Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Hồ Nguyễn Trí Mẫn

CHƯƠNG I

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

1.Đặc điểm tự nhiên.

1.1.Lâm Đồng.

1.1.1.Vị trí địa lý.

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông,có độ cao trung bình từ 800 - 1.000 m so với mặt nước biển với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2; địa hình tương đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về  khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
 

docx 58 trang thamphan 3240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Hồ Nguyễn Trí Mẫn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_thuc_tap_dia_chat_kien_truc_ho_nguyen_tri_man.docx

Nội dung text: Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc - Hồ Nguyễn Trí Mẫn

  1. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn phố Đà Lạt và Nha trang có chiều dài 140 km đang được đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian giữa 2 trung tâm du lịch lớn. Tuyến đường cao tốc Đà Lạt - Dầu Giây đang tiếp tục đầu tư, đường Trường Sơn Đông đang được xây dựng. 2.1.5. Văn hóa- xã hội. Đà lạt được Chính phủ công nhận thành phố Festival hoa và được tổ chức hai năm một lần, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các lễ hội như lễ hội chè và lễ hội văn hóa các dân tộc. Lâm Đồng có 2 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp chuyên nghiệp và trên 50 cơ sở đào tạo nghề, 3 viện nghiên cứu hóa học: viện nghiên cứu sinh học, viện Pasteur và viện nghiên cứu hạt nhân. 2.2.Đồng Nai. 2.2.1 Nông – ngư- nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp phần lớn là đất đỏ bazal thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp và cây ăn quả. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp trồng cây hàng năm là 185.440 ha trong đó đất trồng lúa 70.700ha, bắp 52.800ha, khoai mỳ 17.800ha; đất trồng cây lâu năm là 162.390ha trong đó các cây trồng chủ yếu như cao su 39.250ha, cà phê 17.710ha, điều 51.050ha, tiêu 7.200ha Bưởi Tân Triều của Đồng Nai là đặc sản nổi tiếng đã đăng ký thương hiệu.Đồng Nai đang là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất thức ăn gia súc, có nhiều trang trại chăn nuôi qui mô công nghiệp, là nguồn nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến. Năm 2010, Đồng Nai có đàn gia súc trên 164.000 con, đàn lợn khoảng 1,22 triệu con, đàn gia cầm khoảng 8,7 triệu con.Đất nuôi trồng thủy sản, diện tích khoảng 33.330ha, chủ yếu là vùng hồ Trị An và vùng bán ngập thuộc hạ lưu sông Đồng Nai. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát Tiên. Tổng diện tích đất rừng hiện có 155.830ha với độ che phủ rừng khoảng 29,8%. 2.2.2. Công nghiệp. Đồng Nai là tỉnh phát triển khu công nghiệp đầu tiên và hiện là một trong các địa phương dẫn đầu phát triển công nghiệp tại Việt Nam. 13
