Tài liệu thí nghiệm Truyền số liệu

Bài 1: CẤU HÌNH ACCESS POINT CƠ BẢN
 Mục tiêu thí nghiệm:
o Giúp sinh viên làm quen với địa chỉ IPv4.
o Thực hành bấm cáp mạng.
o Thực hành cấu hình Access Point
 Nội dung thí nghiệm:
o Tìm hiểu về địa chỉ IPv4.
o Bấm cáp mạng theo chuẩn 568A và 568B.
o Cấu hình Access Point
 Thiết bị thí nghiệm:
o 1 máy tính có card mạng.
o 4 đoạn dây cáp mạng (chưa bấm), 8 đầu RJ45.
o Access Point
o ADSL Modem 
pdf 87 trang thamphan 27/12/2022 1580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu thí nghiệm Truyền số liệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_thi_nghiem_truyen_so_lieu.pdf

Nội dung text: Tài liệu thí nghiệm Truyền số liệu

  1. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Phân tích lý thuyết tổng quát hệ thống truyền dẫn quang 1. Tổng quan Trong hệ thống thông tin trên các sợi quang học, thông tin được truyền bởi trung bình các xung tia sáng điều chế mà được lái vào các sợi quang học nhỏ như sợi tóc. Từ sự mong chờ đầu tiên, năm 1966, dựa trên khả năng sử dụng các sợi quang trong lĩnh vực viễn thông (Kao và Hockham), cá sợi quang nhanh chóng trở thành ý nghĩa vật lý ưa thích trong các ứng dụng truyền dẫn. Những ứng dụng này đi từ việc thực hiện những mạng phân bố trao đổi số liệu trong các tòa nhà, cho tới các hệ thống truyền tin quốc tế tàu ngầm. Công nghệ truyền dẫn quang đang phát triển nhanh chóng. Năm 1970 sợi quang tổn hao thấp đầu tiên được giới thiệu, phù hợp cho viễn thông (Kapron). Một tín hiệu qua một quãng dài một kilomet trong sợi này sẽ bị suy yếu, suy giảm khoảng 99% tín hiệu gốc. Ngày nay các sợi được sản xuất để sao cho suy yếu ít hơn 4,5% mỗi kilomet. Những tia laser bán dẫn đầu tiên dành cho hệ thống thông tin sợi quang được giới thiệu năm 1970 (Panish). Thời gian sống trung bình (thời gian trung bình trước khi lỗi MTBF) chỉ 2 giờ. Chưa tới mười năm, công nghệ laser bán dẫn đã cho phép sản xuất, một số laser được sản với MTBF cao hơn một triệu giờ (hơn một trăm năm) trong môi trường kiểm soát nhiệt độ (Hartman 1977). Thời gian giữa kết quả thí nghiệm đầu tiên và sản xuất trên kích cỡ công nghiệp với cùng đặc tính là chừng 5 năm. Năm 1979 và 1980, hệ thống truyền quang đầu tiên ở tốc độ 45 Mbit/s, với bước lặp từ 5 tới 10 kilomet. Hệ thống truyền xa có vận tốc từ 400 tới 600 Mbit/s với bước lặp 40 kilomet. Trong một số hệ thống thí nghiệm, tốc độ có thể đạt được tới 4Gbit/s trên một khoảng cách 117 kilomet sợi quang. Bên cạnh việc tăng klha3 năng truyền dẫn và bước lặp (quan trọng cho truyền dẫn khoảng cách xa), có một tiến trình to lớn trong việc tích hợp chức năng quang và điện tử (integrated optoelectronics), và trong khả năng xử lý tín hiệu dạ quang (quang tích hợp). Góc nhìn thứ hai đảm bảo chức năng cần thiết và giá rẻ của thiết bị đầu cuối, điều này là ưu thế đặc trưng trong ứng dụng truyền ngắn. Ưu điểm chính của truyền dẫn tần số quang là có thể mở rộng băng tần cho phép khả năng truyền dẫn lớn. Ví dụ, chiều dài song 7.5 × 10−7mete tại tần số 4 × 1014Hz. Vì vậy độ rộng băng tần bằng 10% tần số trung tâm 4x10 Hz. Băng này có thể tạo mười triệu kênh tivi 4Mhz, hoặc 10 tỷ kênh điện thoại 4kHz. Ưu điểm khác có thể nhìn thấy là giảm các kích thước. Các chùm tia phat quan cực mỏng có thể tạo ra những nguồn sáng rất nhỏ. 59
