Bài giảng môn Sinh học đại cương - Chương 5: Sinh học động vật
a. Biểu mô
Các tế bào biểu mô thường được chia làm 3 loại:
•Tế bào lát có dạng đĩa mỏng, dẹp
•Tế bào khối có dạng hình khối (quan sát trên lát cắt dọc) hoặc hình lục giác (quan sát trên lát cắt ngang)
•Tế bào trụ có dạng hình chữ nhật (quan sát lát cắt ngang).
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Sinh học đại cương - Chương 5: Sinh học động vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- bai_giang_mon_sinh_hoc_dai_cuong_chuong_5_sinh_hoc_dong_vat.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Sinh học đại cương - Chương 5: Sinh học động vật
- Chương 5: Sinh học động vật 1. Tổ chức cơ thể động vật 1.1. Cấu trúc tế bào, mô 1.2. Các hệ cơ quan 2. Quá trình trao đổi và chuyển hoá vật chất 2.1. Tiêu hoá 2.2. Hô hấp 2.3. Bài tiết 2.4. Tuần hoàn 2.5. Trao đổi năng lượng 3. Quá trình sinh sản 3.1. Cơ quan sinh dục 3.2. Các hình thức sinh sản
- a. Biểu mô Các tế bào biểu mô thường được chia làm 3 loại: • Tế bào lát có dạng đĩa mỏng, dẹp • Tế bào khối có dạng hình khối (quan sát trên lát cắt dọc) hoặc hình lục giác (quan sát trên lát cắt ngang) • Tế bào trụ có dạng hình chữ nhật (quan sát lát cắt ngang).
- Biểu mô lát đơn ➢Có ở vùng túi khí của phổi, thận, bao tim, mạch máu và mạch bạch huyết ➢Cho phép các vật chất đi qua bằng cách thẩm thấu và lọc
- Biểu mô cột đơn ➢Hiện diện ở ống tiêu hoá, túi mật và ống tiết của một vài tuyến ➢Hấp thu và tiết enzym
- Biểu mô trụ tầng giả ➢Hiện diện ở vùng phế quản, tử cung ➢Đẩy dịch nhầy hoặc tế bào sinh sản bằng các lông mao
- Tế bào mô mỡ ➢Có ở quanh thận, dưới da, trong xương, trong ổ bụng, tuyến vú ➢Cung cấp năng lượng, bảo vệ thân nhiệt, chống đỡ và bảo vệ các cơ quan
- Mô liên kết mềm ➢Có nhiều bên dưới biểu mô ➢Bao quanh và làm đệm cho các cơ quan
- Sụn trong ➢Hình thành từ phôi bào, bao bọc các đầu xương, khí quản, hầu, mũi ➢Bảo vệ và gia cố cho các cơ quan trên
- Sụn liên kết ➢Đĩa sụn giữa các đốt sống, đầu gối và mu ➢Hấp thu và giảm các chấn động
- Tỉ lệ các thành phần trong máu
- Các loại tế bào bạch cầu của máu
- • Bạch cầu là những tế bào máu có nhân có hình dáng biến đổi và di động được. Bạch cầu có vai trò rất quan trọng trong cơ chế bảo vệ cơ thể thông qua chức năng thực bào và các phản ứng miễn dịch. Số lượng bạch cầu ít hơn rất nhiều so với hồng cầu và số lượng này thường ổn định. Số lượng bạch cầu khác nhau ở các loài và thay đổi phụ thuộc vào điều kiện bệnh lý, sinh lý. • Ở người bình thường có khoảng 6000 – 8000 bạch cầu/mm3 máu. Ở heo có khoảng 20.000 bạch cầu/mm3 máu, ở trâu: 13.000 bạch cầu/mm3 máu, ở gà: 30.000 bạch cầu/mm3.
- Mô cơ xương ➢Tham gia vào sự di chuyển và vận động của cơ thể
- Mô cơ trơn ➢Có ở vách các cơ quan rỗng ➢Đẩy các dưỡng chất cũng như các chất bài tiết
- Mô cơ tim ➢Hiện diện ở thành tim ➢Co bóp và đẩy dòng máu từ tim vào hệ tuần hoàn
- Mô thần kinh ➢Các tế bào thần kinh dễ dàng thu nhận kích thích và dẫn truyền xung động rất nhanh. ➢Mỗi tế bào có cấu tạo gồm một thân tế bào có chứa nhân và một hoặc nhiều phần kéo dài gọi là các sợi
- 2. Các hệ cơ quan Các hệ cơ quan chính và chức năng chung của chúng được tóm tắt như sau: 1. Hệ tiêu hóa: xử lý và hấp thu các chất dinh dưỡng 2. Hệ hô hấp: có vai trò trong quá trình trao đổi khí, thu nhận oxy và thải CO2 3. Hệ tuần hoàn: là hệ thống chuyên chở bên trong của động vật 4. Hệ bài tiết: phóng thích các chất thải do sự chuyển hóa, điều hòa các thành phần hóa học của dịch cơ thể.
