Giáo trình Vật liệu xây dựng - Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu (Phần 2)

II.1.2 Máy xúc nhiều gầu
Máy xúc nhiều gầu là loại máy xúc liên tục nhờ có các gầu gắn vào xích vô tận hoặc
rôto. Quy trình làm việc của máy: xúc, vận chuyển, đổ nguyên liệu, di chuyển máy đều xảy ra
đồng thời.
Máy xúc nhiều gầu có thể khai thác nguyên liệu ở cao độ ngang mức đặt máy, chỉ
cần thay đổi vị trí của giá mang gầu.
- Dung tích của gầu thường từ 0,115-0,6m3.
- Chiều sâu hoặc chiều cao khai thác 15-29m.
- Độ nghiêng của giá gầu lớn nhất 50o.
- Tốc độ di chuyển của gầu 0,3-1,0m/sec.
- Tốc độ di chuyển của máy trên đường sắt ( ray) 3-8m/ phút
- Tốc độ di chuyển bằng xích 3-5m/ phút. 
pdf 11 trang thamphan 28/12/2022 1240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Vật liệu xây dựng - Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_vat_lieu_xay_dung_chuong_1_may_khai_thac_nguyen_l.pdf

Nội dung text: Giáo trình Vật liệu xây dựng - Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu (Phần 2)

