Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc tại Đồng Nai- Lâm Đồng-Đà Lạt
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
1.Đặc điểm tự nhiên:
a) Đồng Nai:
- Vị trí địa lý: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc tại Đồng Nai- Lâm Đồng-Đà Lạt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bao_cao_thuc_tap_thuc_tap_dia_chat_kien_truc_tai_dong_nai_la.docx
Nội dung text: Báo cáo Thực tập Địa chất kiến trúc tại Đồng Nai- Lâm Đồng-Đà Lạt
- LỜI NÓI ĐẦU 10 lí thuyết cũng không bằng một thực hành, do đó mà cho dù có cố gắng trao dồi kiến thức nhiều đi nữa mà không thực hành thì việc tìm kiếm kiến thức để trang bị cho mình thật vô nghĩa vì vậy mà việc “Học đi đôi với hành” luôn là 2 hành động song hành gắn bó với nha. Chính vì vậy mà giá trị của nó luôn giữ vững cùng năm tháng. Đặc biệt đối với sinh viên địa chất thì phần “hành” là một phần vô cùng quan trọng trong suốt quá trình học tập cũng như công việc làm sau này. Thấy rõ được vai trò của việc đi thực hành cho nên Ban chủ nhiệm khoa và bộ môn Địa môn trường đã tổ chức đợt thực địa Đồng Nai- Lâm Đồng- Đà Lạt. Đợt htuwjcc địa lần này mang lại cho chúng em rất nhiều bổ ích và các kĩ năng cần thiết để trang bị cho một nhà địa chất tương lai, đặc biệt là cũng cố hơn những lí thuyết chúng em đã được học từ những tiết lí thuyết trên giãng đường. Cũng từ đợt thực tập đó, chúng em đã rút ra một số kinh nghiệm cho việc thực tập ngoài trời. Để đến hôm nay, đợt thực tập Địa chất kiến trúc, là dịp để chúng em thực hành và kiểm nghiệm chúng. Ngoài những kiến thức và kỹ năng mà chúng em đã tích lũy được trong đợt thực tập trước, ở đợt thực tập này chúng em còn được học tập thêm kỹ năng lập mặt cắt địa chất kiến trúc, củng cố lại kiến thúc về tuổi địa chất, quá trình thành tạo địa chất, Bài báo cáo này là những gì cô đọng nhất về chuyến đi thực tập mà chúng em muốn trình bày lại cho quí thầy cô xem xét. Có nhứng kiến thức còn chưa vững mong quí thầy cô nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lại giúp chúng em. Xin chân thành cảm ơn.
- b) Phức hệ Định Quán (tuổi Creta) 22 c) Phức hệ Cù Mông xuyên cắt Ecm 24 3. Kiến tạo 25 a) Hệ tầng Châu Thới: (T2ct) 25 b) Hệ tầngDakkrong (J1dK) 28 c) Hệ tầng sông Phan (J2sp) 30 d) Hệ tầng Đèo Bảo Lộc(J3K1) 31 e) Phức hệ Định Quán (K1dl) 31 f) Hệ tầng Dakrium (K2dk) 33 2 g) Hệ tầng Xuân Lộc (Q1 xl) 33 h) Phức hệ Angkroet (K2ak) 34 4. Địa mạo 36 5. Khoáng sản 37 1. Đá magma 37 2. Đá và vật liệu trầm tích 37 CHƯƠNG III: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 38 1. Tỉnh Lâm Đồng 38 2. Tỉnh Đồng Nai 38 KẾT LUẬN 40 3
- CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI 1.Đặc điểm tự nhiên: a) Đồng Nai: - Vị trí địa lý: Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có tọa độ từ 10 o30’03 đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30 đến 107o35’00"Đ. