Tài liệu Vi xử lý - Chương 2: Tổ chức hệ thống vi xử lý - Phạm Hùng Kim Khánh

1. Giới thiệu
Tất cả các máy vi tính IBM họ PC hoặc các máy vi tính tương thích IBM đều sử
dụng µP Intel họ iAPX. Bảng 2.1 liệt kê các đặc tính cơ bản của một số µP của Intel
trong đó 80486 chứa một bộ điều khiển cache tích hợp và 8 KB RAM tĩnh, Pentium
chứa cache 16 KB RAM tĩnh 
pdf 22 trang thamphan 27/12/2022 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Vi xử lý - Chương 2: Tổ chức hệ thống vi xử lý - Phạm Hùng Kim Khánh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_vi_xu_ly_chuong_2_to_chuc_he_thong_vi_xu_ly.pdf

Nội dung text: Tài liệu Vi xử lý - Chương 2: Tổ chức hệ thống vi xử lý - Phạm Hùng Kim Khánh

  1. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC HỆ THỐNG VI XỬ LÝ 1. Giới thiệu Tất cả các máy vi tính IBM họ PC hoặc các máy vi tính tương thích IBM đều sử dụng µP Intel họ iAPX. Bảng 2.1 liệt kê các đặc tính cơ bản của một số µP của Intel trong đó 80486 chứa một bộ điều khiển cache tích hợp và 8 KB RAM tĩnh, Pentium chứa cache 16 KB RAM tĩnh. Bảng 2.1: Kiến trúc các µP của Intel 8 bit, 16 bit và 32 bit ĐẶC TÍNH 8080 8086 8088 80186 80188 80286 80386 386SX 486/Pentium Bus địa chỉ (số 8 16 8 16 8 16 32 16 32 bit) Đường dữ liệu 8 16 16 16 16 16 32 32 32/64 nội (số bit) Tốc độ (MHz) 2,2.6, 5,8,10 5,8 8,10, 8,10, 6,8,10, 16,20,25, 16 25-66 6.3 12.5 12.5 12.5,20 33 Thanh ghi đến 1.3 0.3 0.38 0.2 0.3 0.125 0.125 0.125 0.04 thanh ghi (µs/word) Đáp ứng 7.3 6.1 8.6 3.36 6.2 2.52 3.5 2.52 3.5 interrupt (µs) Địa chỉ bộ nhớ 64K 1M 1M 1M 1M 16M 4G 4G 4G Cách định địa 5 24 24 24 24 24 28 28 28 chỉ Coprocessor 0 8087 8087 8087 8087 80287 80287/ 80287/ On chip 80387 80387 Số thanh ghi 6 8 8 8 8 8 8 8 8 đa dụng Số thanh ghi 0 4 4 4 4 4 6 6 6 đoạn Điều khiển 8259- 8259 8259- On On 8259- 8259-A 82335 µPLD interrupt A -A A chip chip A Timer – 8253 8253 8253/ On On 8253/ 8253/5 8253/5 On chip counter /54 54 chip chip 54 4 4 2. µP 8086/8088 2.1. Mô tả 2.1.1. Định thì chu kỳ bus Mỗi chu kỳ bus bắt đầu bằng việc xuất địa chỉ bộ nhớ hoặc I/O port (chu kỳ xung nhịp T1). Với 8086 thì địa chỉ này có thể là địa chỉ bộ nhớ 20 bit, địa chỉ I/O gián tiếp 16 bit (thanh ghi DX) hay địa chỉ I/O trực tiếp 8 bit. Bus điều khiển có 4 tín hiệu tác động mức thấp là MEMR , MEMW , IOR và IOW . Phạm Hùng Kim Khánh Trang 22
  2. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý 2.1.2. Mô tả chân 1 40 2 GND VCC 39 3 AD14 AD15 38 4 AD13 A16/S3 37 5 AD12 A17/S4 36 AD11 A18/S5 6 35 7 AD10 A19/S6 34 8 AD9 BHE/S7 33 9 AD8 MN/MX 32 10 AD7 RD 31 11 AD6 HOLD (RQ/GT0) 30 AD5 HLDA (RQ/GT1) 12 29 13 AD4 WR (LOCK) 28 14 AD3 IO/M (S2) 27 15 AD2 DT/R (S1) 26 16 AD1 DEN (S0) 25 17 AD0 ALE (QS0) 24 NMI INTA (QS1) 18 23 19 INTR TEST 22 20 CLK READY 21 GND RESET 8086 Hình 2.2 – Sơ đồ chân của 8086 8086 