Bài giảng Thiết bị điện

chương 1: Điện, Điện tử cơ bản trên ôtô.

1.1. Vật liệu điện-điện tử.

Trong kỹ thuật điện  và điện tử. Vật liệu điện-điện tử được chia ra làm bốn loại:

1.1.1. Vật liệu dẫn điện.

Vật liệu dẫn điện là vật liệu có khả năng cho dòng điện xoay chiều chạy qua một cách dễ dàng và thường xuyên.
Vật liệu dẫn điện: thường là kim loại dạng nguyên chất hay hợp kim. Ag, Cu, Al... các hợp chất chứa Cu, Mangan.

doc 198 trang thamphan 26/12/2022 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thiết bị điện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbai_giang_thiet_bi_dien.doc

Nội dung text: Bài giảng Thiết bị điện

  1. BACK - UP LIGHT RH E - 303 Mát B hệ thống tín hiệu 7.9. Công dụng- yêu cầu- phân loại 7.9.1. Công dụng: - Báo hiệu sự có mặt của xe đang hoạt động hoặc dừng đỗ trên đường: Kích thước, khuôn khổ, biển số của các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường biết. - Thông báo hướng chuyển động của xe khi đến các điểm giao nhau. 7.9.2. Phân loại: Hệ thống tín hiệu được phân làm hai loại: Tín hiệu phát quang và tín hiệu âm thanh. + Tín hiệu phát quang gồm các loại đèn tín hiệu: Soi biển số, kích thước xe, báo rẽ, đèn báo số, đèn xin vượt + Tín hiệu âm thanh: Các loại còi và các loại âm thanh khi xin đường và phanh. 7.9.3. Rơle đèn báo rẽ 7.9.3.1. Rơle đèn báo rẽ PC57 * Kết cấu của rơle a. Sơ đồ kết cấu. Hình 7.27: Kết cấu rơ le đèn báo rẽ PC57 b. Kết cấu. Gồm hai loại: 165
  2. 1. Vít điều chỉnh; 2. Viên bi thuỷ tinh; 3. dây căng crom-niken; 4. Lá thép cần tiếp điểm; 5. Tiếp điểm; 9. Lõi thép; 11. Giá đỡ; 12. Đèn hiệu; 13. Các đèn báo rẽ; 14. Công tắc đèn báo rẽ. + Nguyên lý hoạt động: Khi người lái xe muốn rẽ phải thì gạt công tắc sang nấc phải dòng điện trong mạch đi như sau: (+) ắc quy cọc đấu dây A giá đỡ 11 cần tiếp điểm 4 dây hợp kim crom-niken 3 đến điện trở phụ Rf lõi thép 9 đến cọc đấu dây B đến công tắc 14 vào bóng đèn rẽ phải 13 (trước và sau) qua đèn hiệu 12 rồi sang đèn rẽ trái về (-) ắc quy. Hình 7 29. Rơle dùng trong mạch đèn báo mắc nối tiếp với đèn xi nhan Lúc này các đèn sáng mờ vì trong mạch có đấu thêm điện trở Rf (chú ý chỉ có đèn rẽ trái là không sáng vì công suất của đèn 12 rất nhỏ). Dòng điện đi trong mạch sẽ làm nóng dây căng 3 làm giảm sức căng của lõi thép 9 hút cần tiếp điểm 4 làm cho tiếp điểm 5 đóng lại ngắn mạch điện trở Rf và dây căng 3 điện trở trong mạch giảm làm đèn sáng hơn. Khi dây căng 3 nguội đi sức căng của nó lại đủ kéo cần 4 làm tiếp điểm 5 đóng điện trở Rf vào, dòng điện đi qua cuộn dây của lõi từ 9 giảm xuống. Quá trình xảy ra như vậy theo một chu kỳ làm cho đèn 12 và 13 nhấp nháy. Vít 1 hiệu chỉnh tần số nhấp nháy với tần số nhấp nháy khoảng 60-120 lần /phút. 7.9.4. Mạch đèn báo rẽ a. Phạm vi sử dụng Đèn báo rẽ có tác dụng thông báo cho người đi đường và các loại phương tiện tham gia giao thông đang cùng hoạt động trên đường biết có xe xin rẽ hoặc quay đầu. 167