  2. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn Đa, và nhiều khu, điểm du lịch theo qui hoạch tại thành phố Biên Hòa, các huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán 2.2.4. Cở sở hạ tầng Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần cụm cảng Sài Gòn, cụm Cảng Thị Vải - Vũng Tàu , thuận lợi trong giao thương trong nước và quốc tế.Hiện tại Chính phủ đã khởi công xây dựng các dự án giao thông liên kết vùng: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Nâng cấp Quốc Lộ 51 Biên Hòa - Vũng Tàu; và đang có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng: Sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng /năm. Cảng nước sâu Phước An, trọng tải tàu 60.000 DWT. Cụm cảng biển nhóm V huyện Nhơn Trạch trọng tải tàu 30.000 DWT. Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu Dự án cầu đường từ Quận 9 TP.HCM sang Nhơn Trạch, Đồng Nai. Các tuyến đường Vành đai 3, 4 nối các địa phương vùng kinh tế trọng điểm. 2.2.5. Văn hóa- xã hội. Công tác văn hóa: Xây dựng kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000 – 2015. Giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ: Triển khai thực hiện Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 21/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Truyền thông về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016 đảm bảo an toàn, đúng quy chế; tạo điều kiện thuận lợi để học sinh dự thi và đạt kết quả tốt. Công tác giải quyết việc làm, hỗ trợ giảm nghèo: Các chính sách an sinh xã hội tiếp tục được 15
  3. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn được nghiên cứu một cách có hệ thống trên tất cả các lĩnh vực như địa tầng, magma, kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, địa chất thủy văn và khoáng sản. Công trình địa chất mang tính tổng hợp đầu tiên là bản đồ địa chất miền Nam tỷ lệ 1/500.000 do Nguyễn Xuân Bao cùng các nhà địa chất Việt Nam hoàn thành năm 1980. Chi tiết hơn còn có các công trình đo vẽ địa chất và tìm kiếm khoáng sản ở tỷ lệ 1/200.000 [11,21], tỷ lệ 1/100.000 [12, 20] và 1/50.000 [4, 7, 22]; các nghiên cứu địa tầng của Bùi Phú Mỹ (năm 1979, 1986, 1997), nghiên cứu các thành tạo magma của Huỳnh Trung (năm 1979, 1980, 1995, 1997), Hàng loạt các mỏ, các điểm quặng, nước ngầm cũng được tiến hành điều tra tìm kiếm, thăm dò đánh giá trữ lượng ở các cấp khác nhau. Tất cả các công trình như vậy đã đem lại hiểu biết ngày càng đầy đủ và phong phú hơn về tình hình địa chất khoáng sản tỉnh Đồng Nai. Các phần địa tầng, magma xâm nhập, kiến tạo và khoáng sản được nêu trong chương này thể hiện sự kế thừa, khái quát hóa, có chọn lọc và phổ cập các thông tin cần thiết từ các công trình nghiên cứu địa chất khoáng sản hiện có trên địa bàn của tỉnh. 17
  4. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn 1.2.Hồ Long Ẩn_Bửu Long (Đồng Nai) (T2ct). ▪ Tọa độ (10057’45’’B.106047’30’’Đ). H.2.1.1.Mặt trượt. ▪ Hệ tầng Châu Thới. ▪ Tuổi T2 (Trung Trias). ▪ Hệ tầng Châu Thới gồm 3 tập nhưng tại đây chỉ thấy được 2 tập: tập 1 và tập 2. • Tập 1: Cuội kết hỗn tạp và mặt trượt nghịch. • Tập 2: Cát kết Arkose , có hỗn hợp cuội kết và 3 hệ thống khe nứt. ▪ Cuội kết hỗn tạp có thành phần cuội khác nhau thường do lũ quét đưa về và là dấu hiệu của mặt bất chỉnh hợp. ▪Ở đây cuội, sạn kết nặng hơn so với cát kết bên điểm lộ Châu Thới. ▪ Đặc điểm cuội kết đa khoáng: • Hạt lớn, nhiều thành phần khoáng vật: granite, gờ-nai, thạch anh, olivine, xi măng sillic và thành phần biến chất. • Nhiều màu. ▪Ở đây do xây dựng lại thành khu du lịch nên có nhiều loại đá từ nơi khác mang đến. ▪ Có các khối đá trượt lên nhau: thấy được bề mặt nhẵn, theo chiều mát tay là chiều trượt. 19