có bus địa chỉ 20 bit, bus dữ liệu 16 bit, 3 chân nguồn và 17 chân dùng cho các chức năng điều khiển. Tuy nhiên, ta có thể dùng kỹ thuật ghép kênh thời gian (time multiplexing) để cho phép một chân có nhiều chức năng nên các chân sẽ được phân ra: - 16 chân dữ liệu và địa chỉ (AD0 ÷ AD15): các chân này sẽ là các đường địa chỉ trong trạng thái T1 và dữ liệu trong các trạng thái T2 – T4. - 4 chân địa chỉ và trạng thái - 3 chân nguồn - 17 chân định thì và điều khiển 8086 có thể hoạt động ở chế độ tối thiểu (minimum mode) hay chế độ tối đa (maximum mode). Chế độ tối thiểu chỉ dùng cho các hệ thống µP đơn giản còn chế độ tối đa dùng cho các hệ thống phúc tạp hơn giao tiếp với các bộ nhớ và I/O riêng. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 24
  3. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý ™ Trạng thái bus: Bảng 2.5: Ngõ vào trạng thái Chu kỳ CPU S2 S1 S0 0 0 0 Ghi nhận ngắt 0 0 1 Đọc I/O port 0 1 0 Ghi I/O port 0 1 1 Ngừng 1 0 0 Nhận lệnh 1 0 1 Đọc bộ nhớ 1 1 0 Ghi bộ nhớ 1 1 1 Thụ động ™ Trạng thái hàng lệnh: Bảng 2.6: QS1 QS0 Trạng thái hàng lệnh 0 0 Không hoạt động 0 1 Lấy byte đầu tiên của lệnh 1 0 Hàng rỗng 1 1 Lấy byte kế tiếp ™ Nguồn cung cấp và xung nhịp (VCC, GND và CLK): - 8086 sử dụng nguồn cấp điện +5V và có 2 chân đất. - Dòng điện cực đại là 340 mA (10 mA cho loại CMOS). - Xung nhịp dùng dạng xung chữ nhật có chu kỳ với thời gian cạnh lên và xuống nhỏ hơn 10 ns. - Tiêu hao công suất và tần số xung nhịp cực đại: ™ Các chân trạng thái trong chế độ tối đa (S0, S1 và S2 - status): Các chân này sử dụng bởi bộ điều khiển bus 8288 để tạo các tín hiệu điều khiển như bảng 2.5. ™ Các chân điều khiển bus (HOLD, HLDA, RQ/ GT0 , RQ/ GT1, LOCK ): Chế độ tối thiểu: - HOLD (giữ): ngõ vào tác động mức cao làm cho µP hở mạch tất cả các bus của nó, tách µP khỏi bộ nhớ của nó và I/O để cho phép thiết bị khác xử lý Phạm Hùng Kim Khánh Trang 26
  4. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý - Chân RD (Read): tín hiệu tác động mức thấp chỉ chiều truyền dữ liệu từ bộ nhớ hay I/O đến µP. Ta có thể kết hợp với tín hiệu này với IO/ M để tạo các tín hiệu MEMR và IOR . Nó được xuất ra trong trạng thái T2 và lấy đi trong trạng thái T4. Thiết bị bộ nhớ hay I/O giả sử là đã đặt byte hay word vào các đường dữ liệu khi RD trở về mức cao. - Chân WR (Write): tín hiệu này ngược với RD , nó xác định chiều truyền dữ liệu từ µP đến I/O hay bộ nhớ. RD 1 2 1 MEMR 3 2 1 IOR 3 2 IO/ M 1 2 1 3 IOW 2 1 MEMW 3 WR 1 2 2 Hình 2.3 – Tạo tín hiệu điều khiển bộ nhớ và I/O - Chân ALE (Address Latch Enable - cho phép chốt địa chỉ): tín hiệu ra trên chân này có thể dùng để phân kênh các đường địa chỉ, dữ liệu và trạng thái trên AD0 ÷ AD15, A16/S3 ÷ A19/S6 và BHE /S7. Mọi chu kỳ bắt đầu với xung ALE trong trạng thái T1. Địa chỉ 20 bit được bảo đảm sẽ hợp lệ khi