Đề tài Phương pháp và trình tự thiết kế động cơ đốt trong

1. Phân tích điều kiện làm việc và yêu cầu:
1.1: Điều kiện làm việc:
- Là các sự cố có thể xảy ra trong một vòng đời của thiết bị đó ( từ lức
mới sử dụng đến khi không còn sử dụng nữa), từ đó đề ra các yêu cầu để
tránh các rủi ro, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với sản phẩm để dễ dàng
khắc phục, sửa chữa.
- Ví dụ:
+ Phân tích xem động cơ làm việc ở đâu: ở nông thôn hay thành phố…
+ Tiêu chuẩn nhiêu liệu ở nơi phân phối.
+ Điều kiện nơi làm việc như thế nào: nước, đất, cát, bụi bặm, nhiệt độ
cao, nhiệt độ thấp…
+ Trình độ người sử dụng.
+ Chế độ làm việc: liên tục hay không liên tục…
pdf 4 trang thamphan 26/12/2022 3840
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Phương pháp và trình tự thiết kế động cơ đốt trong", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phuong_phap_va_trinh_tu_thiet_ke_dong_co_dot_trong.pdf

Nội dung text: Đề tài Phương pháp và trình tự thiết kế động cơ đốt trong

  1. Giảng viên hướng dẫn: Hồng Đức Thông. Phương pháp và trình tự thiết kế động cơ đốt trong. 1. Phân tích điều kiện làm việc và yêu cầu: 1.1: Điều kiện làm việc: - Là các sự cố có thể xảy ra trong một vòng đời của thiết bị đó ( từ lức mới sử dụng đến khi không còn sử dụng nữa), từ đó đề ra các yêu cầu để tránh các rủi ro, đồng thời đặt ra yêu cầu đối với sản phẩm để dễ dàng khắc phục, sửa chữa. - Ví dụ: + Phân tích xem động cơ làm việc ở đâu: ở nông thôn hay thành phố + Tiêu chuẩn nhiêu liệu ở nơi phân phối. + Điều kiện nơi làm việc như thế nào: nước, đất, cát, bụi bặm, nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp + Trình độ người sử dụng. + Chế độ làm việc: liên tục hay không liên tục 1.2: Yêu cầu từ phía khách hàng: - Tùy vào nhu cầu sử dụng thì người dùng có thể quan tâm đến mọi mặt của sản phẩm như: tính năng, kinh tế, mẫu mã, thời gian làm việc, môi trường làm việc, giá thành - Tuy nhiên, “khách hàng luôn tham lam” tức là sẽ có những mâu thuẫn trong yêu câu của họ, ví dụ như: đòi hỏi chất lượng cao, tuổi thọ lâu, đa tính năng nhưng lại muốn giá thấp. Vì vậy, chúng ta cần có những lý do chính đáng để thuyết phục khách hàng, đồng thời báo giá sản sản phẩm phải phụ thuộc vào những gì mà sản phẩm mang lại và phụ thuộc khả năng của mình. 1.3. Yêu cầu chung: - Áp dụng cho tất cả sản phẩm, tất cả các thiết kế: + Tuổi thọ. + Dễ chế tạo: phụ thuộc vào công nghệ chế tạo. + Dễ bảo dưỡng: có khả năng sửa chữa được để tiết kiệm chi phí. + Mức độ tin cậy. + Có phụ tùng thay thế. + Mẫu mã đẹp. + Giá thành thấp. Sinh viên: Đỗ Minh Dũng. 1410658 Page 1
  2. Giảng viên hướng dẫn: Hồng Đức Thông. - Sau đó mới bắt đầu xây dựng bản vẽ kỹ thuật, gồm các bước sau: + Xây dựng toàn bộ các bản vẽ kỹ thuật của các chi tiết máy có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật từ khâu tạo phôi, gia công đến nhiệt luyện. + Vẽ lắp toàn bộ các cơ cấu, hệ thống. + Xây dựng bản vẽ mặt cắt để kiếm tra toàn bộ các kích thước và dung sai lắp ghép của các chi tiết máy. + Người thiết kế cần hợp tác chặt chẽ với người kỹ sư công nghệ để tiến hành điều chỉnh các bản vẽ cho phù hợp với tình hình và khả năng sản xuất của nhà máy. + Cuối cùng, người thiết kế phải thường xuyên theo dõi và thu thập số liệu trong suốt quá trình thử nghiệm của động cơ. Nếu có trục trặc thì phải tìm cách khắc phục, sửa chữa lại bản vẽ một cách hoàn thiện thì lúc này mới đưa vào chính thức sản xuất. 5. Thiết kế công nghệ: - Là quá trình đưa các quy trình gia công sản phẩm dựa trên điều kiện máy móc, môi trường, con người để tạo ra sản phẩm (nói ngắn gọn tức là đưa xuất cách làm ra sản phẩm). Nếu gia công phức tạp thì sản phẩm sẽ có giá thành cao và ngược lại, chính vì vậy mà yếu tố máy móc, nhân lực, của nhà máy là rất quan trọng. - Người thiết kế cần phải: + Biết mô hình hóa sản phẩm thành mô hình toán học để giải nó. + Vận dụng tất cả các kiến thức. + Có kinh nghiệm trong việc thiết kế. - Tập hợp tất cả các công đoạn kiểm tra trên cơ sở thiết bị kiểm tra và trình độ người kiểm tra (thuộc về nhiệm vụ của người làm KCS). Do đó, để kiểm tra chính xác thì cần phải: + Đề ra danh mục kiểm tra (chứ không nhất thiết là phải kiểm tra hết). + Dụng cụ kiểm tra phải chính xác. + Quy trình kiểm tra: có thể kiểm tra từng công đoạn chứ không nhất thiết là chỉ kiểm tra sản phẩm cuối cùng nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro.  Đây là bước phản hồi trực tiếp đến phần thiết kế kỹ thuật, vì vậy mà 2 bước này phải ăn khớp với nhau, bởi lẽ nếu phần kỹ thuật thiết kế tốt, thật tối ưu nhưng điều kiện chế tạo lại cho phép thì cũng không được. Do đó cần thiết kế đơn giản mà hiệu quả thì đó mới là thiết kế giỏi. Sinh viên: Đỗ Minh Dũng. 1410658 Page 3