  3. 2 nháy 2 , H7 S Công tắc xi F Cầu chì H8 Đèn xi nhan phải 3 nhan 1 ,H9 H Đèn báo xin H4 Đèn báo dừng 5 đường nháy Hình 7.31: Mạch điện xi nhan có đèn báo mắc song song d. Nguyên lý hoạt động: Khi khoá điện S1 bật và công tắc ở vị trí nối tiếp, 2 cọc 15 và 49 (chưa rút). Dòng điện trong mạch có chiều : Đi từ cọc 30 khoá điện S1 F2 cọc 15 của công tắc S2 cọc 49 của S2 cọc 49 của rơle G cọc 49A của rơ le G cọc 49A của công tác S3. Lúc này người lái xe muốn rẽ phải thì sẽ bật công tắc S3 sang phía phải khi đó có dòng điện qua 2 bóng xin rẽ phải H8 và H9 mát (-) ắc quy. Hai bóng H8 và H9 sẽ nhấp nháy sáng do sự đóng ngắt dòng của rơle G. Người lái xe muốn rẽ trái thì gạt công tắc báo rẽ S3 sang trái lúc đó có dòng qua 2 bóng xin rẽ trái H6, H7 ra mát (-) ắc quy. Để báo cho người lái biết đèn báo rẽ đang hoạt động lúc này đèn H5 đặt trên bảng đồng hồ cùng sáng nhấp nháy. 169
  4. (+) ắc quy (hay cọc 30 của ắc quy) cầu trì F1 cọc 49 của rơle G sang cọc Đèn báo rẽ H5 sáng H1 49a của công tắc của đèn báo rẽ S Mát (-) ắc quy Đèn báo rẽ H2, H4 * Chú ý: Mặc dù đèn báo xi nhan H5 mắc nối tiếp hai cực L và R của công tắc và xi nhan S nhưng vì công suất của đèn H5 lại rất nhỏ so với công suất của đèn xi nhan H1, H2, H3 và H4 nên khi gạt công tắc xi nhan sang nấc L thì chỉ có đèn xi nhan trái H1 và H2 sáng cùng đèn H và ngược lại khi gạt công tắc xi nhan S sang nấc R. Do tiếp điểm C1 (của rơ le nháy) lại đóng và quá trình cứ lập đi lập lại với tần số khoảng 60  120 lần / phút. - Khi tiếp điểm C1 đóng cường độ dòng điện qua cuộn dây điện từ lớn lên sức hút cuộn này mạnh hơn, hút điểm C2 đóng cho nên bạc trong xe cháy sáng. Đến khi C1 mở C2 cũng mở. * Chú ý: Rơle đèn báo chỉ làm việc bình thường khi đã gắn đủ và đúng công suất các bóng đèn chớp. Trị số điện trở R của rơle khoảng 18  7.9.6. Mạch đèn xin vượt a. Sơ đồ mạch. F21 Hình 7.33: Mạch đèn xin vượt F20, 21 G2 ắc quy; H12 đèn báo pha; F20, F21 cầu chì; S20 công tắc đèn xin vượt E15 đèn pha trái; E16 đèn pha phải 171