ALE chuyển từ mức cao xuống mức thấp. - Chân DEN (Data Enable – cho phép dữ liệu): tín hiệu này được dùng với DT/ R để cho phép nối các bộ đệm hai chiều vào data bus. Nó ngăn ngừa sự tranh chấp bus bằng cách cấm các bộ đệm dữ liệu cho đến trạng thái T2 khi các đường dữ liệu / địa chỉ không còn lưu trữ địa chỉ của bộ nhớ hay I/O. - Chân DT/ R (Data transmit/receive – truyền/nhận dữ liệu): dùng để điều khiển chiều của luồng dữ liệu qua các bộ đệm (nếu có) vào bus dữ liệu của hệ thống. Khi ở mức thấp, nó chỉ thực hiện tác vụ đọc và khi ở mức cao nó chỉ thực hiện tác vụ ghi. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 28
  5. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý Tín hiệu BHE /S7 (Bus High Enable) chỉ được xuất trong trạng thái T1. Khi chân này ở mức thấp, nó sẽ chỉ AD8 ÷ AD15 liên quan đến việc truyền dữ liệu. Quá trình này có thể xảy ra đối với các truy xuất bộ nhớ, I/O hay truy xuất 1 byte dữ liệu từ địa chỉ lẻ. ™ Bus dữ liệu (AD0 ÷ AD15): 16 chân này tạo thành bus dữ liệu hai chiều. Các đường này chỉ hợp lệ trong các trạng thái T2 ÷ T4. Trong trạng thái T1, chúng giữ 16 bit thấp của địa chỉ bộ nhớ hoặc I/O. ™ Bus địa chỉ (AD0 ÷ AD15 và AD16/S3 ÷ AD19/S6): 20 chân này tương ứng với bus địa chỉ 20 bit và cho phép µP truy xuất 1 MB vị trí bộ nhớ. Các đường ra này chỉ hợp lệ trong trạng thái T1, chuyển thành các đường dữ liệu và trạng thái trong trạng thái T2 ÷ T4. ™ Chọn chế độ MX : Chân này dùng để chọn chế độ hoạt động cho 8086, nếu ở mức cao thì sẽ hoạt động ở chế độ tối thiểu còn ở mức thấp thì sẽ hoạt động ở chế độ tối đa. 2.2. Kiến trúc nội µP có khả năng thực hiện các tác vụ dữ liệu theo tập lệnh bên trong. Một lệnh được ghi nhận bằng mã đã được định nghĩa trước, gọi là mã lệnh (opcode). Trước khi thực thi một lệnh, µP phải nhận được mã lệnh từ bộ nhớ chương trình của nó. Quá trình xử lý này gọi là chu kỳ nhận lệnh (fetch cycle). Một khi các mã được nhận và được giải mã thì mạch bên trong µP có thể tiến hành thực thi (execute) mã lệnh. BIU EU ← Hàng lệnh ← Bus hệ thống Hình 2.5 – Kiến trúc nội của µP 8086 BIU (Bus Interface Unit – đơn vị giao tiếp bus) nhận các mã lệnh từ bộ nhớ và đặt chúng vào hàng chờ lệnh. EU (Execute Unit – đơn vị thực thi) sẽ giải mã và thực hiện các lệnh trong hàng. Chú ý rằng các đơn vị EU và BIU làm việc độc lập với nhau nên BIU có khả năng đang nhận một lệnh mới trong khi EU dang thực thi lệnh trước đó. Khi EU đã thực hiện xong lệnh, nó sẽ lấy mã lệnh kế tiếp trong hàng đợi lệnh (instruction queue). Phạm Hùng Kim Khánh Trang 30
