Ôn tập lớp dự thính hè môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1.  Quan điểm về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh khẳng định :  Từ yêu cầu của sư nghiệp cách mạng  phải có Đảng 

“Lực lượng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng tận . Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lảnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” 

( Hồ Chí Minh toàn tập.t 9.tr290). 

“Cách mạng trước hết phải có cái gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì tổ chức và vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi . Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” 

(Hồ Chí Minh toàn tập.t2.tr267.268) 

“Có Đảng để giáo dục và tổ chức nhân dân thành một đội quân thật mạnh để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền” 

docx 14 trang thamphan 5200
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập lớp dự thính hè môn Tư tưởng Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxon_tap_lop_du_thinh_he_mon_tu_tuong_ho_chi_minh.docx

Nội dung text: Ôn tập lớp dự thính hè môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

  1. ÔN TẬP LỚP DỰ THÍNH HÈ MÔN : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH CHƯƠNG IV : QUAN ĐIỂM HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Quan điểm về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh khẳng định : Từ yêu cầu của sư nghiệp cách mạng phải có Đảng “Lực lượng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô cùng tận . Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lảnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” ( Hồ Chí Minh toàn tập.t 9.tr290). “Cách mạng trước hết phải có cái gì ? Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì tổ chức và vận động dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản mọi nơi . Đảng có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy” (Hồ Chí Minh toàn tập.t2.tr267.268) “Có Đảng để giáo dục và tổ chức nhân dân thành một đội quân thật mạnh để đánh đổ kẻ địch, tranh lấy chính quyền” ( Hồ Chí Minh toàn tập.t2. tr 267.268 ) “Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo” ( Hồ Chí Minh toàn tập.t7.tr 228.229 ) Theo Hồ Chí Minh thì sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam phù hợp với qui luật phát triển của xã hội Việt Nam . 2. Quan điểm Hồ Chí Minh về bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam : Hồ Chí Minh chỉ rõ bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam : • Là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam . • Là Đảng của dân tộc Việt Nam . Hồ Chí Mimh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, mang bản chất của giai cấp công nhân Việt Nam . • Đảng là của giai cấp công nhân : o Đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam o Là đội tiên phong, là bộ phận ưu tú nhất của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam . - Bản chất giai cấp công nhân của Đảng :
  2. Thực tiễn cách mạng Việt Nan nhờ chính sách mặt trận đúng đắn của Đảng và Bác Hồ mà cách mạng đã giành được thắng lợi to lớn . b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc : - Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết là nguồn gốc của mọi thắng lợi .Vì vậy Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc và phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực của cách mạng . Hồ Chí Minh xác định mục đích của Đảng Cộng sản Việt Nam là “đoàn kết toàn dân phụng sự Tổ quốc” . - Để thực hiện mục tiêu đoàn kết dân tộc : • Phải thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải lấy dân làm gốc . • Phải gần gũi quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng . • Phải vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng . - Đại đoàn kết dân tộc phải trở thành nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, nhiệm vụ hàng đầu của mỗi giai đoạn cách mạng vì : Cách mạng muốn thành công phải có đường lối đúng, trên cơ sở đường lối để đề ra nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn của cách mạng nhằm tập hợp, lôi kéo quần chúng tạo thực lực cho cách mạng . - Đại đoàn kết dân tộc phải là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc : Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, từ nhu cầu của quần chúng mà Đảng phải đoàn kết, tập hợp quần chúng lại. Đảng có nhiệm vụ chuyển nhu cầu của quần chúng từ tự phát sang tự giác trong khối đại đoàn kết dân tộc để tạo ra sức mạnh tổng hợp cho cách mạng . 2. Về lực lượng của đại đoàn kết dân tộc : Theo quan điểm Hồ Chí Minh lực lượng đại đoàn kết dân tộc gồm : a. Đại đoàn dân tộc là đại đoàn kết toàn dân : - Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân vì đại đoàn kết dân tộc là tập hợp đông đảo nhân dân trong một khối thống nhất để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng . •Hồ Chí Minh sử dụng một cách rõ ràng, toàn diện và đầy sức thuyết phục khái niệm dân và nhân dân . Dân và nhân dân là con dân nước Việt, là con Rồng cháu Tiên. Nó vừa chỉ mỗi con người cụ thể, vừa chỉ tập hợp của đông đảo quần chúng nhân dân .