  2. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Phần cơ khí chứa đựng của nguồn sáng phải được thực hiện với vật liệu cho phép việc khớp nối hoàn hảo, để giảm tối thiểu sự mất mát phát sáng. Ứng dụng của khối cầu vi thấu kính để mà hội tụ sự phát ra nguồn sáng trên sợi quang. Những thông số chính để nhận diện nguồn quang: Sự phát sóng Băng thông Công suất ngõ ra Tổn thất lắp ghép Những thành phần khuếch tán phát quang cho F.O : LED diodes PIN diodes LASER diodes 3. Các thành phần quang học và mạch cho những bộ thu Bộ thu quang có chức năng chuyển đổi tín hiệu điện tử được soi sáng từ nguồn sáng của trạm truyền và truyền đi trong sợi quang. Tín hiệu điện tử được phát bởi bộ dò sáng sau đó được khuếch đại bởi mạch điện tử có thể phù hợp với tín hiệu với những mạch cho việc xử lý thông tin. Có những dạng khác nhau của bộ tách sóng, như là photodiode và phototransistor. Thật ra, photodiode là các thiết bị quang điện tử được thể hiện tính chất phù hợp hơn cho sử dụng trong hệ thống F.O. Những Photodiode được sử dụng trong thực tế : PIN diode : Pin diode được hợp thành bởi sự nối liền của PN nơi mà có 2 phần khác nhau, một bản mỏng chất bán dẫn tinh khiết được đặt vào giữa. Đối với những tín hiệu tần số thấp, PIN diode hoạt động như là một diode chỉnh lưu bình thường. Trong vài trường hợp thực tế mạch hoạt động ở tần số cao, cao hơn 1Mhz, PIN diode hoạt động như một điện trở thay đổi được. Một cách chính xác, ở tần số cao, điện trở của PIN diode tỉ lệ ngịch với dòng chạy qua nó. APD diode : (Avalanche Photo Detector ) Thiết bị tương tự PIN diode với 1 sự khác biệt duy nhất là sự cần thiết cung cấp điện áp cao hơn rất nhiều tới APD diode ( cao hơn gấp 10 lần: 100-200V). Trong cách này, nhờ có sự hiện diện tiềm năng điện tử rất mạnh, electrical charges, electrons và holes, tạo ra bởi chùm sáng liên quan, đạt được nguồn năng lượng lớn lao. 61
  3. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Ngay cả độ tự cảm của kết nối, thường không mong muốn, đóng vai trò hữu ích trong lúc đầu sau khi chuyển mạch, cho phép phun nhanh chóng vào diode của dòng mà trước khi qua transistor. Bô nhận số Bộ nhận số tiếp nhận tín hiệu ở đầu RX-DTAT OUT của optoreceiver và truyền những tín hiệu này vào các tín hiệu có dạng TTL. Mạch này bao gồm một bộ khuếch đại và một bộ xác định ngưỡng để tái tạo các tín hiệu ở các mức logic tiêu chuẩn. Bộ xác định ngưỡng không hoạt động đúng nếu các tín hiệu bởi optoreceiver suy giảm nhiều hoặc các tín hiệu gây ra bởi bên truyền hệ thống F.O.mà không phải tín hiệu số ở các mức TTL. Cũng lưu ý cho các trường hợp khẩn cấp xây dựng (amplifier autobias), mắc nối bộ phát số với nguồn (optoreceiver) qua một tụ điện. Việc truyền các tín hiệu tần số rất thấp, ví dụ bé hơn 500 Hz, sẽ không hoạt động đúng. Bộ truyền tương tự Mạch này có cấu trúc như hình 13. Về cơ bản , có một vấn đề với bộ khuếch đại nơi mà diode phát nối với cực thu cùa transistor T2. Vì vậy T2 hoạt động như nguồn phát dòng, giá trị của nó được chỉnh bằng phân thế P2 từ 0 tới 40 mA. Tín hiệu truyền được đặt trên T2, vì vậy nó điều chỉnh dòng phân cực của diode