  6. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý Tuy nhiên do EU giữa hai loại µP này giống nhau nên các chương trình viết cho 8086 có thể chạy được trên 8088 mà không cần thay đổi gì cả. Quá trình nhận lệnh và thực thi lệnh: 1/ BIU xuất nội dung của thanh ghi con trỏ lệnh IP (Instruction Pointer) ra bus địa chỉ để chọn byte hay word đọc vào BIU. 2/ Thanh ghi IP được tăng thêm 1 để chuẩn bị nhận lệnh kế. 3/ Khi lệnh ở trong BIU, nó được đưa sang hàng lệnh (queue). Đây là một thanh ghi lưu trữ dạng FIFO (First In First Out – Vào trước ra trước), dùng cơ chế xử lý xen kẽ liên tục các dòng mã lệnh (kỹ thuật đường ống – pipelining). 4/ Giả sử ban đầu hàng lệnh trống, EU sẽ không làm gì cả cho đến khi bắt đầu xuất hiện một lệnh trong hàng, EU sẽ lấy lệnh ra khỏi hàng và bắt đầu thực thi lệnh đó. 5/ Trong khi EU đang thực thi lệnh, BIU tiến hành nhận lệnh mới. Tuỳ theo thời gian thực thi lệnh mà BIU có thể đưa vào hàng lệnh nhiều lệnh mới trước khi EU thực hiện lệnh xong và tiếp tục lấy lệnh mới. BIU được lập trình để có thể nhận một lệnh mới bất kỳ lúc nào hàng lệnh có chỗ cho 1 byte (8088) hay 2 byte (8086). Lợi ích của phương pháp xử lý theo cơ chế pipeline là EU có thể thực thi các lệnh gần như liên tục thay vì phải đợi BIU nhận thêm lệnh mới. Nh ận Thực thi Nhận Thực thi Nhận Thực thi (a) Nhận (1) Nhận (2) Nhận (3) Đọc Nhận (4) Nhận (4) Nhận Chờ Thực thi Chờ Thực thi Thực thi Thực thi Chờ Nhận (b) (1): lệnh thực thi không cần dữ liệu trong hàng (2): lệnh thực thi cần dữ liệu trong hàng (3): lệnh nhảy (4): các lệnh bị bỏ qua do lệnh nhảy Hình 2.7 (a) µP thông thường dùng chu kỳ nhận và thực thi lệnh tuần tự (b) kiến trúc dạng pipeline của 8086/8088 cho phép thực thi các lệnh mà không bị trễ do quá trình nhận lệnh Có 3 điều kiện làm cho EU ở chế độ chờ: - Điều kiện thứ nhất xảy ra khi lệnh cần truy xuất đến một vị trí bộ nhớ không ở trong hàng. BIU phải treo quá trình nhận lệnh và xuất ra địa chỉ của ô nhớ này. Sau khi truy xuất bộ nhớ, EU có thể tiếp tục quá trình thực thi lệnh từ hàng lệnh và BIU có thể tiếp tục đưa các lệnh vào hàng. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 32
  7. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý AH MUL, IMUL (toán hạng nguồn kích thước byte) DIV, IDIV (toán hạng nguồn kích thước byte) CBW (đổi sang word) BX XLAT CX LOOP, LOOPE, LOOPNE Các phép toán string với tiếp dầu ngữ REP CL RCR, RCL, ROR, ROL (quay với số đếm byte) SHR, SAR, SAL (dịch với số đếm byte) DX MUL, IMUL (toán hạng nguồn kích thước word) DIV, IDIV (toán hạng nguồn kích thước word) AX (ACC – Accumulator): thanh ghi tích luỹ BX (Base): thanh ghi cơ sở CX (Count): đếm DX (Data): thanh ghi dữ liệu 2.3.2. Các thanh ghi chỉ số và con trỏ Bao gồm các thanh ghi 16 bit SP, BP, SI và DI, thường chứa các giá trị offset (độ lệch) cho các phần tử định địa chỉ trong một phân đoạn (segment). Chúng có thể được sử dụng trong các phép toán số học và logic. Hai thanh ghi con trỏ (SP – Stack Pointer và BP – Base Pointer) cho phép truy xuất dễ dàng đến các phần tử đang ở trong ngăn xếp (stack) hiện hành. Các thanh ghi chỉ số (SI – Source Index và DI – Destination Index) được dùng để truy xuất các phần tử trong các đoạn dữ liệu và doạn thêm (extra segment). Thông thường, các thanh ghi con trỏ liên hệ đến đoạn stack hiện hành và các thanh ghi chỉ số liên hệ đến doạn dữ liệu hiện hành. SI và DI dùng trong các phép toán chuỗi. 