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. - Địa hình: Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những dải núi rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau: + Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng: ● Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10 m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5 m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các Aluvi hiện đại. ● Địa hình trũng trên trầm tích đầm lầy biển: là những vùng đất trũng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với độ cao dao động từ 0,3 đến 2 m, có chỗ thấp hơn mực nước biển, thường xuyên ngập triều, mạng lưới sông rạch chằng chịt, có rừng ngập mặn bao phủ. Vật liệu không đồng nhất, có nhiều sét và vật chất hữu cơ lắng đọng. + Dạng địa đồi lượn sóng: Độ cao từ 20 đến 200m. Bao gồm các đồi Bazan, bề mặt địa hình rất phẳng, thoải, độ dốc từ 30 đến 80. Loại địa hình này chiếm diện tích rất lớn so với các dạng 5
- đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu. + Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố. Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh. Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày. - Khí hậu: Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do ở nhiệt độ cao trên 800m và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau: + Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C. + Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9. + Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90%. + Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc. c) Đà Lạt: - Vị trí địa lý: Thành phố Đà Lạt nằm trong cao nguyên Lang Biang, phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, Về phía Bắc, Đà Lạt giáp với huyện Lạc Dương, về phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Đơn Dương, về phía Tây và Tây Nam giáp với hai huyện Lâm Hà và Đức Trọng. - Địa hình: Cao trung bình so với mặt biển là 1.500 m. Nơi cao nhất trong trung tâm thành phố là Nhà Bảo Tàng (1.532 m), nơi thấp nhất là thung lũng Nguyễn Tri Phương (1.398,2 m). Bên trong cao nguyên, địa hình Đà Lạt phân thành hai bậc rõ rệt: + Bậc địa hình thấp là vùng trung tâm có dạng như một lòng chảo bao gồm các dãy đồi đỉnh tròn, dốc thoải có độ cao tương đối 25-100 m, lượn sóng nhấp nhô, độ phân cắt yếu, độ cao trung bình khoảng 1.500 m. + Bao quanh khu vực lòng chảo này là các đỉnh núi với độ cao khoảng 1.700 m tạo thành vành đai che chắn gió cho vùng trung tâm. Phía Đông Bắc có hai núi thấp: hòn Ông (Láp Bê 7
- + Người Kinh đến Bảo Lộc sau năm 1975 bao gồm nhiều tỉnh thành của cả nước đến lập nghiệp, đã có những đóng góp nhất định về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự xã hội. - Bảo Lộc được khai thác mạnh về nông nghiệp, công nghiệp. Nhiều nông trang, đồn điền đã được các tập đoàn người Pháp lập nên từ những năm 1930 -1940 để trồng chè, cà phê, Về sau, nhân dân phát triển trồng cây dâu tằm, cây ăn quả. - Công nghiệp của thị xã Bảo Lộc chiếm trên 40% tỉ lệ công nghiệp của cả tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các ngành chế biến trà, cà phê, se tơ, dệt, may mặc Các nhà máy, xí nghiệp tập trung ở Khu Công nghiệp Lộc Sơn, Phường II và khu vực xã Đại Lào. Bảo Lộc là thủ phủ của ngành Dâu tằm tơ, có các nhà máy chế biến tơ tằm, ươm tơ dệt lụa nổi tiếng như nhà máy se tơ dệt lụa tơ tằm Á châu Bảo Lộc có tiềm năng lớn về phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản. Tại đây có trữ lượng lớn bô xít và cao lanh, trong đó bô xít có khoảng 378 