  5. - Khi xe đỗ ngược chiều thì bật công tắc S22 nấc 2 dòng điện sẽ đi: dương (cọc 30) ắc quy cọc 30 khoá S2 cọc 57a nấc 2 công tắc S22 cầu chì F19 đèn kích thước phải E13, E14 mát (-) ắc quy (cọc 31). Cả 4 đèn đều sáng. 7.9.8. Mạch đèn giới hạn kích thước a. Mục đích và yêu cầu. - Xe chuyển động trong đêm tối cần có các đèn giới hạn kích thước rộng, chiều cao, soi sáng biển số bảng đèn điều khiển. - Đèn kích thước thường được bố trí ở tai xe (trên mũi xe đối với xe khách) thông thường kích thước có màu trắng hoặc vàng đối với đèn phía trước màu đỏ ở phía sau. Mỗi ôtô ít nhất phải dùng 4 đèn kích thước 2 trước, 2 sau. ở ôtô hiện nay còn bố trí đèn kích thước ngay trong đèn pha chính. b. Cấu tạo của đèn kích thước. - Gồm: Vỏ đèn 4 kính khuyếch tán 1, vành giữ kính khuyếch tán 2 với dòng đệm 3. Đui đèn 6, bóng đèn 5, nắp che kình 7. c. Sơ đồ mạch của đèn kích thước. Hình 7.35: Cấu tạo đèn kích thước Hình 7.36: Mạch đèn kích thước 4. Nguyên lý hoạt động. 173
  6. Công tắc đèn phanh lắp trong xi lanh của hệ thống truyền động thuỷ lực của cơ cấu phanh. *. Kết cấu: 1. Màng dầu 2. Khoảng chứa dầu 3. Lò xo 4. Cần tiếp điểm động. 5. Màng áp lực dầu. 6. Thân Hình 7.38. Công tắc đèn phanh d. Sơ đồ mạch đèn phanh Công tắc đèn phanh Hình 3.10: Mạch đèn phanh Hình 7.39. Mạch đèn phanh 175
  7. Khi người lái xe tác động vào công tắc S1 ở nấc 1, mạch điện được khép kín,dòng điện trong mạch đi từ: (+) ắc quy cọc 30 cầu chì F13 cọc 30 của công tắc S1 cọc 49 vào rơle G H5 cọc 31 (-) ắc quy: Bóng đèn H5 sáng nhấp nháy do dòng qua rơle G bị đóng ngắt liên tục theo một tần số nhất định (60 – 120 lần/ phút). 7.10. Còi điện: 7.10.1. Cấu tạo 1. Nắp 2. Khuếch tán chưa có hình vẽ 3. Màng 4. Giá đỡ kiểu lò xo 5. Cuộn dây của nam châm điện 6. Phần ứng 7. Lõi 10. Thân 11. Tiếp điểm Hình 7.41: Cấu tạo còi điện Trên (hình 3.15) thể hiện cấu tạo của còi không có loa. Trên thân 10 của còi bắt chặt nam châm điện và tiếp điểm ngắt mạch. Trên lõi 7 có cuộn dây của nam châm điện. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây của nam châm phần ứng 6 với màng 3 và khuyếch tán 2 lắp trên đó, uốn cong về phía lõi, ngắt mạch tiếp điểm 11 với dòng điện trong cuộn dây của nam châm điện. Dưới tác động của màng đưa phần ứng cùng với màng trở về vị trí ban đầu và các tiếp điểm lại nối mạch. Để giảm bớt tia lửa có 1 tụ (hoặc 1 điện trở) được mắc song song với tiếp điểm. Trong sơ đồ điện hai đường dây của còi, cả hai đầu của sơ đồ được cách điện với mát. Trên ô tô người ta lắp một bộ phận hai còi có âm thanh cao và có âm thanh trung bình. Cấu tạo của còi có âm thanh trung bình cũng giống như còi có âm thanh cao, chỉ khác ở chiều dày của màng, khe hở giữa phần ứng và lõi (0.95 ± 0.05 và 0.7 ± 0.05mm) và tấm cộng hưởng 177
  8. vệ bằng cách đấu còi qua rơle bảo vệ với cách đấu này cặp tiếp điểm trong còi sẽ không bị phát sinh ra tia lửa điện. Như vậy còi điện sẽ được bảo vệ. Mạch đấu còi có rơle bảo vệ được thể hiện hình 7.43 dưới: Hình 7.44: Mạch còi có rơle bảo vệ 179