  5. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H1.3.2.Bột cát kết H1.3.3.Bột kết. 21
  6. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn ▪ Phong hóa cơ học, hóa học và sinh học. ▪ Hiện tượng phong hóa bóc vỏ hóa tròn là đặc trưng cho nhóm đá granite. Phong hóa bóc vỏ hóa tròn là đặc trưng của nhóm đá granite vì: tại các đỉnh của một khối hình bất kỳ luôn có 3 mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị phong hóa hơn các phần còn lại, nên nó được mài mòn các đỉnh làm cho đá có dạng tròn. ▪ Phân biệt thể dị ly và thể tù: • Thể dị ly: quan sát thấy sự phân chia hai màu sắc không rõ, có thể dị ly là do sự không đồng đều về thành phần vật chất trong lò magma. • Thể tù: quan sát thấy sự phân chia hai màu sắc rõ ràng, có được thể tù là do đá ở pha sau bao lấy, bắt tù đá ở pha trước. H.1.4.2.Thể dị ly. H.1.4.3Thể tù. 1.5.Mỏ đá Andesite Bảo Lộc (Lâm Đồng_QL 20_Km108) (J3K1dbl). ▪ Tọa độ (11028’13’’B,107044’05’’Đ). 23
  7. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H1.5.2.Đá Andesite. 1.6.Đèo Phú Hiệp_Mỏ đá Hùng Vương (Lâm Đồng_QL 20_Km177). ▪ Tọa độ (11037’17’’B,108013’26’’Đ). H.1.6.1.Đá basalt. 25
  8. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn •Đá trầm tích có thế nằm ngang, hệ tầng Dakrium. • Ven đường chưa xuống thác Pongour thấy được cuội kết. ▪ Màu đỏ tím tím (do oxit sắt) quan sát trên đá trầm tích có thế nằm ngang là dấu hiệu chứng tỏ trầm tích có nguồn gốc từ lục địa. ▪ Đá có thành phần hạt là sỏi, sạn thì đá nó thường nằm trên lớp đá cuội kết. Khi đó đá được gọi là đá có thành phần hạt là sỏi, sạn và xi măng là bột. ▪ Yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến quá trình hình thành đá ở đây không lớn so với nhiều khu vực khác. H.1.7.2.Cát bột kết. H.1.7.3.Cuội kết. 27
  9. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.1.7.6.Đá mạch diaba phức hệ Cù Mông. 1.8.Thác Frenn (QL 20_Km222). ▪ Tọa độ(11052’31’’B,108028’17’’Đ). H.1.8.1. Đá phun trào hệ tầng Đơn Dương. 2 ▪ Basalt hệ tầng Xuân Lộc Q1 xl. 29
  10. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.1.8.3.Đá phun trào hệ tầng Đơn Dương. 1.9.Mỏ đá Cam Ly. ▪ Tọa độ(11056’10’’B,108024’25’’Đ). H.1.9.1.Công trường khai thác. ▪ Phức hệ Ankroet. ▪ Tuổi Kreta. ▪ Quan sát: 31
  11. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn • Thấy được sáng nhiều hơn là rano điorite. • Thấy được chủ yếu là sáng màu thì là granite. Kết luận về địa tầng lộ trình Thành phố Hồ Chí Minh – Lâm Đồng – Đà Lạt: ▪ Bảng niên biểu địa chất từ trẻ đến cổ: 2 1. Q1 : tuổi đá basalt ở các điểm lộ mỏ đá Hùng Vương, thác Frenn. 2. Paleogen (E): tuổi đá mạch điaba ở các điểm lộ thác Pongour, mỏ đá Cam Ly. 3. K2: Tuổi đá trầm tích cát kết hệ tầng Dakrium ở điểm lộ thác Pongour và tuổi đá phun trào hệ tầng Đơn Dương ở điểm lộ thác Frenn. 