triệu tấn với trữ lượng loại C1 (có hàm lượng Al2O3=44,69%; SiO2=6,7%) là 209 triệu tấn. - Ngoài ra Du lịch cũng là một thế mạnh của Bảo Lộc. c) Đà Lạt - Dân cư: Dân số 188.467 người (2004), mật độ 469 người/km² - Nông nghiệp: Quy mô diện tích gieo trồng đối với cây hàng năm xu hướng tăng lên qua các năm do điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh khai hoang, phục hóa trên diện tích có khả năng nông nghiệp chưa sử dụng và tăng vụ, trồng xen, trồng gối. - Lâm nghiệp: Tài nguyên rừng Lâm Đồng phong phú, đa dạng, với trên 618 ngàn ha rừng với tổng trữ lượng trên 61 triệu m3 gỗ và gần 662 triệu tấn tre, nứa. Rừng ở Lâm Đồng nhiều vùng còn nguyên sinh, ban sơ với nhiều thực, động vật, chủng loại đa dạng, đặc biệt của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. - Đà Lạt là thành phố du lịch trọng điểm của cả nước. 3. Lịch sử nghiên cứu địa chất: a) Tỉnh Đồng Nai. - Từ đầu thập niên của thế kỷ 20, địa chất tỉnh Đồng Nai đã được biết đến qua khảo sát phát hiện trầm tích Jura tướng biển ở Trị An, Cây Gáo của M.Lantenoi. Năm 1929, F.Blodel đã chú trọng nghiên cứu Basalt và quá trình phong hóa của chúng. Năm 1937, E.Saurin đã phân chia cát kết chứa hóa thạch tuổi Cacni ở Tà Lài và cát kết chứa hóa thạch tuổi Toaci ở Trị An và Cây Gáo, Basalt Đệ tứ cổ, phù sa cổ và phù sa trẻ Tiếp sau còn có các công trình nghiên cứu mang tính chuyên khảo về cổ sinh của H.Mansuy, 1941; Tạ Trần Tấn 1968-1974 Những công trình nghiên cứu này đã đặt nền tảng, mở đầu cho các phát hiện, nghiên cứu về địa chất và khoáng sản của tỉnh trong các giai đoạn sau. 9
- CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 1. Hệ tầng a) Hệ tầng Châu Thới (T2ct_Trung Trias) - Núi Châu Thới và đồi Bửu Long đi về phía sân bay Biên Hoà. - Thành phần thạch học: + Tập 1: Cuội kết hỗn tạp, gồm: Gồm: Đá phiến kết tinh, đá hoa, gneiss, granitoid, kích thước từ cm, 7 cm đến hơn 20 cm. Có độ mài tròn không đồng nhất. Độ dày khoảng 80 m. Xi măng gắn kết có thành phần: cát kết, cát sạn kết, đôi khi có chứa vôi. Cuội kết hỗn tạp hệ tầng Châu thới tại Bửu Long + Cát kết Arkose màu xám xanh, chứa các mảnh dăm đá phun trào, độ dày khoảng 160 m. 11
- Hóa thạch cúc đá hệ tầng Dakkong tại cầu Trị An. Hóa thạch chân rìu hệ tầng Dakkong tại cầu Trị An. c) Hệ tầng sông Phan (J2sp) -Tuổi Jura trung - Phân bố ở các tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng Thấy rõ ở dọc sông Phan, gần ga đường sắt Sông Phan. Ở cao độ 600 m. - Trầm tích có nguồn gốc biển ven bờ. - Là hệ tầng trên của phân loạt La Ngà (loạt Bản Đôn). - Điểm quan sát: Mỏ đá Hùng Vương – Đèo Phú Hiệp 13
- Đá phun trào Andesite hệ tầng Đèo Bảo Lộc tại mỏ đá xây dựng Andesite. Andesite xuyên cắt bởi mạch canxit hệ tầng Đèo Bảo Lộc tại mỏ đá xây dựng Andesite. 2 e) Hệ tầng Xuân Lộc (Q1 xl_Pleistocen trung) - Thành phần thạch học: 15
- Đá Bazan dạng cột, địa hình hàm ếch hệ tầng Xuân Lộc tại thác Prenn. + Mỏ đá Hùng Vương: Đá basalt dạng: lỗ rỗng, bọt, đặc xít. Đá basalt bọt và đặc xít hệ tầng Xuân Lộc tại mỏ đá Hùng Vương. f) Hệ tầng Dakrium (K2đr_thượng Kreta) - Phân bố: Nam Trung Bộ và Đông Nam,các tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai,dọc suối Đắc Rium, vùng gần đường QL20. - Thành phần thạch học: + Cuội kết hỗn tạp, sạn kết, cát kết nâu tím, 100-150m. + Bột kết nâu,cát kết và sạn kết sáng màu hơn, 150-350m. 17