- Quá trình trao đổi và chuyển hoá Các sinh vật dị dưỡng (trong đó có con người) không thể tự tạo ra những hợp chất cao năng lượng từ các nguyên liệu vô cơ. Chúng phải thu nhận các chất giàu năng lượng có sẵn để duy trì và tăng trưởng
- Các giai đoạn của quá trình tiêu hoá Giai đoạn đầu tiên của quá trình tiêu hóa là sự thu nhận thức ăn (ingestion). Giai đoạn thứ hai là sự tiêu hóa (digestion). Ðó là quá trình phá vỡ thức ăn thành những phân tử nhỏ đủ cho cơ thể hấp thu. Giai đoạn thứ ba là sự hấp thu (absorption), các tế bào động vật thu nhận các phân tử nhỏ nhu acid amin, đường đơn, acid béo từ các ngăn tiêu hóa. Sau cùng, sự thải bã (elimination) xảy ra, các vật liệu không tiêu hóa được đưa ra khỏi các ngăn tiêu hóa.
- Hệ tiêu hoá của lớp cá
- Hệ tiêu hoá của bò sát (Trực tràng)
- Hệ tiêu hóa của động vật nhai lại (ruminant)
- Sơ đồ hệ tiêu hóa ở người
- (Amidan) (Lưỡi gà) (Vòm miệng) (Amidan) (Nắp thanh quản) (Khí quản)
- Bề mặt hô hấp Các kiểu bề mặt hô hấp ở động vật A. Da B. Mang C. Ống khí D. Phổi
- Mang cá Mang là phần uốn cong ra ngoài của bề mặt cơ thể được chuyên hóa cho sự trao đổi khí. Cá xương, mang được thông khí liên tục bởi một dòng nước liên tiếp đi vào miệng, thông qua khe ở hầu, thổi qua mang và sau đó thoát ra ở phía sau của nắp mang. Vì nước có ít oxy trên một đơn vị thể tích hơn không khí nên cá phải dành một số năng lượng nhất định cho sự thông khí ở mang.
- Hệ thống ống khí ở côn trùng
- Phổi • Ngược với hệ thống ống khí được phân nhánh khắp cơ thể côn trùng, phổi chỉ được giới hạn trong một vùng. Vì bề mặt hô hấp của phổi không tiếp xúc trực tiếp với tất cả các phần khác của cơ thể nên cần hệ tuần hoàn chuyên chở từ phổi đến các phần còn lại của cơ thể. Phổi có một mạng lưới dầy đặc các mao mạch nằm ngay dưới lớp biểu mô tạo thành bề mặt hô hấp.
- Sơ đồ tiến hoá của phổi
- Trao đổi khí ở phổi người • Không khí đi vào phổi qua một hệ thống ống phân nhánh. Khí đi vào hệ thống này qua mũi, chúng được lọc bởi các lông mũi, được sưởi ấm, làm ẩm ướt khi đi qua xoang mũi. Xoang mũi dẫn vào hầu rồi đến thanh quản có vách bằng sụn. Ở người thanh quản còn là cơ quan phát âm.
- Trao đổi khí ở phổi người • Cuối cùng các phế quản nhỏ nhất đi vào các phế nang. Lớp biểu mô mỏng của hàng triệu phế nang trong phổi giữ vai trò như một bề mặt hô hấp. Trong không khí đi vaò phế nang theo đường hô hấp sẽ hòa tan trong lớp màng ẩm và khuếch tán qua biểu mô đi vào lưới mao mạch chung quanh các phế nang. CO2 khuếch tán từ các mao mạch qua biểu mô của phế nang rồi đi vào không khí.
- Hệ bài tiết Ở người, thận là một cặp cơ quan hình hạt đậu dài khoảng 10cm.
- Thận có hai vùng riêng biệt: một vùng vỏ bên ngoài và một vùng tủy bên trong. Nằm trong cả hai vùng là các ống bài tiết có kích thước hiển vi gọi là các ống thận, kết hợp với nhiều mao mạch . Ðơn vị chức năng của thận là ống thận. Ống thận gồm có một khối cầu của các mao mạch gọi là quản cầu và một ống dài cuộn xoắn. Ðầu tận cùng của ống hình thành một cơ quan gọi là nang Bowmann, bọc quanh quản cầu.