phát. Cường độ của chùm sáng phát vì vậy được điều chỉnh. Bộ nhận tương tự Mạch này được cho bởi hình 14. Vấn đề khuếch đại vi sai mà độ lợi thay đổi ở những bước bằng switch mà nối một số điện trở của mạch phát của transistor T4. Chú ý là T4 có điểm hoạt động mà có thể sắp đặt với phân thế (P4). Điều chỉnh này có mục đích bù phần dung sai của phần còn lại của hệ thống và không thể sử dụng nếu không gỡ bỏ lớp bao phủ trong. Phần 2 : Câu hỏi chuẩn bị Câu 1: Cho chuỗi bit 1101000100111101. Vẽ các tín hiệu NRZ (polar), NZ (polar & unipolar), Manchester, Biphase. Câu 2: Ưu, khuyết điểm của mã hóa Manchester so với NRZ, RZ? 63
  4. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Hình 1 cho thấy kết nối để thực hành thí nghiệm: Ba đầu cấp nguồn (+15,0,-15) nối với cấp nguồn. Osciloscope Đầu dò 1 của kênh 1 nối TLL DATA và của kênh 2 nối ngõ ra thứ ba của bộ phát (NRZ/ BIPHASE/MANCHESTER). Chỉnh khoá chọn xung clock tới bộ phát nội. Ở Osciloscope, cùng một lúc quan sát tín hiệu TTL và ngõ ra của bộ phát chọn bởi switch NRZ/ BIPHASE/MANCHESTER xuất hiện. Có thể điều chỉnh và thực hành các luật coding của các tín hiệu này như sau: NRZ code (Non-Return to Zero): Chuỗi bit của TTL DATA là: . Quan sát tín hiệu TTL và tín hiệu được điều chế NRZ BIPHASE code: Quan sát tín hiệu TTL và tín hiệu được điều chế BIPHASE 65
  5. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Optotranmitter và optoreceiver kết nối bằng sợi quang. Ngõ ra Optoreceiver nối vào ngõ vào của bộ nhận số. Oscilloscope nối với kênh 1 trên tín hiệu ở ngõ vào tới bộ phát và kênh 2 vào ngõ ra của bộ nhận. Làm cách này sẽ hiển thị cùng lúc tín nhận truyền nhận. Thay đổi tần số của CLOCK FREQUENCY ở tần số MAX và MIN. Đo độ trễ của đường truyền. Tần số MAX: Tần số MIN: 50 cm 5 m Kết luận: 3. Quá trình truyền tín hiệu tương tự Hình 3 67
  6. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Bài 5: PHÂN TÍCH GIAO THỨC SDLC VÀ HDLC Mục tiêu thí nghiệm: o Giúp sinh viên làm quen với giao thức SDLC và HDLC o Tìm hiểu cấu trúc và hoạt động của các giao thức này o Thực hành mô phỏng hoạt động giao thức HDLC o Thực hành mô phỏng cơ chế sửa lỗi dùng các frame REJ/ SREJ Nội dung thí nghiệm: o Mô phỏng hoạt động giao thức HDLC ở chế độ ABM o Mô phỏng cơ chế sửa lỗi dùng frame REJ trong giao thức HDLC o Mô phỏng cơ chế sửa lỗi dùng frame SREJ trong giao thức HDLC Thiết bị thí nghiệm: o 1 Module DL TC72-MP o 1 máy tính PC o Cáp USB 69
  7. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Asynchronous Balanced Mode (ABM): là điển hình của các kết nối point-to-point, bao gồm hai trạm có chức năng kết hợp của primary station và secondary station. Bất kỳ trạm nào cũng có thể bắt đầu truyền mà không không cần sự cho phép từ trạm còn lại. Giao thức HDLC và SDLC có thể được sử dụng cả trong kết nối point-to-point và kết nối đa điểm. Các trạm kiểm soát thông lượng dữ liệu được gọi là trạm sơ cấp (primary station), và các khung được gửi từ trạm này được gọi là lệnh (command). Tất cả các trạm khác của kết nối được xem là trạm thứ cấp (secondary station), và các khung được gửi từ nó là phản hồi (respond). Trong phương thức ABM, các trạm được giả định kết hợp chức năng của cả hai trạm sơ cấp