Bài giảng Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006) - Bài 5: Mạch 3 pha

1. GIỚI THIỆU
Vì sao phải khởi động động cơ không đồng bộ?
Khi đóng điện trực tiếp vào động cơ không đồng bộ để mở máy thì do lúc đầu rôto chưa
quay, độ trượt lớn (vận tốc tương đối giữa rôto và stato lớn) nên sức điện động cảm ứng và
dòng điện cảm ứng lớn. Dòng cảm ứng này là dòng điện có hại. Thứ nhất nó làm giảm nguồn
điện cấp cho động cơ vì sức điện động cảm ứng ngược chiều với nguồn cấp. Thứ hai nó sẽ
làm nóng động cơ gây hại cho động cơ. Dòng mở máy thông thường nằm trong khoảng 5-8
lần dòng định mức của động cơ. 
pdf 4 trang thamphan 3840
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006) - Bài 5: Mạch 3 pha", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_nghiem_trang_bi_dien_trong_may_cong_nghiep_me2.pdf

Nội dung text: Bài giảng Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006) - Bài 5: Mạch 3 pha

  1. Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006) Bài 5 KHOA CƠ KHÍ BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ Bài 5: MẠCH 3 PHA 1. GIỚI THIỆU Vì sao phải khởi động động cơ không đồng bộ? Khi đóng điện trực tiếp vào động cơ không đồng bộ để mở máy thì do lúc đầu rôto chưa quay, độ trượt lớn (vận tốc tương đối giữa rôto và stato lớn) nên sức điện động cảm ứng và dòng điện cảm ứng lớn. Dòng cảm ứng này là dòng điện có hại. Thứ nhất nó làm giảm nguồn điện cấp cho động cơ vì sức điện động cảm ứng ngược chiều với nguồn cấp. Thứ hai nó sẽ làm nóng động cơ gây hại cho động cơ. Dòng mở máy thông thường nằm trong khoảng 5-8 lần dòng định mức của động cơ. Dòng điện này có trị số đặc biệt lớn ở các động cơ công suất trung bình và lớn, tạo ra nhiệt đốt nóng động cơ và gây xung lực có hại cho động cơ. Tuy dòng điện lớn nhưng mômen mở máy lại nhỏ. Do vậy cần phải có biện pháp mở máy. Trường hợp động cơ có công suất nhỏ thì có thể mở máy trực tiếp: động cơ mở máy theo đặc tính tự nhiên với mômen mở máy nhỏ. Những động cơ không mở máy trực tiếp thì có thể thực hiện một trong các phương pháp mở máy gián tiếp sau: • Phương pháp dùng điện trở mở máy ở mạch rôto • Phương pháp dùng điện trở mở máy ở mạch stato • Phương pháp mở máy dùng máy biến áp tự ngẫu • Phương pháp đổi nối Y - D khi mở máy Trong các phương pháp trên thì phương pháp đổi nối Y - D khi mở máy được dùng khá phổ biến và tương đối dễ thực hiện. Do đặc điểm UUdp= 3 nên khi khởi động ta sử dụng dạng nối sao để có nguồn cấp là Up nhỏ để giảm tiêu hao năng lượng do trượt. Sau khi động cơ đạt vận tốc cần thiết thì ta chuyển về dạng nối tam giác để sử dụng nguồn cấp là Ud lớn hơn nhằm tăng công suất hoạt động. Do đó trong bài thực hành này, sinh viên sẽ tìm hiểu nguyên lý hoạt động của mạch điện khởi động động cơ KĐB dùng đổi nối Y - D khi mở máy, đấu mạch thực tế và vận hành mạch điện. Mục tiêu: • Hiểu rõ nguyên lý khởi động sao - tam giác. • Biết cách đấu dây sơ đồ mạch khởi động sao - tam giác động cơ không đồng bộ. Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 1
  2. Thí nghiệm Trang bị điện trong máy công nghiệp (ME2006) Bài 5 Lưu ý: Sinh viên tự chọn các khí cụ điện thích hợp và lựa chọn nguồn phù hợp cho mạch điều khiển. 3.2.2. Kiểm tra mạch khi chưa cấp điện (kiểm tra nguội) Không cấp điện cho mạch, sử dụng VOM ở chế độ đo điện trở, thang đo x1 hoặc x10. Thực hiện lần lượt theo các bước sau: - Kiểm tra ngắn mạch nguồn khi mạch chưa có tác động, khi tác động Contactor K1, khi tác động Contactor K2, và khi tác động Contactor K3. - Kiểm tra kết nối của động cơ theo hình sao khi tác động Contactor K2. - Kiểm tra kết nối của động cơ theo hình tam giác khi tác động Contactor K3. - Kiểm tra sự kết nối với nguồn của cuộn dây của Contactor K2 và K3 khi Timer T1 vẫn còn trong mạch. - Rút Timer T1 ra khỏi mạch, dùng một đoạn dây nối ngắn mạch tiếp điểm thường mở đóng trễ của T1, kiểm tra sự kết nối với nguồn của cuộn dây của Contactor K2 và K3 có thay đổi như dự tính không. 3.2.3. Kiểm tra hoạt động của mạch khi cấp điện Cấp điện cho mạch và quan sát sự chuyển từ nối sao sang nối tam giác của động cơ. Faculty of Mechanical Engineering @HCMUT 3