- Bazan bao phủ Criolit hệ tầng Đơn Dương tại thác Prenn. 2. Magma: a) Phức hệ Ankroet (tuổi Creta muộn) - Phức hệ gồm hai pha xâm nhập và pha đá mạch: + Pha 1: Granit biotit hạt vừa đến lớn, Granit biotit hạt lớn dạng porphyr. + Pha 2: granit có biotit, granit alaskit hạt vừa đến nhỏ. + Pha đá mạch: granit aplit, granit pemantit, granit porphyr. - Quan sát tại suối Vàng: + Pha 1: Chứa thể tù diorit hạt vừa. + Pha 2: Hạt nhỏ, sáng màu có biểu hiện greysen hóa (muscovite hóa). 19
- Trầm tích bị greisen hóa phức hệ Angkroet tại suối Vàng. b) Phức hệ Định Quán (tuổi Creta) - Được xác lập bởi Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung năm 1979 - Phức hệ gồm ba pha xâm nhập và pha đá mạch: + Pha 1: diorit, gabrodiorit + Pha 2: granodiorit biotit hornblend, tonalit. + Pha 3: granit biotit hornblend + Pha đá mạch spesartit, granodiorit porphyr. - Tuổi tuyệt đối của chúng khoảng 90 – 100 triệu năm - Điểm quan sát: Cầu Trị An: Do hoạt hóa Magma trẻ đá trầm tích bị các mạch nhiệt dịch canxit và thạch anh tiêm nhập, xuyên cắt. 21
- Granodiorite bắt tù Diorite phức hệ Định Quán tại Định Quán. c) Phức hệ Cù Mông xuyên cắt Ecm - Được xác lập bởi Nguyễn Xuân Bao, Huỳnh Trung năm 1979 trong công trình đo vẽ bản đồ địa chất Việt Nam tỉ lệ 1:500.000 - Phức hệ gồm: + Các đá: gabrodiabaz, diabaz, grabro porphyrit, gabrodiabas porphyrit, + Các đai mạch kích thước từ vài chục cm đến vài chục m. + Các đá màu xám xanh xẫm kiến trúc porphyr với ban tinh plagiocla, horblend (pyroxen). - Quan sát tại thác Pongour: Mạch đá gabro diabaz: hạt mịn, kiến trúc diabaz, vi tinh, khoáng vật dạng que plagiocla trên nền pyroxen nguồn gốc từ manti trên. 23
- Mặt trượt nghịch. + Phương vị đường phương: 2850 + Góc dốc: 300. - Tập 2: Cát kết Arkose + Cấu tạo phân lớp + Có 3 hệ thống khe nứt: 1 khe nứt nằm ngang và 2 khe nứt thẳng đứng. 25
- Khe nứt ngang trên đá cát kết Arkose hệ tầng Châu Thới tại Bửu Long. - Tập 3: Cát kết tuf, bột kết, sét kết, đá vôi có nhiều đường nứt Cát kết tuf hệ tầng Châu Thới tại Bửu Long b) Hệ tầngDakkrong (Tuổi : J1dK) - Hệ thống khe nứt dày đặt vuông góc với mặt phân lớp đá trầm tich ( do tác động của đới xung yếu ) - Hệ tầng bị uốn nếp tạo thành nếp uốn 27
- + Phương vị hướng dốc: 2400 + Góc dốc: 35-450 c) Hệ tầng sông Phan (J2sp) - Sản phẩm rìa lục địa thụ động ( không có sự hoạt động của magma phun trào), tính biển đông ven bờ lắng động trầm tích lục nguyên - Hệ tầng Sông Phan sét bột kết màu xám sáng phân lớp nghiêng xiêng đơn về một phía có chỗ dày chỗ mỏng nghiêng hướng Tây Nam 29
- - Hệ thống khe nứt nguyên sinh: 31
- h) Phức hệ Angkroet (K2ak) - Granite đi lên gặp đá có trước K1 (Hệ tầng Dakrong) gây sừng hóa - Khi kết tinh xong thì còn lượng dung dịch nhiệt dịch lên gặp phần kết tinh trước (cùng lò) biến chất tiếp xúc gây phản ứng trao đổi mang đến mang đi ra sản phẩm greisen - Có nhiều hệ thống khe nứt: o Hệ thống khe nứt nằm ngang. o Hệ thống khe nứt có mạch thạch anh cỗ bị gián đoạn bởi khe nứt trẻ. Đường phương 2 đứt gãy: ? 33