và trạm thứ cấp. 2. Cấu trúc frame của giao thức HDLC Trong giao thức HDLC, dữ liệu gửi đi được nhóm lại trong các đơn vị dữ liệu được gọi là khung (frame), các frame ngăn cách với nhau nhờ các bit (FLAG) đặt ở đầu và ở cuối. Mỗi frame được tạo thành từ một loạt các trường (field), như thể hiện trong hình. Mỗi field được tạo thành từ một số lượng nhất định các byte. Trong HDLC, field điều khiển (control field) có thể dài 1 hoặc 2 byte, tương ứng với mode hoạt động bình thường hoặc mode mở rộng. Trong SDLC, control field luôn là 1 byte. Chế độ hoạt động bình thường Chế độ hoạt động mở rộng 71
  8. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Info field thường là bội số của 8 byte, và bị giới hạn bởi dung lượng bộ nhớ của các trạm và tỷ lệ lỗi. Các Info field chỉ hiện diện trong các Informative frame và trong một số Unnumbered frame. FCS (Frame Check Sequence) FIELD FCS (Frame Check Sequence) field được sử dụng để phát hiện lỗi. Nó được tạo thành từ hai byte, được tính toán khi truyền (dùng phương pháp CRC, Cyclic Redundancy Check) trên cơ sở các nội dung của Address field, Control field, Info field. Khi tiếp nhận, các tính toán tương tự được thực hiện. Nếu FCS tính toán không trùng với FCS nhận được trong frame, phía thu sẽ từ chối frame và yêu cầu truyền lại. 3. Control field và các loại frame Nội dung của trường điều khiển (control field) xác định loại frame trao đổi và kiểm soát số lượng frame trao đổi. Các frame được chia thành 3 loại: Frame I (Information): được sử dụng cho việc truyền nhận thông tin (dữ liệu từ lớp trên). Frame S (Supervisory): được sử dụng để kiểm soát frame. Frame U (Unnumbered): được sử dụng để xác định các chế độ kết nối ở lớp 2 hoặc được dùng để bắt đầu và kết thúc một kết nối. 73
  9. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Frame giám sát trong chế độ vận hành bình thường Frame giám sát trong chế độ hoạt động mở rộng Frame S được chia thành 4 loại nhỏ: RR (Receiver Ready): frame dùng để thông báo cho các station khác biết nó không còn ở chế độ RNR (Receiver Not Ready) và xác nhận việc tiếp nhận frame I từ các station khác. RNR (Receiver Not Ready): frame dùng để thông báo cho các station khác trạng thái bận (không sẵn sàng nhận frame) nhằm ngăn chặn việc gửi frame I. Lúc này, từ chỉ số N(R) của RNR frame có thể biếtđược số lượng các frame đang đợi phía sau. Bên cạnh đó, RNR frame còn dùng để xác nhận việc nhận frame I từ station khác (dựa vào chỉ số N(R)) REJ (Reject): frame được sử dụng để thông báo cho các station khác biết một frame I không đúng thứ tự đã được nhận và yêu cầu station phát truyền lại tất các các frame I từ frame được đánh thứ tự N(R) trong REJ frame. SREJ (Selective Reject): frame được sử dụng để yêu cầu station phát truyền lại frame I có thứ tự N(R) trong SREJ frame. 5. Frame Unnumbered (U frame) Frame U (Unnumbered) được sử dụng để xác định các chế độ kết nối ở lớp 2 (NRM, ARM, ABM) và được dùng để bắt đầu hay kết thúc một kết nối. Chế độ hoạt động bình thường Phần tiếp theo giới thiệu một số frame U quan trọng được định nghĩa trong 2 giao thức HDLC và SDLC. Trong đó, một số frame giống nhau về ý nghĩa và chỉ khác nhau về tên gọi tương ứng với 2 giao thức HDLC và SDLC (Ví dụ: UA trong HDLC và NSA trong SDLC). HDLC 75