4. K1: Tuổi đá grano diorite ở các điểm lộ thị trấn Định Quán. 5. K: Tuổi đá granite ở mỏ đá Cam Ly. 6. J3K1: Tuổi đá Andesite ở điểm lộ mỏ đá Andesite Bảo Lộc. 7. J2: Tuổi đá trầm tích sét bột kết hệ tầng Sông Phan ở điểm lộ mỏ đá Hùng Vương. 8. J1: Tuổi đá trầm tích hồ Trị An. 9. J3K1: Tuổi đá Andesite ở điểm lộ mỏ đá Andesite Bảo Lộc. 10. T2: Tuổi đá trầm tích ở các điểm lộ núi Châu Thới, hồ Long Ẩn. ▪ Thứ tự thường thấy của các lớp trầm tích từ trên xuống: 1. Lớp sét. 2. Lớp cát. 3. Lớp cuội. ▪ Địa tầng cần miêu tả được lớp thực vật, lớp phong hóa, lớp bán phong hóa và lớp đá gốc có màu gì, bề dày bao nhiêu. 2.Magma. 2.1.Đá grano điorite và đá điorite. ▪ Quan sát tại điểm lộ: Thị trấn Định Quán. ▪ Phức hệ Định Quán. ▪ Tuổi K1. ▪ Quan hệ bắt tù pha 1 trong đá pha 2 phức hệ Định Quán. ▪ Pha 1: garo diorite (sẫm màu),diorite. ▪ Pha 2: grano dioritetuổi Kreta sớm, gặp chủ yếu. 33
  12. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn ▪ Đá grano điorite: • Là đá xâm nhập trung tính, tuổi K1. • Thành phần khoáng vật grano diorite: SiO 2> 60%, fenpat kali một vài chục %, bi-o-tít, hóc-len (từ 5% đến 7%). • Đặc điểm một số khoáng vật trong đá grano diorite: ➢ Fenpat Natri Canxi: màu trắng đục, ống ánh. ➢ Fenpat Kali: màu trắng hồng. ➢ Mica đen: màu đen hoặc nâu đen, óng ánh, nhìn kĩ có các lớp. ➢ SiO2: các chấm màu trắng, trong. ➢ Amphibol: sẫm màu, có dạng hạt không phải dạng vảy. ➢ Mica trắng: màu vàng nhạt, dạng vảy. ▪ Hiện tượng phong hóa bóc vỏ hóa tròn là đặc trưng cho nhóm đá granite. Phong hóa bóc vỏ hóa tròn là đặc trưng của nhóm đá granite vì: tại các đỉnh của một khối hình bất kỳ luôn có 3 mặt tiếp xúc với môi trường bên ngoài nên dễ bị phong hóa hơn các phần còn lại, nên nó được mài mòn các đỉnh làm cho đá có dạng tròn. 2.2.Đá Andesite. ▪ Quan sát tại điểm lộ: Mỏ đá Andesite Bảo Lộc. ▪ Hệ tầng đèo Bảo Lộc. ▪ Tuổi J3K1. ▪ Đá Andesite có ban tinh plagioclase thấy rõ, ngoài ra còn thấy được mạch sunfua, mạch can-xít. H.2.2.1.Hệ thống khe nứt đứng và ngang trên đá Andesite 35
  13. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.1.8.2.Đá badan dạng cột. • Tại thác Frenn thì đá bandan nằm trên còn đá trầm tích nằm dưới do đó khi nước chảy sẽ làm cho đá trầm tích bị mài mòn nhanh hơn đá badan. Nên phần chân thác có hình dạng hàm ếch độc đáo. • Đá badan dạng cột từ trên nhìn xuống thì cột có hình tam giác. • Khe nứt nguyên sinh dạng cột là đặc trưng cho đá badan. 2.4.Đá mạch điaba. ▪ Quan sát tại điểm lộ: Thác Pongour, mỏ đá Cam Ly. ▪ Đá mạch điaba phức hệ Cù Mông Ecm ▪ Đây là đá mạch xâm nhập nông bazơ điaba phức hệ Cù Mông có màu xanh xanh sẫm màu. 37
  14. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn 2.6.Đá granite và đá diorite. ▪ Quan sát tại điểm lộ: mỏ đá Cam Ly. ▪ Phức hệ Ankroet. ▪ Tuổi Kreta. ▪ Sáng màu hơn so với đá ở điểm lộ Định Quán. H.2.6.1.Công trường khai thác. ▪ Trên nhiều tảng đá thấy được thể tù: pha 1 nằm ở trong có màu sậm hơn đó là đá điorit, pha 2 nằm ở ngoài có màu sáng đó là đá granite. ▪ Khoáng vật glagioclase trong diorite pha 1. ▪ Cách quan sát bằng mắt thường để phân biệt diorite, rano diorite và granite: • Thấy được có khoảng 50% khoáng vật sáng màu và 50% khoáng vật sẫm màu thì đó là diorite. • Thấy được sáng nhiều hơn là rano điorite. • Thấy được chủ yếu là sáng màu thì là granite. 