Bài giảng Điện tử số - Mạch dao động tạo xung sử dụng IC 555

1. Mạch dao động
Mạch dao động là mạch mạch dao động sử dụng các linh kiện để phát
ra tín hiệu xung dao động cụ thể để điều khiển thiết bị. Có nhiều dạng
tín hiệu xung được phát ra từ mạch dao động, như xung sine , xung
vuông , xung tam giác…..
2. Mạch dao động tạo xung vuông:
Có nhiều cách thiết kế mạch để tạo xung vuông như thiết kế mạch
dùng Transistor , thiết kế mạch dùng Opam, …
Ở đây,chọn thiết kế mạch dao động tạo xung vuông dùng ICNE555N 
pdf 10 trang thamphan 29/12/2022 900
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Điện tử số - Mạch dao động tạo xung sử dụng IC 555", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dien_tu_so_mach_dao_dong_tao_xung_su_dung_ic_555.pdf

Nội dung text: Bài giảng Điện tử số - Mạch dao động tạo xung sử dụng IC 555

  1. Nguyenvanbientbd47@gmail.com MẠCH DAO DỘNG MẠCH DAO ĐỘNG TẠO XUNG SỬ DỤNG IC 555 1. Mạch dao động Mạch dao động là mạch mạch dao động sử dụng các linh kiện để phát ra tín hiệu xung dao động cụ thể để điều khiển thiết bị. Có nhiều dạng tín hiệu xung được phát ra từ mạch dao động, như xung sine , xung vuông , xung tam giác 2. Mạch dao động tạo xung vuông: Có nhiều cách thiết kế mạch để tạo xung vuông như thiết kế mạch dùng Transistor , thiết kế mạch dùng Opam, Ở đây,chọn thiết kế mạch dao động tạo xung vuông dùng ICNE555 N . Theo như sơ đồ khối sau đây. Dựa vào sơ đồ khối ta có thể nhận ra rằng để tạo được xung vuông ta chỉ cần IC 555 và 1 số linh kiện phổ biến như R,C. 3. lý do chọn mạch tạo xung vuông sử dụng IC NE555 N: - IC NE555 N rất phổ biến ,dễ tìm - Mạch tạo xung dùng IC này rất dễ làm, dễ giải thích ,dễ hiểu nguyên lý làm việc của nó. 1
  2. Nguyenvanbientbd47@gmail.com MẠCH DAO DỘNG 5. cấu tạo bên trong và nguyên tắc hoạt động của IC 555 a. cấu tạo: Về bản chất thì IC 555 là 1 bộ mạch kết hợp giữa 2 con Opamp , 3 điện trở , 1 con transistor, và 1 bộ Fipflop(ở đây dùng FFRS ) - 2 OP-amp có tác dụng so sánh điện áp - Transistor để xả điện. - Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn 2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset b.Giải thích sự dao động: 3
  3. Nguyenvanbientbd47@gmail.com MẠCH DAO DỘNG * Tụ C tiếp tục "XẢ" từ điện áp 2Vcc/3 > Vcc/3: - Lúc này, V+1 Q, /Q sẽ giứ trạng thái trước đó (Q=0, /Q=1). - Transistor vẫn dẫn ! * Tụ C xả qua ngưỡng Vcc/3: - Lúc này V+1 > V-1. Do đó O1 = 1. - V+2 Q = 1, /Q (Q đảo) = 0. - Q = 1 > Ngõ ra = 1. - /Q = 0 > Transistor không dẫn -> chân 7 không = 0V nữa và tụ C lại được nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3. * Quá trình lại lặp lại. Kết quả: Ngõ ra OUT có tín hiệu dao động dạng sóng vuông, có chu kỳ ổn định Nhận xét: - Vậy, trong quá trình hoạt động bình