2.3.3. Các thanh ghi đoạn Bao gồm các thanh ghi 16 bit CS (Code segment), DS (Data segment), SS (stack segment) và ES (extra segment), dùng để định địa chỉ vùng nhớ 1 MB bằng cách chia thành 16 đoạn 64 KB. Tất cả các lệnh phải ở trong đoạn mã hiện hành, được định địa chỉ thông qua thanh ghi CS. Offset (độ lệch) của mã được xác định bằng thanh ghi IP. Dữ liệu chương trình thường được đặt ở đoạn dữ liệu, định vị thông qua thanh ghi DS. Stack định vị thông qua thanh ghi SS. Thanh ghi đoạn thêm có thể sử dụng để định địa chỉ các toán hạng, dữ liệu, bộ nhớ và các phần tử khác ngoài đoạn dữ liệu và stack hiện hành. 2.3.4. Các thanh ghi điều khiển và trạng thái Thanh ghi con trỏ lệnh IP (Instruction Pointer) giống như bộ đếm chương trình (Program Counter). Thanh ghi điều khiển này do BIU quản lý nhằm lưu trữ offset từ bắt đầu đoạn mã đến lệnh thực thi kế tiếp. Ta không thể xử lý trực tiếp trên thanh ghi IP. Thanh ghi cờ (Flag register) hay từ trạng thái 16 bit chứa 3 bit điều khiển (TF, IF và DF) và 6 bit trạng thái (OF, SF, ZF, AF, PF và CF) còn các bit còn lại mà 8086/8088 không sử dụng thì không thể truy xuất được. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 34
  8. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý có thể đọc word có địa chỉ lẻ bằng cách thực hiện 2 chu kỳ đọc bộ nhớ: một chu kỳ đọc byte thấp và một chu kỳ đọc byte cao. Điều này sẽ làm chậm tốc độ xử lý. Đối với 8088 thì do bus dữ liệu 8 bit nên dù word có địa chỉ chẵn hay lẻ, nó cũng cần phải thực hiện 2 chu kỳ đọc hay ghi bộ nhớ và giao tiếp với bộ nhớ như một bank. Byte 1048574 Byte 1048575 Byte 1048575 Byte 1048572 Byte 1048573 Byte 1048574 Byte 2 Byte 3 Byte 3 Byte 0 Byte 1 Byte 2 Đọc lần 2 Byte 1 Đọc lần 1 Byte 0 Word dữ liệu 16 bit Hình 2.9 – Đọc word địa chỉ chẵn và địa chỉ lẻ Ngoài ra bộ nhớ cũng chia thành 16 khối, mỗi khối có kích thước 64 KB, bắt đầu ở địa chỉ 00000h và kết thúc ở FFFFFh. Địa chỉ bắt đầu mỗi khối sẽ tăng lên 1 ở số hex có ý nghĩa nhiều nhất khi thay đổi từ khối này sang khối kia. Ví dụ như khối 00000h → 10000h → 20000h FFFFFh FFFFFh Dự trữ FFFFBh F0000h Dành riêng FFFF0h 0007Fh Dự trữ 20000h 10000h 00013h Dành riêng 00000h 00000h Hình 2.10 – Bảng bộ nhớ cho 8086/8088 Phạm Hùng Kim Khánh Trang 36
