đá phun trào hệ tầng Long Bình và các đá xâm nhập phức hệ Định Quán, phức hệ Đèo Cả, phức hệ Cà Ná. - Trong Paleogen - Miocen, Đồng Nai chịu ảnh hưởng của sự nâng lên khối tảng, nâng vòm. Kèm theo các quá trình xâm thực bóc mòn hình thành các bề mặt san bằng và địa hình đồi núi. -Trong Pliocen - Đệ Tứ: vùng được nâng hạ phân dị, kèm theo sự hoạt động mạnh mẽ của phun trào bazan. Khu vực phía Bắc và Đông Bắc, địa hình có xu hướng nâng bóc mòn. Khu vực phía Nam, Tây Nam, địa hình có xu hướng hạ lún tích tụ và nâng lên tương đối tạo thềm. Phun trào xảy ra trong nhiều đợt thuộc 3 giai đoạn Pliocen - Đệ tứ, Pleistocen giữa và Pleistocen muộn. Các miệng núi lửa trẻ xuất hiện dọc theo đứt gãy phương kinh tuyến, á kinh tuyến. 7.2 ĐÀ LẠT Căn cứ vào các kết quả nghiên cứu có liên quan về đới kiến tạo Đà Lạt, có thể chia quá trình hình thành lãnh thổ Đà Lạt ra ba thời kỳ : - Thời kỳ biển; - Thời kỳ hình thành lục địa; - Thời kỳ hình thành bậc thềm 7.1.1 Thời kỳ biển Vào đại Thái cổ (Ackeozoi, cách đây khoảng 3.000 triệu năm), vỏ lục địa của đới Kon Tum đã ra đời, trong lúc đó phía nam của khối Kon Tum là biển. Trên địa phận Đà Lạt, chế độ biển vẫn tồn tại qua cả đại Nguyên sinh (Proteozoi, cách đây khoảng 2.000 triệu năm) và đại Cổ sinh (Paleozoi, cách đây khoảng 600 triệu năm). HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 61
  13. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 lũng rộng với các dãy núi cao trên 1.000m. Đây là các dãy núi sót hoặc các đỉnh do các khối granit xâm nhập lộ ra. +Đợt 2 : Đến giữa Plioxen các hoạt động phun trào macma (chủ yếu là bazan) xảy ra rầm rộ kèm với các hoạt động xâm nhập, một lần nữa địa hình được nâng lên 500 - 600m. Quá trình phát triển các hệ thống đứt gãy mới, mở rộng diện tích các vùng võng hạ đã tạo tiền đề cho các hoạt động phun trào bazan mạnh mẽ, rộng khắp lãnh thổ Tây Nguyên trong Plioxen. Quá trình kiến tạo xảy ra mạnh mẽ và phân dị rõ, bên cạnh các vùng được nâng lên với cường độ khác nhau còn tồn tại các bộ phận tương đối yên tĩnh. Các biểu hiện kiến tạo như vậy, cộng với các quá trình ngoại sinh đã làm biến dạng bề mặt san bằng tuổi Oligoxen trước đó, thậm chí biến cải để tạo nên địa hình đồi và núi thấp, các phần trũng được lấp đầy bởi các vật liệu phun trào, trạng thái địa hình tương phản của địa hình giảm đi đáng kể. Chính cảnh quan núi lửa với trạng thái địa hình ít tương phản đã tạo điều kiện để lắng đọng tập trầm tích hạt mịn, cũng như tạo các lớp sét bentonit và điatomit. Trong thời gian này hoạt động phun trào bazan xảy ra mạnh mẽ phủ lên một vùng rộng lớn từ Bảo Lộc - Di Linh đến Đức Trọng - Lâm Hà một lớp bazan có tuổi Neogen. Tuy nhiên, tại vùng Đà Lạt hầu như chỉ chịu tác động của hoạt động xâm nhập mà không có phun trào nên tiếp tục được nâng cao làm cho các thành tạo trước đó bị uốn nếp mạnh mẽ, các dãy núi phía đông, tây và bắc Đà Lạt được nâng cao thêm. Đến cuối Plioxen địa hình Lâm Đồng đã có dạng bậc rõ ràng, hoạt động nâng cao địa hình và phun trào giảm dần và đi vào thời kỳ yên tĩnh nhường chỗ cho quá trình ngoại sinh san phẳng địa hình. +Đợt 3 : Vào giai đoạn đầu của kỷ Đệ Tứ (cách đây khoảng 3 triệu năm), hoạt động kiến tạo lại bùng nổ, lãnh thổ Lâm Đồng được nâng cao với cự ly 400 - 500m. Một mặt các dung nham bazan (tuổi Plioxen hay Đệ Tứ) trào ra theo khe nứt rất phổ biến và đã phủ lên các đồng bằng bóc mòn tích tụ vốn là địa hình thấp nhất lúc bấy giờ. Cùng với phun trào, các hoạt động nâng lên vẫn tiếp tục dọc theo các nếp oằn và đứt gãy đã hoạt động lâu dài từ trước. Các khối tảng như Đà Lạt được tiếp tục nâng cao và sự tương phản địa hình càng rõ nét. Phun trào bazan cũng làm đổi dòng các sông suối, nhiều hệ thống sông suối được đổi mới và trẻ hoá. Các dịch chuyển theo đứt gãy làm đảo lộn các lớp đá Neogen và bazan, tạo nên tính chất khối tảng của địa hình. Các hoạt động phun trào bazan này diễn ra dưới dạng vừa chảy tràn vừa phun nổ, do đó các lớp đá bazan hình thành có nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phong hoá sau này để hình thành nên lớp đất có phẩu diện rất dày và cấu trúc tốt. Trong giai đoạn này địa khối Đà Lạt chỉ chịu sự tác động yếu ớt, bazan phun trào xảy ra ở diện nhỏ và lẻ tẻ ở Datanla, Cam Ly, Tà Nung, Xuân Trường, Xuân Thọ với chiều dày mỏng; vùng Đà Lạt qua chu HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 63
  14. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 Chúdẫn o o o • Cuội kết o ∆ o • Dămcuội kết . . ▲. . • Cátsạn kết . . . . . . • Cát kết ─ . ─ . • Bột kết ─ ─ ─ • Sét kết . . o . . • Cátkết tuff ┌ ┌ ┌ • Basalt CỘT KÍ GIỚI HỆ THỐNG ĐỊA HỆ TẦNG/ PHỨC HỆ HIỆU TẦNG ┌ ┌ ┌ Pleisto- Q2xl ┌ ┌ ┌ Hệ tầng Xuân Lộc xen ĐỆ TỨ ┌ ┌ KAINOZOI ─ ─ Kreta K2dr ─ . ─ Hệ tầng Dakrium thượng .─ . ─ . . . . . KRETA J3- Kreta hạ v v v v Hệ tầng Đèo Bảo Lộc K1bl v v v v Jura J3- v v v v Hệ tầng Đèo Bảo Lộc thượng K1bl v v v v ─ ─ Jura MEZOZOI J2sp ─ . ─ Hệ tầng Sông Phan trung .─ . ─ JURA ─ ─ ─ ─ ─ ─ Jura hạ J1dr ─ . ─ . Hệ tầng Dak Rông ─ . . . . . . . o. . o . Triat . o T2bl Hệ tầng Châu thới trung . . . . TRIAT o o o o HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 65
  15. BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT KIẾN TRÚC NHÓM 32 HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015-2016 Trang 67