  9. *. Mạch còi kép. a. Sơ đồ nguyên lý: Hình 7.46: Sơ đồ nguyên lý mạch còi kép B3. Còi đơn F11. Cầu Chì còi đơn S12. Công tắc B4. Còi kép G2 . ắc quy K3 . Rơ le F10.Cầu Chì S13 . Nút bấm còi Sơ đồ nguyên lý của còi kép có một ắc quy G2, cầu chì F10 của mạch còi kép B4, cầu chì F11 của mạch còi đơn B3. Công tắc S12 công tắc chuyển đổi hoạt động của hai mạch còi B4 và B3, rơle điện từ K3 có tác dụng đóng mạch còi B4 khi nó hoạt động. b. Nguyên lý làm việc: Khi người lái xe nhấn nút bấm còi S13 và bật công tắc S12 ở vị trí nối mạch còi B3 thì còi B3 sẽ làm việc và có dòng đi như sau: Dòng điện đi từ cực dương của ắc quy qua cầu chì F11, qua khoá S12 và S13 ra mát rồi về âm ắc quy. Khi lái xe bật công tắc S12 sang vị trí nối mạch cho rơle thì trong cuộn dây rơle có dòng đi: Từ dương ắc quy, qua cầu chì bảo vệ F11qua rơle K3 qua khoá S12 và khoá S13 ra mát rồi về âm ắc quy. Do có dòng chạy qua cuộn dây của rơle nên lõi sắt biến thành nam châm điện đóng mạch cho còi kép B4 lúc này trong mạch có dòng: Đi từ cực dương của ắc quy qua cầu chì bảo vệ F10 tới còi kép B4 ra mát rồi về âm ắc quy. 181
  10. phóng từ ắc quy đi cung cấp cho các phụ tải tiêu thụ điện khi tốc độ của máy phát còn thấy (tốc độ của động cơ nhỏ hơn 800 vòng/phút) hoặc khi động cơ chưa làm việc. a. Cấu tạo: Ampe kế kiểu phiến nam châm và bảng đồng hồ là một trong những loại thường dùng trên ô tô. Có 2 kiểu: Kiểu kim chỉ thị xuống dưới và kiểu kim chỉ thị lên trên dưới đây là cấu tạo của Ampe kế kiểu kim chỉ lên trên (hình vẽ) gồm có nam châm vĩnh cửu (4) đặt trên giá đông (6) giá đồng này được lắp trên mặt đế (7) bằng chất cách điện bởi hai cọc bắt dây (9) kim đồng hồ gắn trên lõi quay (3). Lõi quay và bánh xe được lắp trên trục (2). Ngoài ra phía trước vỏ lấy mặt đồng hồ có bảng chia độ (8) và kích để bảo vệ các bộ phận bên trong. Ampe kế kiểu kim chỉ thị lên trên. 1. Kim đồng hồ; 2. Trục; 3. Lõi quay; 1. Nam châm vĩnh cửu’ 5. Các cực từ; 6. Giá đồng; 7. Mặt đế; 8. Bảng chia độ; 9. Cọc bắt dây; 10. ắc quy; 11. Máy phát điện; 12. Các phụ tải. b. Nguyên lý làm việc: Khi không có dòng điện đia qua giá đồng. Do tác dụng của nam châm vĩnh cửu, lõi quay có gắn kim đồng hồ vẫn chỉ ở số 0. Khi có dòng điện đi qua, chung quanh giá đồng sinh ra từ trường, đường sức của nó hút lõi quay, làm cho kim đồng hồ lệch. Dòng điện càng lớn thì kim lệch càng nhiều và trị số đọc được càng lớn. Nếu thay đổi chiều dòng điện đi vào giá đồng thì kim đồng hồ sẽ chỉ về phía ngược lại. Nếu kim lệch về phía dương thì chứng tỏ dòng điện từ máy phát điện năng cho ắc quy. Nếu kim lệch về phía âm thì chứng tỏ dòng điện phóng từ ắc quy ra cung cấp cho các phụ tải trên xe. 183