  9. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý ™ Địa chỉ logic và địa chỉ vật lý: Các địa chỉ trong một đoạn thay đổi từ 0000h ÷ FFFFh, tương ứng với chiều dài đoạn là 64 KB. Một địa chỉ trong một đoạn được gọi là địa chỉ logic hay offset. Ví dụ như địa chỉ logic 0010h của đoạn mã trong hình 2.11 sẽ có địa chỉ thật sự là 28000h + 0010h = 28010h. Địa chỉ này gọi là địa chỉ vật lý. Như vậy, địa chỉ vật lý chính là địa chỉ thật sự xuất hiện ở bus địa chỉ, nó có chiều dài 20 bit còn địa chỉ logic là độ lệch (offset) từ vị trí 0 của một đoạn cho trước. VD: Giả sử xét các đoạn như hình 2.11. Địa chỉ vật lý tương ứng với địa chỉ logic 1000h trong đoạn stack là: 29000h + 1000h = 2A000h Địa chỉ vật lý tương ứng với địa chỉ logic 2000h trong đoạn mã là: 28000h + 2000h = 2A000h Ta thấy rằng có thể địa chỉ vật lý trùng nhau khi địa chỉ logic khác nhau nghĩa là một địa chỉ vật lý có thể có nhiều địa chỉ logic khác nhau. Để chỉ địa chỉ logic 1000h trong đoạn mã, ta dùng ký hiệu CS:1000h. Tương tự như vậy cho các đoạn khác, nghĩa là địa chỉ logic 1111h trong đoạn dữ liệu sẽ là DS:1111h. Mọi lệnh tham chiếu bộ nhớ sẽ có một thanh ghi đoạn mặc nhiên. Thanh ghi IP cung cấp địa chỉ offset khi truy xuất đến đoạn mã và BP cho đoạn stack. Ví dụ như IP = 1000h và CS = 2000h thì BIU sẽ truy xuất đến địa chỉ 20000h + 1000h = 21000h và nhận byte tại vị trí này. Bảng 2.9: Tham chiếu bộ nhớ Đoạn mặc nhiên Đoạn khác Offset Nhận lệnh CS Không IP Tác vụ stack SS Không SP Dữ liệu tổng quát DS CS,ES,SS Địa chỉ hiệu dụng Nguồn của string DS CS,ES,SS SI Đích của string ES Không DI BX dùng làm con trỏ DS CS,ES,SS Địa chỉ hiệu dụng BP dùng làm con trỏ SS CS,ES,SS Địa chỉ hiệu dụng VD: Ta sử dụng lệnh MOV [BP],AL với BP = 2C00h. Ở đây BP dùng làm con trỏ nên dùng đoạn stack. Giả sử các phân đoạn như hình 2.11 thì địa chỉ vật lý sẽ là 29000h + 2C00h = 2BC00h ™ Định nghĩa các vị trí bộ nhớ: Thông thường ít khi nào ta cần biết đến địa chỉ vật lý của một vị trí bộ nhớ mà ta chỉ quan tâm đến địa chỉ logic của nó mà thôi. Lý do là vì địa chỉ vật lý còn phải phụ thuộc vào nội dung của các thanh ghi đoạn ngay cả khi địa chỉ logic giữ không đổi như đã xét ở trên. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 38
  10. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý Bảng 2.10: Thanh ghi Mã W = 1 W = 0 000 AX AL 001 CX CL 010 DX DL 011 BX BL 100 SP AH 101 DI CH 110 BP DH 111 SI BH 2 bit mod và 3 bit R/M (Register / Memory) dùng để xác định chế độ địa chỉ cho các toán hạng của lệnh. Bảng 2.11: MOD 11 00 01 10 R/M W = 1 W = 0 000 [BX]+[SI] [BX]+[SI]+addr8 [BX]+[SI]+addr16 AX AL 001 [BX]+[DI] [BX]+[DI]+addr8 [BX]+[DI]+addr16 CX CL 010 [BP]+[SI] [BP]+[SI] +addr8 [BP]+[SI] +addr16 DX DL 011 [BP]+[DI] [BP]+[DI] +addr8 [BP]+[DI] +addr16 BX BL 100 [SI] [SI] +addr8 [SI] +addr16 SP AH 101 [DI] [DI] +addr8 [DI] +addr16 BP CH 110 addr16 [BP] +addr8 [BP] +addr16 SI DH 111 [BX] [BX] +addr8 [BX] +addr16 DI BH Tổng quát, 8086/8088 có khoảng 300 tác vụ có thể có trong tập lệnh của nó. Mỗi lệnh kéo dài từ 1 đến 6 byte. Từ ví dụ trên, ta