  10. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu FRMR (FRaMe Reject): từ chối của một frame nhận do lỗi thủ tục (control field không hợp lệ, information field dài quá qui định, số thứ tự frame sai, ). Frame này được kèm với information field, có chứa các nguyên nhân của việc từ chối. UP (Unnumbered Poll): lệnh này làm cho các station nhận frame UP bắt đầu truyền. Việc kiểm tra là tùy chọn nếu bit P là 0. RSET (ReSET): reset thứ tự frame trong một hướng. Các station phát lệnh này sẽ đặt lại N(S) bắt đầu đếm từ 0, các station tiếp nhận đặt N(R) bắt đầu đếm từ 0. TEST: là các frame trao đổi giữa primary station và secondary station để kiểm tra kết nối. SDLC SNRM (Set Normal Response Mode): kích hoạt một secondary station hoạt động ở chế độ NRM; SNRM frame được sử dụng trong giai đoạn khởi đầu kết nối. Secondary station được kích hoạt và trả lời bằng một frame UA để hoàn tất. Ngược lại, nếu kích hoạt không thành công, secondary station sẽ gửi frame DM (Disconnect Mode). SIM (Set Initialization Mode): được gửi từ primary station để bắt đầu các bước quản lý kết nối trên secondary station. Các frame trên sẽ thiết lập lại chỉ số N(S) và N(R) của các station tham gia truyền nhận. RQI (ReQuest fort Initialization): được gửi từ secondary station để yêu cầu lệnh bắt đầu chế độ vận hành từ primary station. DISC (DISConnect): được sử dụng để ngắt các kết nối. DISC frame chuyển các secondary station vào trạng thái off-line, không thể phát hoặc nhận các frame I hay frame S, ngoại trừ một số loại frame U. Bên nhận gửi lại một frame UA để hoàn tất. Trong các trường hợp khác, quá trình ngắt kết nối mặc nhiên được hoàn tất sau một khoảng thời gian chờ timeout. ROL (Request On Line): được gửi từ secondary station để báo hiệu nó đang trong trạng thái ngắt kết nối. NSI (Non Sequenced Information): được sử dụng để trao đổi thông tin (trạng thái hoạt động, thông số, ) NSA (Non Sequenced Acknowledgement): xác nhận việc tiếp nhận các frame SNRM, DISC, SIM. ORP (Optional Response Poll): lệnh này làm cho các station nhận frame ORP bắt đầu truyền. Việc kiểm tra là tùy chọn nếu bit P là 0. CMDR (ComManD Reject): lệnh từ chối từ một secondary station. TEST: là các frame trao đổi giữa primary station và secondary station để kiểm tra kết nối. 6. Ví dụ HDLC hoạt động ở chế độ ABM Ví dụ mô tả giao thức HDLC hoạt động ở chế độ ABM (Asynchronous Balanced Mode), kết nối point-to-point và trao đổi dữ liệu full-duplex. Hai station được chọn là loại hỗn hợp: vừa là primary station vừa là secondary station có khả năng gửi các lệnh và trả lời tại thời điểm 77
  11. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Sử dụng các frame REJ Trạm 1 truyền frame INFO số 1 (NS = 1). Do nhiễu trên đường truyền, giả sử frame nhận được ở trạm 2 bị sai. Trạm 1 truyền frame INFO số 2 (NS = 2), giả sử frame này đến được trạm 2 và không bị sai. Trạm 2 gửi một frame REJ với NR = 1. Việc này cho thấy rằng frame 1 đã bị từ chối. Trạm 1 truyền lại tất cả các frame từ frame số 1 trở đi (bao gồm cả frame số 2). Sử dụng frame REJ Sử dụng các frame SREJ: Frame SREJ cho phép hệ thống phục hồi frame bị sai một cách hiệu quả nhất, vì nó chỉ yêu cầu truyền lại đúng frame bị sai. Trạm 1 truyền frame INFO số 1 (NS = 1). Do nhiễu trên đường truyền, giả sử frame nhận được ở trạm 2 bị sai. Trạm 1 truyền frame INFO số 2 (NS = 2), giả sử frame này đến được trạm 2 và không bị sai. Trạm 2 gửi một frame SREJ với NR = 1. Việc này cho thấy rằng frame 1 đã bị từ chối. Trạm 1 chỉ truyền lại frame số 1. Sử dụng frame SREJ 79