  11. Tấm kim loại ký (3) của bộ phận báo nhiệt độ cùng được tác dụng nhiệt độ dòng điện tạo ra, biến dạng làm cho tiếp điểm (4) mở ra (lúc này dòng điện bị gián đoạn) một lát sau nguội đi tiếp điểm (4) lại đóng lại (dòng điện lại nối mạnh). Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý làm việc của đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát. 1. Vỏ ngoài; 2. Cuộn dây điện trở; 3. Tấm kim loại kép; 4. Tiếp điểm cộng; 5. Tiếp điểm cố định; 6. Điểm tỳ cố định; 7. Vỏ cách điện; 8. Vít; 10. Kim đồng hồ; 11. Tấm kim loại kép; 12. ắc quy; 13. Khoa điện; 14. ọc bắt dây; 15. Điện trở phụ. Cứ như thế lấy tiếp điểm (4) (5) lúc đóng, lúc mở tiếp điểm liên tục (từ 50-1000 lần trong 1 phút). Như vậy nhiệt độ tấm kim loại kép được giữa trong một mức độ nào đó. Do đó kim đồng hồ chỉ ở vị trí. Khi nhiệt độ của nước làm mát tăng lên, bộ phận báo nhiệt độ làm tăng tiếp điểm (4) bị ngắt rất lâu. Số lần đóng mở trong một phút của tiếp điểm giảm đi. Do đó cường độ dòng điện đi qua cuộn dây điện trở (9) quấn quanh tấm kim loại ký (11) của bộ phận chỉ thị giảm đi, nhiệt độ của cuộn dây điện trở (9) càng giảm, tấm kim loại ký (1) cong hơn làm cho kim đồng hồ chuyển dịch về phía giới hạn 1000C. Khoảng cách chuyển dịch của kim đồng hồ tỷ lệ với nhiệt độ của nước làm mát. Độ nghiêng của kim đồng hồ phụ thuộc vào tấm kim loại ký (11) . Nhưng nhiệt độ của tấm này không những phụ thuộc vào dòng điện mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh. Vì thế để cho đồng hồ không phụ thuộc vào môi trường xung quanh, người ta làm tấm kim loại ký theo hình chữ . 8.2.3. Đồng hồ đo nhiệt đo loại từ điện Cấu tạo: Gồm 2 phần +Bộ cảm biến: 6 vỏ, 16 điện trở nhiệt: Là một phần tử bán dẫn có hệ số nhiệt điện α âm điên trở giảm khi nhiệt độ tăng và ngược lại Một đầu điện trở nối với vỏ của cảm biến cách điện hoàn toàn với vỏ *Bộ chỉ thị: 26 màn từ 22,23,24: Các cuộn dây cố định được đặt vuông góc với nhau và đầu 185
  12. Bộ phận truyền báo áp xuất là một hộp kín, bên trong có tấm kim loại kép (18) cấu tạo theo hình chữ (). Một đầu có tấm kim loại ký được. Sơ đồ nguyên lý làm việc của đồng hồ đo áp suất dầu bôi trơn động cơ 1. Giá mặt đồng hồ; 2. Tấm kim loại kép; 3. Cuộn dây điện trở; 4,6. Cọc bắt dây dẫn; 5. Kim đồng hồ; 7. Móc quay kim; 8. Điện trở; 9. Màng; 10. Lò xo; 11. ống nối; 12,13. Các tiếp điểm; 14. Cuộn dây điện trở; 15. Vít bắt dây; 16. ắc quy; 17. Khoá điện; 18. Tấm kim loại kép. Cố định (nhưng cách điện) với vở đồng hồ, còn đầu kia di động.Trên đầu di động có hàn tiếp điểm (12) bằng hợp kim bạc và ca dimi, phía dưới có lò xo là