- 4. Địa mạo - Trong chuyến đi, dọc theo lộ trình các điểm quan sát thì nhìn chung, chúng ta đi lên từ cao độ thấp lên cao (từ đồng bằng lên miền núi). Cụ thể: + Xuất phát: Dĩ An, Bình Dương: +5m + Bửu Long: +33m + Cầu Trị An: +35m + Định Quán: +137m + Mỏ đá xây dựng Andesite Bảo Lộc: +850m + Mỏ đá Hùng Vương: +790m + Thác Pongour: +856m + Đèo Prenn: +1120m + Suối Vàng: +1396m - Quan sát được các định hình núi lửa (cao nguyên, đồng bằng, sườn, ). Các đồng bằng núi lửa phân bố rộng rãi ở Xuân Lộc, Định Quán. Chúng được thành tạo do phun trào các dung nham thành phần bazơ có độ nhớt thấp phủ rộng trên các bề mặt san bằng có trước. Đồng bằng Xuân Lộc được thành tạo do phun trào bazan hệ tầng Xuân Lộc vào Pleistocen giữa. Bề mặt đồng bằng có dạng vòm thoải, đỉnh vòm trùng với khu vực Xuân Lộc và Cẩm Tiêm. Sườn vòm nghiêng thoải 0,5 - 10, bán kính vòm 15 - 18 km. Bazan bị phong hóa mạnh, tạo vỏ phong hóa dày hơn 10m. Mặt cắt vỏ phong hóa thường gặp có phần trên là sét bột màu đỏ đôi nơi chứa sỏi sạn laterit, dày 8 - 15 m; phần dưới là bazan phong hóa dở dang lẫn sét bột màu xám vàng nhạt đôi chỗ loang lổ, dày 2 - 5 m. - Nhô cao trên đồng bằng có nón núi lửa, độ cao tương đối từ 60 - 100 m cho đến 200 - 318 m. Các thung lũng cắt sâu, sườn dốc. Gần đỉnh vòm, các thung lũng hẹp và dốc, bề mặt bazan nguyên thủy được bảo tồn khá tốt. Ra phía rìa vòm, địa hình đồng bằng thấp dần, thung lũng mở rộng, có đáy thoải và tích tụ. Đó là đồng bằng có vỏ phong hóa dày. Ngược lại ở Định Quán đồng bằng được tạo bởi đá phun trào của hệ tầng Xuân Lộc. Bề mặt lớp phủ có dạng vòm thoải hơn, cao 80 - 135 m đến 175 m, bị chia cắt rất yếu, được bảo tồn tốt trên gần 100% diện tích. Bazan bị phong hóa nứt vỡ hoặc mềm bở, phong hóa theo khe nứt, dày 1 - 5 m. Trên bề mặt địa hình thường gặp là các tảng bazan đặc xít hoặc lỗ rỗng nằm ngổn ngang xen lẫn với bột sét màu xám, xám đen đôi nơi nâu đỏ và các kết vón laterit dạng hạt đậu. - Bên cạnh đó còn thấy được các địa hình bị bóc mòn. Sản phẩm của quá trình bóc mòn là các bề mặt san bằng, sườn các khối núi, dãy núi, sườn các thung lũng. Những bề mặt san bằng có diện tích rộng tạo nên các đồng bằng bóc mòn. Nằm trong khu vực nâng yếu tân kiến tạo, quá trình pediment hóa phát triển mạnh mẽ, hình thành trên hầu hết diện tích là các bề mặt san bằng có tuổi từ Miocen giữa đến Pleistocen sớm. Các địa hình tích tụ tạo nên các thềm sông, bãi bồi, đầm lầy, hồ, 35
- CHƯƠNG III LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN ĐỊA CHẤT 1. Tỉnh Lâm Đồng - Địa phận tỉnh Lâm Đồng nằm ở phía đông nam đới Đà Lạt. Đới này là một khối vỏ lục địa Tiền Cambri bị sụt lún trong Jura sớm - giữa và phần lớn diện tích đới bị hoạt hoá magma kiến tạo mạnh mẽ trong Mesozoi muộn và Kainozoi - Trước Jura: Tài liệu địa vật lý và địa chất khu vực cho biết đại thể vùng này cũng như đới Đà Lạt có vỏ lục địa tiền Cambri. Trong Paleozoi và Mesozoi sớm dự đoán ở đây có thể đã trải qua các giai đoạn khi thì bị lún tạo lớp phủ nền, khi thì bị hoạt hoá magma - kiến tạo. - Jura sớm giữa: Vùng này cũng như đới Đà Lạt bị sụt lún hình thành bồn nội lục và bị lấp đầy bởi các trầm tích lục nguyên biển nông gần bờ. Vào Jura giữa, biển khép kín lại và kết thúc trầm tích