thường của 555, điện áp trên tụ C chỉ dao động quanh điện áp Vcc/3 -> 2Vcc/3. - Khi nạp điện, tụ C nạp điện với điện áp ban đầu là Vcc/3, và kết thúc nạp ở thời điểm điện áp trên C bằng 2Vcc/3.Nạp điện với thời hằng là (Ra+Rb)C. - Khi xả điện, tụ C xả điện với điện áp ban đầu là 2Vcc/3, và kết thúc xả ở thời điểm điện áp trên C bằng Vcc/3. Xả điện với thời hằng là Rb.C. - Thời gian mức 1 ở ngõ ra chính là thời gian nạp điện, mức 0 là xả điện. 6. cơ sở lý thuyết và phương pháp tính các giá trị trong mạch: Để tính chu kỳ dao động T của 1 mạch dao động tạo xung ta cần phải tính được thời gian ngưng dẫn của tụ khi nạp và xả. Ta có sơ đồ mạch đơn giản để tính thời gian ngưng dẫn khi tụ nạp xả 5
  4. Nguyenvanbientbd47@gmail.com MẠCH DAO DỘNG Như vậy chu kỳ của tín hiệu sẽ là : T = Tn+Tx T = 0.693*(R1+2*R2)*C2 7. Trong bài toán thiết kế mạch thực tế: Giả sử ta chọn tần số dao động của mạch là F =1,5 (KHz), chọn C2 = 10nF, R1=R2 Khi đó , Tn = 2Tx => T =3Tx, với T=1/F Tx = T/3 = 1/3F=/(3*1,5Khz) = 0.693*R2*10nF  R2 = 32.2 kohm  Chọn R2 = 33 Kohm (sai số 5%) và R2 = 33 Kohm(sai số 5%) Ta có : F=1/T = 1/(0,693*(R1+2*R2)*C1) R3 chỉ là tải giả mắc vào chân 3 của NE555 để mô phỏng, chọn khoảng vài kilo Ohm là được - R5 cũng là điện trở điệm ngã ra của NE555 với ngã vào của C1815, ngăn ngừa trường hợp con C1815 có vấn đê chọn khoảng vài trăm Ohm cũng được - C1815 là trans đệm (buffer) ngã ra, thường lắp theo kiểu cực thu chung (CC), đặc điểm của cách lắp này cho ta trở kháng ngã (ri) vào rất lớn, R4 (RE) chọn sao cho trở kháng ngã vào của nó đủ lớn để khi ta ghép các tầng phía sau C1815 sẽ không ảnh hưởng đến các tham số của mạch LM555, thường khoảng vài trăm kilo Ohm. Công thức tính tải: kết luận: nếu muốn thay đổi độ lớn tần số dao động của mạch thì chỉ cần thay đổi giá trị của Ra,Rb hoặc của C1. Tuy nhiên Nếu chỉ thay đổi giá trị R1 (hoặc R2) không thôi, thì tần số (F) cũng như độ rộng xung (Duty cycle) sẽ bị thay đổi cùng lúc. + Muốn thay đổi tần số (giữ nguyên độ rộng xung) thì R1 và R2 phải được thay đổi cùng lúc (cùng tăng hoặc cùng giảm một giá trị như nhau) + Muốn thay đổi độ rộng xung (giữ nguyên tần số) thì R1 và R2 phải được thay đổi cùng lúc nhưng có chiều ngược lại (khi R1 tăng thì R2 phải giảm cùng một giá trị như nhau) thiết kế như sau: 7
  5. Nguyenvanbientbd47@gmail.com MẠCH DAO DỘNG Hình minh họa quá trình nạp xả cho tụ C2 Ngõ out tại chân số 6 cho ra xung tam giác(hơi bị răng cưa chứ xường xung không thẳng) Tương tự ngõ out tại TST cũng cho ra xung gần giống như tại chân số 6(cái này làm chưa đạt yêu cầu vì theo lý thuyết thì khi qua C1815 thì xung xẽ trơn hơn, cạnh xung sẽ thẳng hơn nhưng trong mạch thì cạnh xung ra tại C1815 không thẳng ???? ) Dạng xung tại ngõ out(3): 9