uống cong và tiếp xúc với màng mỏng (9), đầu cố định nối với mát, còn đầu kia di động và có tiếp điểm (13) bằng hợp kim bạc và ca đimi, lúc bình thường hai tiếp điểm chạm nhau. Xung quanh phần di động của tấm kim loại ký có quấn dây. Điện trở (14) có điện trở rất lớn, một đầu nối với tiếp điểm (13) đầu kia nối với vít (15) có dây nối nên bộ phận chỉ thị, đấu nối tiếp với cuộn dây điện trở (14). Bộ phận truyền báo áp suất dầu thông với hệ thống bôi trơn động cơ ống (11). Dầu bôi trơn có áp lực chảy qua ống (11) ép liên màng (9). b. Nguyên lý làm việc: Trước khi mở khoá điện (17) tiếp điểm động (13) của bộ phận báo tỳ lên tiếp điểm cố định với một lực không lớn lắm và kim đồng hồ chỉ ở vị trí số 0. - Khi mở khoá điện nhưng động cơ chưa làm việc thì trong mạch xuất hiện dòng điện đi từ cực dương của ắc quy ra mát theo lò xo lá qua tiếp điểm (12), (13) qua cuộn dây điện trở (14) qua điện trở phụ (8) quấn xung quanh tấm kim loại ký (2) (bộ phận chỉ thị), rồi về cực âm của ắc quy tấm kim loại ký chịu nhiệt biến dạng, kim đồng hồ rời khỏi vị trí 0. Tiếp điểm của bộ phận áp suất mở ra và đóng lại khoảng 5 – 20 lần trong 1 phút. - Khi động cơ làm việc, áp suất trong hệ thống bôi trơn tăng lên, màng (9) bị phồng lên làm cho các tiếp điểm tỳ lên nhau mạnh hơn, số lần đóng mở tăng lên. Khi áp suất tăng tới 2kg/cm2 số lần đóng mở lên gần 90 lần trong 1 phút, và khi áp suất tăng 5kg/cm2 thì tới 120-130 lần trong 1 phút. Do đó cường độ trung bình của dòng điện tăng lên, làm cho tấm kim loại nhiều kim đồng hồ chuyển dịch về phía bên phải một góc lớn hơn chỉ áp suất cao hơn. 187
  13. a. Cấu tạo: Đồng hồ xăng có 3 loại: Kiểu áp lực, kiểu cơ giới và kiểu điện khí. Trong kiểu điện khí lại chia ra điện từ và điện nhiệt. - Loại đồng hồ kiểu điện từ được dùng phổ biến nhất trên ô tô nó cũng gồm có 2 bộ phận: Bộ phận truyền báo và bộ phận chỉ thị (hình vẽ) Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ xăng 1,8 Tấm đồng thay; 2,2. Cuộn dây điện trở; 3,9. Thanh khép kín mạch từ; 4. Kim đồng hồ; 5,7,11. Cọc bắt dây; b. Điện trở; 10. Biến trở; 12. Cần tiếp xúc; 13. Phao dầu; 14. ắc quy; 15. Con quay của kim đồng hồ; 16. Khoá điện Bộ phận truyền báo là một biến trở (10) đặt trong hộp sắt trên vỏ thùng chứa có phao (13) nổi trên mặt dầu. Đầu dưới có cần tiếp xúc (12) được cố định với cần phao, đầu trên trượt trên biến trở. Một đầu của biến trở nối ra mát, đầu kia nối với một cọc cách điện với vỏ hộp. Đầu dưới của cần tiếp xúc (12) cùng nối ra mát. Bộ phận chỉ thị là một hệ thống điện từ làm việc đồng thời với biến trở (10) của bộ phận báo. Bên trong có 2 lõi thép bắt trên 2 tấm đồng thay 1,8. Tấm