thấy mã lệnh có các vùng: - Vùng mã lệnh (opcode): chứa mã lệnh của lệnh sẽ thực thi - Vùng thanh ghi (reg): chứa các thanh ghi sẽ thực hiện (bảng 2.10) - Vùng chế độ (mod): (bảng 2.11) 00: toán hạng bộ nhớ trực tiếp nếu R/M = 110, ngược lại là toán hạng gián tiếp 01: toán hạng gián tiếp, độ dời 8 bit 10: toán hạng gián tiếp, độ dời 16 bit 11: sử dụng 2 thanh ghi, vùng R/M sẽ là vùng Reg - Vùng thanh ghi / bộ nhớ R/M (Reg/Mem): (bảng 2.11) Phạm Hùng Kim Khánh Trang 40
  11. Tài liệu vi xử lý Tổ chức hệ thống vi xử lý - (8): địa chỉ bộ nhớ là tổng của thanh ghi chỉ số, thanh ghi nền và độ dời trong lệnh - (9): địa chỉ nguồn bộ nhớ là thanh ghi SI trong đoạn dữ liệu và địa chỉ đích bộ nhớ là thanh ghi DI trong đoạn thêm 4.1. Định địa chỉ tức thời Các lệnh dùng cách định địa chỉ tức thời lấy dữ liệu trong lệnh làm một phần của lệnh. Trong cách này, dữ liệu sẽ được chứa trong đoạn mã thay vì trong đoạn dữ liệu. Dữ liệu cho lệnh MOV AX,1000h được cung cấp tức thời sau mã lệnh B8. Chú ý rằng trong mã đối tượng byte dữ liệu cao đi sau byte dữ liệu thấp. Cách định địa chỉ tức thời thường dùng để nạp một thanh ghi hay vị trí bộ nhớ với các dữ liệu ban đầu. Sau đó, các lệnh kế tiếp sẽ làm việc với các dữ liệu này. Tuy nhiên, cách định địa chỉ này không sử dụng được cho các thanh ghi đoạn. 4.2. Định địa chỉ thanh ghi Một số lệnh chỉ làm công việc chuyển dữ liệu giữa các thanh ghi của µP. Ví dụ như MOV DX,CX sẽ chuyển dữ liệu từ thanh ghi CX vào thanh ghi DX. Ở đây ta không cần thực hiện tham chiếu bộ nhớ. Ta có thể kết hợp cách định địa chỉ tức thời và định địa chỉ thanh ghi để nạp dữ liệu cho các thanh ghi đoạn. VD: MOV AX, 1000h MOV CS,AX Sau khi thực hiện 2 lệnh này, giá trị của thanh ghi CS sẽ là 1000h. 4.3. Định địa chỉ trực tiếp Ngoài 2 cách định địa chỉ trên, tất cả các cách định địa chỉ còn lại cho trong bảng 2.6 đều cần phải truy xuất đến bộ nhớ với ít nhất một toán hạng. Trong cách định địa chỉ trực tiếp, địa chỉ bộ nhớ được cung cấp trực tiếp như là một phần của lệnh. Ví dụ như lệnh MOV AH,[1000h] sẽ đưa nội dung chứa trong ô nhớ DS:1000h vào thanh ghi AH hay lệnh MOV [2000h],AX sẽ đưa nội dung chứa trong AX vào 2 ô nhớ liên tiếp DS:2000h và DS:2001h 4.4. Định địa chỉ truy xuất bộ nhớ gián tiếp Các cách định địa chỉ trực tiếp sẽ thuận lợi cho các truy xuất bộ nhớ không thường xuyên. Tuy nhiên, nếu một ô nhớ cần phải truy xuất nhiều lần trong một chương trình thì quá trình nhận địa chỉ (2 byte) sẽ phải thực hiện nhiều lần. Điều này sẽ không hiệu quả. Để giải quyết vấn đề này, ta thực hiện lưu trữ địa chỉ của ô nhớ cần truy xuất trong một thanh ghi con trỏ, chỉ số hay thanh ghi cơ sở (BX, BP, SI hay DI). Ngoài ra, ta có thể sử dụng độ dời bù 2 bằng cách cộng vào các thanh ghi để dời đi so với vị trí được các thanh ghi chỉ đến. Phạm Hùng Kim Khánh Trang 42