sau kỳ Bajoci. - Jura muộn - Creta: Vùng này cũng như đới Đà Lạt được nâng lên và bị uốn nếp khối tảng, kèm theo hoạt động magma mạnh mẽ với sự thành tạo phun trào, xâm nhập loạt kiềm vôi liên quan với quá trình hút chìm mảng Thái Bình Dương cổ dưới vỏ lục địa đông nam của mảng châu Á. Cuối Creta xuất hiện trũng Đơn Dương, thoạt đầu được lấp đầy trầm tích lục địa màu đỏ, sau đó có hoạt động núi lửa và xâm nhập axit cao nhôm do nóng chảy từng phần vỏ lục địa, đánh dấu việc hình thành tạo vỏ lục địa mới Mesozoi muộn ở rìa Đông Á. - Paleogen - Miocen: Vùng này được nâng lên liên tục và bào mòn mạnh mẽ, tạo bề mặt san bằng và là một phần của bề mặt san bằng Đông Dương rộng lớn. Vào Neogen liên quan với sự tách giãn biển Đông, ở lãnh thổ nghiên cứu xuất hiện các bồn chủng được lấp đầy bằng các trầm tích và phun trào bazan kéo dài theo hướng đông bắc - tây nam, kèm theo các đứt gãy thuận ngang phải. - Pliocen - Đệ Tứ: Vùng này được tiếp tục nâng lên mạnh mẽ kiểu vòm khối tảng và chịu lực căng đông tây, xuất hiện bazan olivin kiềm, dọc sông suối phát triển các trầm tích lục nguyên bở rời. Các quá trình phong hoá, xâm thực chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động ngoại sinh. 2. Tỉnh Đồng Nai - Địa hình tỉnh Đồng Nai chịu ảnh hưởng trực tiếp của đới nâng Đà Lạt và đới sụt lún đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành và phát triển từ Jura muộn đến nay. - Quá trình tạo núi uốn nếp Jura muộn - Creta đã tạo ra đới núi vòm - khối tảng phức nếp lồi Đà Lạt . Tỉnh Đồng Nai thuộc rìa Tây Tây Nam của đới núi này, địa hình được thành tạo là các dãy núi khối tảng uốn nếp kéo dài theo phương kinh tuyến đến Tây Bắc - Đông Nam. - Quá trình chia cắt, phá hủy và san bằng địa hình xảy ra từ cuối Kreta đến khoảng cuối Miocen giữa (trong khoảng 50 - 55 triệu năm) đã hình thành bề mặt san bằng Đông Dương và bề mặt san bằng Đà Lạt. Ở Đồng Nai, di tích bề mặt san bằng Đông Dương đã bị phá hủy hoàn toàn; di tích bề mặt san bằng Đà Lạt (tuổi Miocen giữa) còn được thấy trên đường chia nước của khối núi Chứa Chan và Mây Tào. Bề mặt này đã bào lộ phần diện tích không lớn các đá xâm nhập phức hệ Cà Ná và Đèo Cả. Từ cuối Miocen giữa đến nay, bề mặt được nâng cao 500 - 650 m đến 800 - 838 m, tốc độ nâng trung bình 0,045 mm/năm đến 0,072 m/năm; gradien biến dạng trung bình theo hướng Chứa Chan - Mây Tào 9 m/km. 37
- KẾT LUẬN Chuyến đi thực tập vừa qua mang lại cho chúng em rất nhiều kiến thức bổ ích mà trên sách vở không thể tiếp cận được, chúng em được nhìn tận mắt, tận tay sờ những gì mà chúng em được học trong những giờ lý thuyết vất vả trên lớp qua đó chúng em có cơ hội thực tập các công việc của nghề nghiệp trong tương lai. Chuyến đi cũng là cơ hội tốt để chúng em có những phút giây thư giãn sau những tuần học căng thẳng trên lớp, thoát khỏi cái nóng cái oi bức bụi bặm của thành phố để đến với không khí trong lành và mát mẻ của Đà Lạt. Chúng em xin cám ơn Bộ môn nói chung và các thầy cô đã tham gia thực địa nói riêng tổ chức nên chuyến đi thật thú vị này. Xin chúc thầy cô có thật nhiều sức khỏe để tiếp tục công tác giảng dạy thật tốt, tổ chức được nhiều chuyến đi như vậy hơn nữa. Chúng em xin chân thành cảm ơn! 39