3. Kiến tạo. 3.1. Hệ tầng Châu Thới. ▪ Trước năm 75 là đồi núi Khai thác Khu vực trũng ( Hồ Long Ẩn). ▪ Tuổi T2ct. ▪ Hệ tầng châu thới gồm 3 tập được xác lập bởi mặt cắt chuẩn tại Châu Thới: • Tập 1: Cuội kết hỗn tạp ( hình thành từ nhiều nguồn khác nhau ) ➢ Thành phần cuội kết đa dạng (tuổi cổ hơn T 2, cụ thể còn tùy theo từng loại đá): Đá biến chất, đá phun trào, granit dạng dài, ➢ Quan sát được tại điểm lộ mặt trượt của đứt gãy nghịch bên trái. Xác định bằng tay: Vuốt lên dọc theo mặt trượt không bị cản trở (trơn), vuốt xuống bị các gờ đá cản trở (gợn). 39
  15. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.3.1.3.Khe nứt ngang trên đá cuội kết Arkose hệ tầng Châu Thới tại Bửu Long. Phương vị đường phương 1700. Gốc dốc 300. 3.2. Hệ tầng DakKrong (J1dk). ▪ Hệ thống khe nứt dày đặt vuông góc với mặt phân lớp đá trầm tich ( do tác động của đới xung yếu ) ▪ Hệ tầng bị uốn nếp tạo thành nếp uốn ▪ Chỗ nếp uốn tiếp xúc giữa hệ tầng bị sừng hóa ( đá biến chất nhiệt tiếp xúc giữa nhiệt thoát ra từ magma và dakrong tạo nên đới biến chất ▪ Thế nằm đơn nghiêng tạo ra tập phân lớp trung bìnhtrãi dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam: 41
  16. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn 3.3.Phức hệ Định Quán (K1dl). ▪ Sau khi hoạt động magma phun trào andezit kết thúc thì bắt đầu có hoạt động magma xâm nhập cũng cùng nguồn cùng lò magma từ dưới sâu đưa lên thì kết tinh ở dưới ngầm khoảng 3-5 km thì nó nguội lạnh cũng từ magma đó và tạo thành đá diorite và grano diorite H.3.3.1.Phong hóa bóc vỏ hóa tròn. H.3.3.2Khe nứt. 43
  17. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.3.5.1.Đá trầm tích kỷ Jura. Phương vị đường phương 2200. Gốc dốc 400. H.3.5.2.Đá bansalt. 45
  18. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.3.6.2.Thác Pongour. 3.7. Phức hệ Angkroet (K2ak). ▪ Granite đi lên gặp đá có trước K1 (Hệ tầng Dakrong) gây sừng hóa ▪ Khi kết tinh xong thì còn lượng dung dịch nhiệt dịch lên gặp phần kết tinh trước (cùng lò) biến chất tiếp xúc gây phản ứng trao đổi mang đến mang đi ra sản phẩm greisen ▪ Có nhiều hệ thống khe nứt: • Hệ thống khe nứt nằm ngang. • Hệ thống khe nứt có mạch thạch anh cỗ bị gián đoạn bởi khe nứt trẻ. H.3.7.1.Mỏ Đá Cam Ly. 47
  19. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.3.7.3.Mạch thạch anh Đường phương hương dốc. Đứt gãy cắt ngang: 2950 4. Địa mạo ▪ Trong chuyến đi, dọc theo lộ trình các điểm quan sát thì nhìn chung, chúng ta đi lên từ cao độ thấp lên cao (từ đồng bằng lên miền núi).Cụ thể: • Xuất phát: Dĩ An, Bình Dương: +5m • Bửu Long: +13m • Cầu Trị An: +35m • Định Quán: +137m • Mỏ đá xây dựng Andesite Bảo Lộc: +850m • Mỏ đá Hùng Vương: +790m • Thác Pongour: +840m • Thác Prenn: +1125m • Suối Vàng: +1423m ▪ Quan sát được các định hình núi lửa (cao nguyên, đồng bằng, sườn, ). Các đồng bằng núi lửa phân bố rộng rãi ở Xuân Lộc, Định Quán. Chúng được thành tạo do phun trào các