này cách điện với mát và có cọc bắt dây (7) nối liền với biến trở (10). Trên mỗi lõi thép có quấn một cuộc dây bằng đồng (2) và (2’) có sơn cách điện. Một đầu cuộn dây (2) nối với lõi thép. Đầu kia nối với cọc (7). Một đầu cuộn dây kia cũng nối với lõi thép của nó, đầu còn lại nối ra mát. Thanh (3) và (9) dùng để khép kín mạch từ do dòng điện trong cuộc dây tạo ra. Giữa cọc (5) và cọc (7) có mắc điện trở (6) có mắc điện trở (6). Cọc (5) nối với cực âm của ắc quy qua khoá điện (16). 189
  14. của hộp số . Trong đồng hồ đếm vòng quay cùng với trục thứ cấp (12) của hộp số. Trong đồng hồ đếm vòng thì quay cùng với trục khuỷu. Nam châm vĩnh cửu (3) có hình một vòng tròn cắt miệng phần lớn từ thông được nối kiếm qua sum từ (2), chỉ còn phần nhỏ cắt qua đĩa nhôm. c. Nguyên lí làm việc: Dựa vào sự ứng dụng dòng điện xoáy xuất hiện trên đĩa nhôm khi nam châm vĩnh cửu quay. Khi nam châm vĩnh cửu quay, trong đĩa nhôm cảm ứng một sức điện động , do đó trên đĩa xuất hiện dòng điện xoáy, dòng điện này tạo ra một từ trường tác dụng tương hỗ giữa hai từ trường do dòng điện xoáy trên đĩa nhôm và của nam châm vĩnh cửu làm cho đĩa nhôm quay theo chiều của nam châm. Trục (1) quay càng nhanh thì dòng điện xoáy trong đĩa nhôm (3) càng lớn và đĩa sẽ thắng được lực lò xo (6) nhiều hơn làm kim (7) quay một góc càng lớn, báo tốc độ lớn hơn. Sim từ (20 dùng để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ đối với kết quả báo của đồng hồ. Sun từ làm bằng hợp chất sắt niken. Khi nhiệt độ cao thì độ từ thẩm của sun từ giảm do đó từ thông qua sun từ ít hơn, ngược lại qua đĩa nhôm tăng lên làm cho dòng điện xoáy trong đĩa nhôm không bị giảm do nhiệt độ tăng. Do đó đồng hồ báo vẫn chính xác. 8.3. Các loại đèn hiệutrên xe: 8.3.1. Đèn báo rẽ loại nhấp nháy: Đèn báo rẽ chỉ báo xin đường khi rẽ. Trước khi rẽ, cần đóng điện cho đèn con và đèn kích thước ở phía cần rẽ. Hiẹu ứng nháy đèn điều khiển bằng Rơle. *Cấu tạo: 1. Vít hiệu chỉnh 2. Viên bi thuỷ tinh 12. Đèn báo 3. Dây căng 13. Công tắc mồi 4, 10. Cần tiếp điểm bằng thép lá. 14. ắc quy 5, 8. Tiếp điểm phủ bạt. 15. Công tắc chuyển mạch 6. Tiếp điểm trạng thái hở. 16, 17. Các bóng đèn 9. Lõi từ. 191
  15. 8.3.3. Mạch báo mức nhiên liệu kiểu điện tử - Có nhiều dụng cụ báo mức nhiên liệu khác nhau. Trên xe hiện nay thường dùng bơm nhiên liệu dẫn thing điện ngâm trong thing nhiên liệu- Người ta thường ding dụng cụ chỉ báo kết hợp báo ngay về mức nhiên liệu trong thùng cảm biến báo mức biến trở R13 được lắp trên lắp thùng nhiên liệu. Cần của cơ cấu phao có liên hệ động học với thanh biến trở. Các điện trở R13 ,R11 ,R12 tạo thành cầu điện trở đo. Các Transito