  3. ( Hồ Chí Minh toàn tập, tập4, tr246-247 ) Ở quan điểm này lòng nhân ái, bao dung, độ lượng của Hồ Chí Minh cũng chính là lòng nhân ái, bao dung độ lượng của dân tộc Việt Nam . - Để đại đoàn kết dân tộc phải có niềm tin vững chắc vào nhân dân. Tin dân là nguyên tắc tối cao để đoàn kết, tập hợp rộng rãi dân tộc. Dân là chỗ dựa vững chắc của Đảng, là nguồn sức mạnh của đại đoàn kết dân tộc . -Thực hiện đại đoàn kết dân tộc phải dựa vào nền tảng, gốc rễ là khối liên minh công, nông, trí thức . “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đại đoàn kết đa số nhân dân, mà đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Đó là nền, gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác” ( Hồ Chí Minh toàn tập. tập7. tr 438) 3. Về hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc : a. Hình thức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất : - Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết dân tộc không dừng ở quan niệm mà phải trở thành sức mạnh vật chất. Tổ chức để đại đoàn kết dân tộc trở thành lực lượng vật chất là Mặt trận dân tộc thống nhất . Dân tộc chỉ trở thành lực lượng cách mạng khi dân tộc được tập hợp, tổ chức, giác ngộ về mục đích đấu tranh, về đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không được như vậy thì dù đông đến cả trăm triệu người cũng chỉ là số đông không có sức mạnh . Hồ Chí Minh đã đưa ra mô hình để tập hợp và tổ chức quần chúng phù hợp đó là Mặt trận dân tộc thống nhất . Từ lúc ra đời đến nay tuy tên gọi có khác nhau nhưng Mặt trận là tổ chức chính trị rộng lớn qui tụ, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân vì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội . b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất : Nguyên tắc 1 : Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công, nông, trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo . Đây là nguyên tắc cốt lõi của chiến lược đại đoàn kết dân tộc . - Liên minh công, nông, trí thức là nền tảng vì :
  4. - Theo Hồ Chí Minh, hoạt động của Mặt trận dân tộc thống nhất phải trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các giai cấp và tầng lớp nhân dân tham gia . Mặt trận chỉ có thể thực hiện được mục tiêu đoàn kết khi có sự nhất trí về mục tiêu và lợi ích . Theo Hồ Chí Minh thì chỉ có thể đoàn kết khi có chung mục đích, chung số phận. Nếu không suy nghĩ như nhau, không có chung mục đích, chung số phận thì dù có kêu gọi đoàn kết thế nào đi nữa đoàn kết vẫn không có được . ĐỘC LẬP, TỰ DO là mục đích chung, là mẫu số chung của ngọn cờ đoàn kết, là nguyên tắc bất di, bất dịch để qui tụ, tập hợp đông đảo nhân dân Trên cơ sở xác định lợi ích chung, tối cao còn phải xác định quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân tham gia trong Mặt trận. Quyền lợi cơ bản đó phải được xác định cụ thể trong từng giai đoạn, trên các lĩnh vực : o Cách mạng tháng Tám1945 độc lập dân tộc là lợi ích chung thì người cày có ruộng là yêu cầu của giai cấp nông dân . o Đổi mới ngày nay Đảng chủ trương dân có giàu thì nước mới mạnh là sự giải quyết hài hòa cái chung và cái riêng . Nguyên tắc 3 : - Hoạt động của Mặt trận phải trên nguyên tắc hiệp thương dân chủ, bảo đảm đoàn kết rộng rãi, bền vững vì Mặt trận là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của cả dân tộc cho nên phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Hiệp thương dân chủ là : • Tất cả các vấn đề của Mặt trận phải được các thành viên của Mặt trận bàn bạc công khai đi đến nhất trí . • Đảng lãnh đạo Mặt trận nhưng chủ trương chính sách của Đảng cho Mặt trận phải trình bày trước Mặt trận và cùng với các thành viên Mặt trận bàn bạc, hiệp thương để đi đến thống nhất . • Để thực hiện nguyên tắc hiệp thương dân chủ : • Phải đứng trên lập trường của giai cấp công nhân . • Phải giải quyết hài hòa quan hệ dân tộc và giai cấp, lợi ích chung và lợi ích riêng, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt .
  5. - Tạo nguồn nội lực, tạo thế, tạo lực, xác định rõ các bước mở cửa, hội nhập, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại tạo ra sức mạnh tổng hợp hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa . CHƯƠNG VII : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC 1. Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò, sức mạnh của đạo đức : Hồ Chí Minh có 2 quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức - Đạo đức là gốc của người cách mạng : - Hồ Chí Minh khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng, đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, như ngọn nguồn của sông suối . “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo . Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” . (Hồ Chí Minh toàn.tập.tập 5.tr 252. 253) Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề : “Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa . Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” (Hồ Chí Minh toàn tâp.t 9.tr293) Muốn cho dân tin, dân phục không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản mà được nhân dân yêu mến . Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức . “Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì” (Hồ Chí Minh toàn tập.t 5.tr 252 .253) Hồ Chí Minh yêu cầu đối với Đảng cầm quyền thì phải là Đảng đạo đức, Đảng văn minh. Di chúc Bác dặn mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải là người đầy tớ trung thành của nhân dân . - Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh quan hệ đức với tài thống nhất với nhau, đức là gốc của tài, hồng là gốc của chuyên, phẩm chất là gốc của năng lực. Tài là biểu hiện của đức trong hành động . - Đạo đức là nhân tố tạo nên sự hấp dẩn của chủ nghĩa xã hội :
  6. ➢ Hiểu rõ dân tài ➢ Cải thiện dân sinh ➢ Nâng cao dân trí . Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư : Đây là phẩm chất gắn liền với hoạt động hàng ngày của con người . Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là biểu hiện của phẩm chất trung với nước, hiếu với dân . Hồ Chí Minh chỉ rõ ngày xưa bọn phong kiến nêu ra cần kiệm liêm chính nhưng không bao giờ thực hiện mà bắt nhân dân tuân theo để phụng sự cho quyền lợi của chúng. Nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân noi theo để đem lại hạnh phúc cho dân . Cần, kiệm, liêm, chính được Hồ Chí Minh sử dụng là mệnh đề có trong đạo đức truyền thống của dân tộc và các nước phương Đông nhưng với nội dung mới nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng . Cần : - Là cần cù, siêng năng, chăm chỉ . Nhưng là siêng năng chăm chỉ phải có kế hoạch, có hiệu quả, có năng suất cao trong lao động . Cần trong đạo đức Hồ Chí Minh lan tỏa đến các lĩnh vực khác của xã hội, nó phục vụ cho mục tiêu, chính trị, kinh tế và văn hóa của cách mạng . Ai đã cần trong đạo đức thì sẻ cần trong lao động, học tập . Kiệm : - Theo tư tưởng Hồ Chí Minh kiệm là phải tiết kiệm thời gian, của cải, công sức của dân, của nước . Kiệm còn là không được xa xỉ, hoang phí, phô trương hình thức. Hồ Chí Minh yêu cầu kiệm phải đi liền với cần, bởi cần mà không kiệm cũng giống như thùng không đáy Liêm : - Là trong sạch, không tham lam. Là tôn trọng của công, của dân, của nước . Chữ liêm theo tư tưởng Hồ Chí Minh trái ngược với các ham muốn tầm thường của chủ nghĩa cá nhân. Chỉ có chữ ham mà Hồ Chí Minh muốn ai cũng phải có là ham học, ham làm, ham tiến bộ .
  7. Chủ nghĩa cá nhân là lối sống ích kỷ, thu vén cho riêng mình, chỉ thấy công lao của mình . Nó là vết tích của xã hội cũ, đồng minh của đế quốc, là thứ vi trùng độc ác . Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm, là kẻ thù gian xảo, quỷ quyệt Hồ Chí Minh kết luận : chủ nghĩa xã hội không thể thắng lợi nếu không loại trừ chủ nghĩa cá nhân . Chủ trương chống chủ nghĩa cá nhân để nâng cao đạo đức cách mạng nhưng Hồ Chí Minh yêu cầu phải tôn trọng lợi ích cá nhân, tôn trọng nhu cầu, đời sống riêng chính đáng của mỗi người . Thương yêu con người, sống có nghĩa, có tình : - Thương yêu con người là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của con người mới . Theo Hồ Chí Minh người cách mạng là người giàu tình cảm cách mạng, có tình cảm cách mạng mới đi làm cách mạng .Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà chấp nhận hy sinh, gian khổ để đem lại độc lập, tự do, cơm áo, ấm no hạnh phúc cho nhân dân . • Là tình cảm dành cho những người nghèo khổ bị áp bức, bị bóc lột . Đó là tất cả những người lao động, không phân biệt màu da, tiếng nói, dân tộc . • Tình yêu thương con người phải được xây dựng trên lập trường của giai cấp công nhân và thể hiện trong quan hệ hằng ngày của con người . • Yêu thương con người đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ, nghiêm khắc với bản thân mình nhưng lại phải rộng rãi, bao dung, độ lượng, vị tha với người khác . Nó đòi hỏi thái độ tôn trọng những quyền của con người, nâng nhân phẩm, giá trị con người lên kể cả những người có lỗi lầm nhưng biết sửa chữa, ăn năn,hối cải . Người dạy những người Cộng sản “hiểu chủ nghĩa Mác Lênin thì phải sống với nhau có nghĩa, có tình . Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có nghĩa có tình thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác Lênin được” . (Hồ Chí Minh toàn tập.12.tr554) Di chúc Bác dặn lại cán bộ, đảng viên của Đảng “phải có tình đồng chí yêu thương lẫn nhau” . Tinh thần quốc tế trong sáng : - Theo tư tưởng Hồ Chí Minh tinh thần quốc tế là phẩm chất quan trọng nhất của đạo đức cộng sản . Nó bắt nguồn từ bản chất của giai cấp công nhân, nhằm vào mối quan hệ rộng