  12. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu Phần 3: Tiến hành thí nghiệm SV thực hiện thí nghiệm và trả lời các câu hỏi trong phần thí nghiệm, sau khi hoàn thành xong phần thí nghiệm, sinh viên nộp lại câu trả lời cho giáo viên hướng dẫn thí nghiệm. Chú ý: sinh viên kiểm tra thật kĩ các dây nối nguồn trước khi bật nguồn. Nếu xảy ra tình trạng hư hỏng các thiết bị thí nghiệm do lỗi sinh viên, toàn bộ nhóm thí nghiệm sẽ không được tiếp tục học thí nghiệm nữa. Ngày thí nghiệm: . Nhóm: 1/ 2/ 3/ . . 4/ 1. Giới thiệu Module thí nghiệm DL TC72-MP: Module DL TC72-MP cho phép mô phỏng hoạt động của các giao thức truyền thông số. Từ đó, sinh viên có thể quan sát và rút ra các đặc điểm của từng giao thức để hiểu rõ hơn hoạt động của các giao thức truyền thông thực tế. Module DL TC72-MP được mô tả như hình: Module này gồm các phần: USB port để kết nối với máy tính Hai màn hình hiển thị LCD giúp quan sát các frame dữ liệu trao đổi qua lại trong các giao thức. Các card mô phỏng giao thức và khe cắm tương ứng để kết nối với Module TC72-MP. 81
  13. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu 2. Mô phỏng giao thức HDLC hoạt động ở chế độ ABM Phần này mô phỏng giao thức HDLC hoạt động ở chế độ ABM (Asynchronous Balanced Mode), kết nối point-to-point và trao đổi dữ liệu full-duplex. Hai station được chọn là loại hỗn hợp: vừa là primary station vừa là secondary station có khả năng gửi các lệnh và trả lời tại thời điểm bất kỳ. Các bước tiến hành: 1. Kết nối module thí nghiệm DL TC72-MP với máy tính qua giao tiếp USB 2. Mở chương trình mô phỏng DLprot 3. Mở file mô phỏng HDLC hoạt động ở chế độ ABM. Dùng menu File/Open Simulation và trỏ đến file Sphdl1.sim 4. Kiểm tra giao diện GUI của chương trình DLprot, đảm bảo có kết nối giữa trình điều khiển và Module (Kiểm tra khung TC72-MP Conection Status) 5. Chọn vào nút Reset để trả về trạng thái mặc định của Module trước khi tiến hành mô phỏng. 6. Từ đây trở về sau, tại mỗi bước, sinh viên tuần tự click chọn vào phím UP trên giao diện GUI, quan sát các đèn LED và nội dung gói tin, ghi nhận kết quả và thực hiện các yêu cầu: B1: Quan sát và kiểm tra đèn LED số 1 (màu đỏ) ở Station 20 cháy sáng, báo hiệu frame số 1 được truyền từ Station 20 đến Station 10. Xác định address field, control field, info field trong frame số 1. Cho biết loại và tác dụng của frame này. Xác định giá trị của bit P/F và giải thích ý nghĩa của bit này. B2: Quan sát và kiểm tra đèn LED số 2 (màu xanh) ở Station 10 cháy sáng, báo hiệu frame số 2 được truyền từ Station 10 đến Station 20. Cho biết ý nghĩa của frame số 2. Xác định giá trị của address field, P/F bit và giải thích. B3: Quan sát và kiểm tra đèn LED số 3 (màu đỏ) ở Station 20 cháy sáng, báo hiệu frame số 3 được truyền từ Station 20 đến Station 10. Cho biết ý nghĩa của frame này. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) và giải thích. B4: Kiểm tra đèn LED số 4 tương ứng với chiều truyền của frame. Giải thích tại sao address field trong trường hợp này khác với address filed ở bước 2 dù chiều truyền của gói tin là tương tự. B5: Kiểm tra đèn LED số 5. Cho biết loại của frame truyền đi. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) và giải thích. Ghi nhận lại giá trị của info field và cho biết dữ liệu trong info field này là gì, được lấy từ đâu? 83
  14. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu B17-18: Kiểm tra đèn LED tương ứng với chiều truyền của frame. Xác định giá trị các field trong frame truyền nhận và mô tả quá trình kết thúc một kết nối trong giao thức HDLC. 7. Ghi nhận lại toàn bộ quá trình truyền dữ liệu giữa 2 Station trong mô phỏng trên 3. Mô phỏng giao thức HDLC và cơ chế sửa sai dùng frame REJ Phần này mô phỏng phương thức sửa các frame bị sai trong quá trình truyền với giao thức HDLC. Trạm thu sẽ yêu cầu trạm phát truyền lại tất cả các frame kể từ frame sai nhờ thông tin trong frame REJ. Giả sử ban đầu kết nối giữa 2 trạm đã được thiết lập và các trạm có thể trao đổi thông tin với nhau. Các bước tiến hành: 1. Mở file mô phỏng cơ chế sửa sai dùng frame REJ. Dùng menu File/Open Simulation và trỏ đến file Sphdl2.sim 2. Kiểm tra giao diện GUI của chương trình DLprot, đảm bảo có kết nối giữa trình điều khiển và Module (Kiểm tra khung TC72-MP Conection Status) 3. Chọn vào nút Reset để trả về trạng thái mặc định của Module trước khi tiến hành mô phỏng. 4. Từ đây trở về sau, tại mỗi bước, sinh viên tuần tự click chọn vào phím UP trên giao diện GUI, quan sát các đèn LED và nội dung gói tin, ghi nhận kết quả và thực hiện các yêu cầu: B1-2: Kiểm tra đèn LED tương ứng với chiều truyền của frame. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) và data ở info field trong từng trường hợp. B3: Kiểm tra đèn LED số 3. Giả sử frame số 3 này bị sai do nhiễu trong quá trình truyền. Xác định giá trị field FCS và cho biết ý nghĩa của field FCS này. B4: Kiểm tra đèn LED số 4. Giả sử frame số 4 này truyền đúng đến bên thu. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) trong frame này. 85
  15. Phòng TN Truyền số liệu Thí nghiệm Truyền Số Liệu B3: Kiểm tra đèn LED số 3. Giả sử frame số 3 này bị sai do nhiễu trong quá trình truyền. Xác định giá trị field FCS và cho biết ý nghĩa của field FCS này. B4: Kiểm tra đèn LED số 4. Giả sử frame số 4 này truyền đúng đến bên thu. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) trong frame này. B5: Kiểm tra đèn LED số 5. Cho biết loại và ý nghĩa của frame truyền đi. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) và giải thích. Dự đoán phản ứng của Station 10 khi nhận được frame số 5 này. B6: Kiểm tra đèn LED số 6. Xác định giá trị của P/F bit, N(S), N(R) của frame truyền đi. Giải thích cơ chế sửa lỗi trong trường hợp dùng frame SREJ. B7-8: Kiểm tra đèn LED tương ứng với chiều truyền của frame. Kiểm chứng quá trình sửa lỗi dùng frame SREJ. 5. Ghi nhận lại toàn bộ quá trình truyền dữ liệu giữa 2 Station trong mô phỏng trên So sánh sự giống và khác nhau giữa hai cơ chế sửa lỗi dùng frame REJ và SREJ 87