dung nham thành phần bazơ có độ nhớt thấp phủ rộng trên các bề mặt san bằng có trước. Đồng bằng Xuân Lộc được thành tạo do phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc vào Pleistocen giữa. Bề mặt đồng bằng có dạng vòm thoải, đỉnh vòm trùng với khu vực Xuân Lộc và Cẩm Tiêm. Sườn vòm nghiêng thoải 0,5 - 10, bán kính vòm 15 - 18 km. Bazan bị phong hóa mạnh, tạo vỏ phong hóa dày hơn 10m. Mặt cắt vỏ phong hóa thường gặp có phần trên là sét bột màu đỏ đôi nơi chứa sỏi sạn laterit, dày 8 - 15 m; 49
  20. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn 6. Chi tiết điểm lộ Thị trấn Định Quán (Đồng Nai_QL20_Km47). ▪ Vị trí của điểm lộ trên Google Earth: H.1.Nhìn từ xa H.2.Nhìn chi tiết. ▪ Quan sát: • Đá xâm nhập phức hệ Định Quán K1dq gồm 3 pha và 1 pha đá mạch. • Quan hệ bắt tù pha 1 trong đá pha 2 phức hệ Định Quán. 51
  21. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn H.4.Thể dị ly. H.5.Thể tù. ▪ Đá granođiorite: • Là đá xâm nhập trung tính, tuổi K1. • Thành phần khoáng vật granodiorite: SiO2> 60%, thạch anh chiếm gần 20%, fenpat kali một vài chục %, biotit, hocblen (từ 5% đến 7%). • Hàm lượng fenpat Kali từ 10% - 35% trên tổng fenpat. • Granodiorite phân biệt với granite bởi plagiola không phải là oligocla mà là andezin với hàm lượng lớn hơn fenpat Kali. • Chỉ số màu gần 15%, trong thể sẫm màu đạt đến 25%. • Đặc điểm một số khoáng vật trong đá grano diorite: ➢ Fenpat Natri Canxi: màu trắng đục, ống ánh. ➢ Fenpat Kali: màu trắng hồng. ➢ Mica đen: màu đen hoặc nâu đen, óng ánh, nhìn kĩ có các lớp. ➢ SiO2: các chấm màu trắng, trong. ➢ Amphibol: sẫm màu, có dạng hạt không phải dạng vảy. ➢ Mica trắng: màu vàng nhạt, dạng vảy. ▪ Đá diorite: • Là đá magma xâm nhập thành phần trung tính. • Diorite điển hình gồm plagiocla trung tính và hocblen. • Là loại đá hạt không có thạch anh hoặc chứa rất ít thạch anh, nếu có thạch anh thì hàm lượng của nó không quá 6%. • Trong diorite plagiocla là andezin, không phải là labrado, lượng khoáng vật màu ít hơn. Chỉ số khoáng vật màu kiểu bình thường từ 25% - 35%. 53
  22. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn ➢ Thể dị ly: quan sát thấy sự phân chia hai màu sắc không rõ, có thể dị ly là do sự không đồng đều về thành phần vật chất trong lò magma. ➢ Thể tù: quan sát thấy sự phân chia hai màu sắc rõ ràng, có được thể tù là do đá ở pha sau bao lấy, bắt tù đá ở pha trước. ▪ Kiến nghị: • Khi bắt gặp loại đá granite cần phân biệt rõ nó thuộc phức hệ Định Quán hay phức hệ Ankroet. CHƯƠNG III LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 1. Tỉnh Lâm Đồng. Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi Trước Jura: Tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực cho biết đại thể vùng này cũng như đới Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm dự đoán ở đây có thể đã trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt hoá magma - kiến tạo. Jura sớm giữa: Vùng này cũng như đới Đà Lạt bị sụt lún hình thành bồn nội lục và bị lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết thúc trầm tích sau kỳ Bajoci. Jura muộn - Creta: Vùng này cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị uốn nếp khối tảng, kèm theo hoạt động magma mạnh mẽ với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vôi liên quan với quá trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đông nam của mảng châu Á. Cuối Creta xuất hiện trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập axit cao nhôm do nóng chảy từng phần vỏ lục địa, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đông Á. Paleogen - Miocen: Vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ, tạo bề mặt san bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với sự tách giãn biển Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các trầm tích và phun trào bazan kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, kèm theo các đứt gãy thuận ngang phải. 55
  23. Báo cáo thực tập địa chất kiến trúc GVHD: thầy Hồ Nguyễn Trí Mẫn Mây Tào 100 - 200 m. Ở Biên Hòa - Long Thành thay cho quá trình nâng bóc mòn là quá trình hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Bà Miêu, dày 10 - 30 m. Các dãy núi ở Phú Sơn (Tân Phú) - Định Quán, khối núi Chứa Chan, Mây Tào trở thành các khối núi sót cao 200 - 650 m trên một miền rộng lớn là các đồng bằng bóc mòn và bóc mòn - tích tụ. Vào cuối Pliocen - đầu Pleistocen, hoạt động núi lửa đã xảy ra ở Nam Cát Tiên và Túc Trưng. Ở Nam Cát Tiên, bazan phủ trên bề mặt san bằng Miocen muộn, Pliocen muộn với bề dày trung bình 50 - 60 m, tạo nên cao nguyên núi lửa, diện tích trên 240 km2. Ở Túc Trưng, bazan phủ trên bề mặt san bằng Pliocen muộn, có độ cao thấp hơn, hình thành đồng bằng núi lửa, diện tích 80 km2. Trong Pleistocen sớm, từ 1,6 triệu năm đến 0,7 triệu năm cách ngày nay, phần phía Đông, Đông Bắc của lãnh thổ được nâng lên yếu (biên độ 20 - 40 m) chia cắt xâm thực và pedimen hóa, hình thành bề mặt san bằng Pleistocen sớm; phần phía Tây, Tây Nam tiếp tục hạ lún tích tụ các trầm tích hệ tầng Trảng Bom. Bề mặt san bằng Pleistocen sớm chiếm 240 km2 ở Mã Đà, 90 km2 ở khu vực suối Nước Trong và hàng trăm km2 ở vùng Gia Kiệm - Xuân Lộc - Cẩm Tiên. Trong Pleistocen giữa, từ 0,7 - 0,43 triệu năm cách ngày nay, phun trào hoạt động mạnh mẽ (với lớp phủ dày 20 - 50 - 300 m), tạo nên các đồng bằng núi lửa cao 100 - 150 m ở Xuân Lộc - Cẩm Tiêm, Gia Ray, Định Quán, và các nón, cụm nón núi lửa nhô cao 100 - 300 m trên chúng. Các đồng bằng này có dạng vòm thoải, bán kính đến 10 - 18 km. Phần cao nhất của đỉnh vòm là nơi bazan có bề dày lớn và tập trung các nón miệng núi lửa. Từ Pleistocen giữa đến Pleistocen muộn là thời kỳ nâng lên chung của lãnh thổ, biên độ 25 - 35 m. Các đồng bằng bóc mòn và núi lửa bị chia cắt xâm thực. Ở vùng Biên Hòa, bề mặt thềm bậc III được hình thành. Trong Holocen, lãnh thổ Đồng Nai, nhìn chung, được tiếp tục nâng lên. Dọc theo các dòng chảy, sông suối ở phía Bắc, Đông Bắc của tỉnh, trên các đồng bằng núi lửa tiếp tục các quá trình xâm thực. Chiều sâu các thung lũng xâm thực tính từ Pleistocen giữa - muộn đến nay ở các vùng này đạt tới 20 - 80 m. Tuy vậy, dọc theo các thung lũng vẫn thành tạo các thềm xâm thực tích tụ địa phương và các bãi bồi hẹp. 57