  1. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu II.1.2 Máy xúc nhiều gầu Máy xúc nhiều gầu là loại máy xúc liên tục nhờ có các gầu gắn vào xích vô tận hoặc rôto. Quy trình làm việc của máy: xúc, vận chuyển, đổ nguyên liệu, di chuyển máy đều xảy ra đồng thời. Máy xúc nhiều gầu có thể khai thác nguyên liệu ở cao độ ngang mức đặt máy, chỉ cần thay đổi vị trí của giá mang gầu. - Dung tích của gầu thường từ 0,115-0,6m3. - Chiều sâu hoặc chiều cao khai thác 15-29m. - Độ nghiêng của giá gầu lớn nhất 50o. - Tốc độ di chuyển của gầu 0,3-1,0m/sec. - Tốc độ di chuyển của máy trên đường sắt ( ray) 3-8m/ phút - Tốc độ di chuyển bằng xích 3-5m/ phút. Máy xúc nhiều gầu có năng suất rất cao, nhưng chỉ khai thác được nguyên liệu từ loại I-III (bảng A-1). Thường máy xúc nhiều gầu được phân loại theo thiết bị mang gầu: - Máy xúc nhiều gầu loại băng hay xích mang gầu - Máy xúc nhiều gầu loại rôto mang gầu. 4 3 1 6 8 7 12 9 10 11 5 2 Gàu xúc Hình 1.5a Sơ đồ làm việc máy xúc nhiều gàu loạI băng hoặc xích mang gàu Trang I-16
  2. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu Hình 1.5c Gàu xúc đất ‰ Máy xúc nhiều gầu loại băng hoặc xích mang gầu ƒ Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc Máy gồm xích (1), trên gắn các gầu (2) cách đều nhau. Xích mang gầu (1) đầu được kéo căng bởi đĩa quay (3) hình đa cạnh đều; đĩa quay được nhờ động cơ qua hệ truyền động, còn đầu kia được kéo căng bởi đĩa (4). Giá gầu (5) được treo cân bằng nhờ cần treo (6) và đối trọng (7). Khi máy làm việc, xích mang gầu di chuyển (theo chiều mũi tên) gầu sẽ cắt vào nguyên liệu, dần dần nguyên liệu chứa đầy gầu. Theo giá gầu (5), gầu di chuyển qua đĩa (3) rồi vòng lại đổ nguyên liệu chứa trong gầu (gầu hở hai mặt) vào phễu chứa (8) (phễu đóng mở tự động nhờ đối trọng (9)), nguyên liệu từ phễu chứa (8) được tháo tự động vào thiết bị vận chuyển (10) ( xe, goòng, hay băng tải ) Trong quá trình làm việc thiết bị di chuyển (11) của máy xúc nhiều gầu mang bu ồng máy (12), xích (1), gầu (2), giá gầu (5), cần treo (6), đối trọng (7), phễu chứa (8) di chuyển dọc theo tầng khai thác. Thiết bị vận chuyển nguyên liệu (10) cũng di chuyển theo máy xúc nhiều gầu. ƒ Phạm vi sử dụng: Máy xúc nhiều gầu loại băng hoặc hoặc xích mang gầu có khả năng khai thác nguyên liệu từ I-II ở trên, dưới hoặc ngang mức đặt máy. ‰ Máy xúc nhiều gầu loại rôto mang gầu ƒ Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc Trang I-18
  3. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu II.2 Máy gạt Máy gạt chính là loại máy kéo, nhưng được lắp lưỡi gạt ở phía trước hay giữa thân máy. Trong công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, máy gạt có thể dùng để khai thác tất cả các loại nguyên liệu; tuy nhiên đối với nguyên liệu từ IV-VI cần phải làm tơi sơ bộ trước. Nó cũng có thể dùng để thu gọn hoặc vun đóng nguyên liệu khai thác, bóc lớp phủ mặt hoặc san phẳng mặt bằng và di chuyển nguyên liệu với khoảng cách 70-100m. ‰ Phân loại máy gạt: - Máy gạt lưỡi gạt không quay - Máy gạt lưỡi gạt quay (theo mặt phẳng nằm ngang và mặt phẳng đứng). Trong công nghiệp thường dùng máy gạt lưỡi gạt không quay ‰ Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc Máy gạt gồm lưỡi gạt (1) ( không quay) có lắp dao cắt (2). Lưỡi gạt được lắp vào cần động (3). Lưỡi gạt có thể nâng lên hay hạ xuống nhờ píttong (4) một đầu đặt trong xi lanh (5), đầu kia nối với cần động (3) qua khớp cầu (6). pittong làm việc được nhờ bơm dầu (7) qua hệ ống dẫn ( 8). Cũng có thể nâng hay hạ lưỡi gạt bằng hệ tời và cáp kéo. Khi máy làm việc lưỡi gạt được hạ xuống nhờ hệ pittong (4). Khi máy di chuyển về phía trước, dao cắt (2) cắt vào nguyên liệu và đẩy nguyên liệu khai thác về phía trước. Khi máy di chuyển không tải lưỡi gạt lại được nâng lên. Vì vậy, máy gạt vừa khai thác nguyên liệu lại vừa vận chuyển nguyên liệu về phía trước. 5 7 8 6 1 3 2 Hình 1.7a Sơ đồ nguyên lý họat động của máy ủi Trang I-20
  4. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu II.3 Thiết bị khai thác cơ khí thủy lực Phương pháp khai thác cơ khí thủy lực cơ bản là dùng động năng của tia nước có áp suất cao 4-70 kG/cm2 và tốc độ 10-90m/sec để bóc nguyên liệu ra khỏi mỏ và làm giàu nguyên liệu khai thác. Phương pháp khai thác cơ khí thủy lực trong công nghiệp vật liệu xây dựng dùng để khai thác nguyên liệu từ loại I-III Phương pháp cơ khí thủy lực có những ưu khuyết điểm chính: ‰ Ưu điểm - Thiết bị đơn giản, trọng lượng nhỏ, giá thành rẻ. - Có thể phân loại nguyên liệu khai thác thành những nhóm hạt có kích thước khác nhau và có thể làm giàu nguyên liệu khai thác. - Vốn đầu tư nhỏ hơn các phương pháp khai thác khác. ‰ Khuyết điểm: - Không gian làm việc yêu cầu rộng - Phải gần nguồn nước và năng lượng điện rẻ. - Chỉ thích hợp cho nguyên liệu tương đối mềm. ƒ Sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc làm việc 2 3 2 4 1 5 6 7 Hình 1.8a Sơ đồ hoạt động thiết bị khai thác thủy lực Trang I-22
  5. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu Vòi phun gồm khớp dưới (1), đầu cuối được nối với ống dẫn nước vào, đầu trên nối với khớp trên (2) qua khớp động (3). Khớp động 3 có thể quay 360o trong mặt phẳng nằm ngang. Khớp trên (2) nối với thân vòi phun (4) qua khớp cầu động (5), khớp cầu động (5) có thể quay 1 góc 75o trong mặt phẳng thẳng đứng (50o về phía trên và 25o về phía dưới). Dọc phía trong thân vòi phun (4) có xẻ (3) gờ định hướng (6) để tránh hiện tượng xoáy của tia nước, nhờ đó nước khi ra khỏi mũi vòi (7) không bị rời và phân tán. Ngoài vòi phun thiết bị khai thác cơ khí thủy lực còn có các phụ kiện khác như: bơm ly tâm, ống vận chuyển hoặc máng vận chuyển nước. Hình 1.8c Chi tiết mũi ống xối Trang I-24
  6. Chương 1: Máy khai thác nguyên liệu Hình 1.12 Hệ thống dây chuyền khai thác vật liệu dưới nước Hình 1.14 Đầu phá đất của tàu hút Trang I-26