T1 ,T2 mắc theo sơ đồ đối xứng làm nhiệm vụ kh uếch đại tín hiệu điện áp ra của đầu đo R12 là điện trở emitơ chạy trong T1 và T2 làm ổn định điểm làm việc colector của T2 được nối với Bazơ của T3 nên khi nhiên liệu trong thùng giảm quá mức cho phép (lúc đó R13 nhỏ nhất) điện thế UBE của T3 đạt trị số điên áp đánh thủng của điốt Zê-ne D1 nên transito chuyển sang trạng thái mở đèn báo ngay L bật sáng (mầu đỏ) Biến trở R11 là cơ cấu chuẩn đồng hồ ở trạng thái thùng rỗng R5 dùng để hiệu chuẩn ở trạng thái thùng đầy, còn R3 để chuẩn chỉ số (J) trung gian của đồng hồ -Mức dầu trong khay dầu các te động cơ, Mức dầu trong bình chứa của xylanh phanh chính của phanh thuỷ lực cũng sử dụng dụng cụ báo mức theo nguyên lý trên 193
  16. cọc DF của tiết chế tới cọc DF của máy phát qua cuộn kích từ về mát,dòng kích từ này lớn nên điện áp máy phát tăng lên nhanh chóng. Lúc này đèn báo nạp sáng. Khi điên áp máy phát tăng cao nhưng vẫn nhỏ hơn điện áp định mức dòng kich từ + + cho máy phát có chiều đi từ cọc D của máy phát tới cọc D của tiết chế, qua bóng T1 ra cọc DF của tiết chế tới cọc DF của máy phát vào cuộn kích từ rồi ra mát. Lúc này đèn báo nạp tắt do hiệu điện thế của hai đầu bằng nhau. Khi điện áp máy phát lớn hơn với điện áp định mức, điốt ổn áp Z bị đánh thủng. Xuất hiện dòng điều khiển IB của tranzito T2: + + Từ D máy phát đến D của tiết chế đến cực Et2 tới Bt2 qua đi ốt ổn áp tới điện trở - R2 tới D của tiết chế rồi ra mát. Có dòng điều khiển nên T2 mở có dòng Ic2: + + - Từ D của máy phát đến D của tiết chế tới T2 qua R3 đến D rồi về mát. Hiệu điện thế cực B của tranzito T1 bằng hiệu điện thế cực E của nó nên Tranzito T1 đóng. Dòng kích thích IKT có chiều: + + Từ D của máy phát đến D của tiết chế qua R1,R2 qua điốt D đến cực DF của tiết chế đến DS của máy phát đến cuộn dây kích từ rồi về mát. Do qua R1,R2 nên IKT giảm dẫn đến hiệu điện thế máy phát giảm. 8.3.5. Mạch đèn xin vượt a. Sơ đồ mạch F2 1 a Cấu tạo F20 Cầu chì G2 ắc quy S20 Công tắc đèn xi nhan H12 Đèn báo pha E15 Đèn pha trái E16 Đèn pha phải 195
  17. Chuyển đổi pha cốt S19->56a công tắc S19-> cầu chì F20, F22->56a đèn pha E15,E16 và đèn báo pha H12->31 Khi muốn soi sáng gần hoawc gặp xe ngược chiều thì người lái xe chuyển công tắc pha cốt sang nấc cốt 30 ắc quy ->30 công tắc đen S18->56 công tắc S18- (+) may phát >56 công tắc S19->56b Công tắc S19-> cầu chì F21,F23->56b đèn pha E15,E16->31 Khi xe chạy ban ngày khi muốn vượt xe khác xin đường xe đi ngược chiều bằng tín hiệu ánh sáng thì ngưới lái dùng công tắc nháy pha 30 ắc qui (+) may phát -> công tắc nháy pha S20-> 56a đ đèn pha E15,E16 và đèn báo pha H12->31 197