- Huyết áp đẩy máu, nước, urê, muối và các chất nhỏ hòa tan khác từ máu trong quản cầu đi vào lòng ống của nang Bowmann. Chất dịch bên trong ống của ống thận được gọi là dịch lọc. Từ nang Bowmann, dịch lọc đi ngang qua 3 vùng của ống thận: ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa. Ống lượn xa đổ vào ống góp chung. Ống này nhận dịch lọc từ nhiều ống thận khác nhau. Nhiều ống góp chung của thận đổ vào trong bể thận
- Bài tiết và tái hấp thu
- • Từ các mao mạch, máu đi qua các tĩnh mạch nhỏ, vào tĩnh mạch phổi (pulmonary vein) chạy về tim. • Bốn tĩnh mạch phổi đổ vào buồng trên bên trái của tim gọi là tâm nhĩ trái (left atrium). • Từ tâm nhĩ trái, máu đi qua van hai lá (bicuspid valve) vào tâm thất trái (left ventricle) Như vậy tâm thất trái chứa máu giàu Oxy • Khi co bóp, nó đẩy máu qua van bán nguyệt (aortic semilunar valve) vào động mạch chủ (aorta) để phân bố máu đến các động mạch cung cấp cho tất cả các phần của cơ thể
- Hoạt động của tim
- Quá trình sinh sản Có hai phương thức sinh sản ở động vật: • Sinh sản vô tính (asexual reproduction) là sự tạo thành cá thể con mà bộ gen của chúng chỉ thừa hưởng từ một cá thể bố hoặc mẹ, không có sự phối hợp giữa tinh trùng và trứng. Sự sinh sản vô tính hoàn toàn dựa trên sự phân bào nguyên phân. • Sinh sản hữu tính (sexual reproduction) ở động vật là sự tạo thành cá thể con do sự phối hợp giữa hai giao tử đơn bội (tinh trùng và trứng) để tạo thành một hợp tử lưỡng bội. – Các giao tử được thành lập bằng cách giảm phân, và sinh sản hữu tính thường bao gồm hai cá thể bố và mẹ, cả hai cùng góp phần vào bộ gen của cá thể con.
- Sinh sản vô tính (asexual reproduction) • Nhiều động vật không xương sống có thể sinh sản vô tính bằng cách phân đôi (fission) • Một cá thể ban đầu phân chia thành hai hoặc nhiều cá thể có kích thước gần bằng nhau • Một số khác như thủy tức nước ngọt sinh sản bằng cách nảy chồi (budding) tạo ra các cá thể con. • Các cá thể con có thể tách khỏi bố mẹ hoặc vẫn còn dính với cá thể ban đầu, tạo thành tộc đoàn
- Ống sinh dục của nam giới (nhìn từ phía trước)
- Ống sinh dục của nữ giới A. Nhìn từ phía trước B. Nhìn từ bên
- Sự động dục ở động vật • Sự thay đổi đều đặn trong việc tiết các hormone kích tuyến sinh dục ở giới cái của hầu hết các loài thú dẫn đến chu kỳ động dục. Ðó là những thay đổi có tính chu kỳ trong ống sinh dục và trong sự ham muốn sinh dục. Giới cái sẽ chấp nhận cho con đực giao phối chỉ trong một giai đoạn ngắn của chu kỳ, gần thời điểm rụng trứng khi lớp màng nhầy tử cung dầy nhất và ham muốn sinh dục cao nhất. • Nhiều loài thú chỉ có một hoặc vài chu kỳ động dục trong một năm.
- Chu kỳ phát triển của trứng
- Sự phát triển của phôi
- Cấu tạo hệ nội tiết
- TỔ CHỨC CỦA HỆ THẦN KINH • Tế bào thần kinh (neuron) là đơn vị chức năng của hệ thần kinh. Chúng được chuyên hóa cho việc truyền các tín hiệu từ một phần này đến một phần khác của cơ thể. • Mỗi tế bào thần kinh đều gồm có ba phần: nhiều sợi nhánh, một thân tế bào và một sợi trục. Các sợi nhánh là phần kéo dài của tế bào chất, tiếp nhận các kích thích đi vào thân tế bào.Thân tế bào tương đối lớn, chứa nhân và các bào quan. Thông tin được tổng hợp trong thân tế bào sau đó được chuyển đến sợi trục. • Sợi trục thường rất dài, dẫn truyền thông tin đến sợi nhánh của một tế bào thần kinh kế cận hoặc đến cơ quan hiệu ứng (cơ hoặc tuyến).
- Cơ quan Cấu trúc tai cảm giác
- Hoạt động của vị giác và khứu giác